Kinh tế | 30/03/2022
Sức mua của đồng tiền là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng tới sức mua của đồng tiền?
Sức mua là đặc trưng của tiền tệ mọi quốc gia. Nằm trong lĩnh vực kinh tế tài chính, sức mua của đồng tiền thay đổi thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Vậy sức mua của đồng tiền là gì? Điều gì ảnh hưởng đến sức mua đồng tiền? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Sức mua của đồng tiền là gì?
Nó được biểu hiện dựa trên số lượng hàng hóa, dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ có thể mua được. Số lượng hàng hóa mua được càng nhiều thì sức mua đồng tiền đó càng lớn và ngược lại.
Vi dụ, vào năm 2015, 100.000đ có thể mua được 3kg thịt. Tuy nhiên, đến năm 2022, 100.000đ chỉ có thể mua được 2kg thịt. Vậy sức mua của Việt Nam đồng đã bị giảm đi.
Những điều bạn cần lưu ý về sức mua của đồng tiền
Sức mua thường có xu hướng suy giảm, tương ứng với với tỷ lệ lạm phát hàng năm. Điều này nghĩa là dù không tiêu gì thì giá trị của đồng tiền trong ví bạn vẫn đang “bốc hơi” từng ngày.
Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ về sức mua đồng tiền để có kế hoạch giải quyết phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể hạn chế ảnh hưởng xấu từ giá trị của đồng tiền:
- Hạn chế để nhiều tiền mặt trong két, hãy mang gửi ngân hàng. Phương thức này không những an toàn mà còn giúp bạn nhận được tiền lãi hàng tháng, giảm bớt các ảnh hưởng từ lạm phát.
- Hãy mang tiền đi đầu tư sinh lời. Hiện nay có nhiều các kênh đầu tư: chứng khoán, bất động sản, vàng,… Hãy chuyển hóa số tiền của bạn từ tiền mặt thành những dạng đầu tư sinh lời khác để đạt tự do tài chính nhanh hơn. Việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng tuy rằng ít rủi ro nhưng tiền lãi cùng rất nhỏ. Nếu lạm phát tăng quá cao, tiền lãi có thể còn không bù được giá trị bị mất bởi lạm phát.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới sức mua?
Về cơ bản, sức mua của đồng tiền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan tới kinh tế. Trong đó, lạm phát ảnh hưởng khá lớn đến sức mua. Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên thì với một số tiền nhất định, bạn sẽ chỉ mua được số lượng hàng hóa, dịch vụ ít hơn so với trước.
Thỉnh thoảng bạn vẫn nghe thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) là biểu hiện cho mức độ lạm phát ở mỗi quốc gia hoặc một đồng tiền nhất định. Nhờ chỉ số này mà bạn xác định được “túi tiền” của mình bị giảm mất bao nhiêu phần trăm trong một năm. Tuy nhiên, do CPI được tính dựa trên một rổ hàng hóa đại diện nên không thực sự chính xác. Thông thường, nó có thể cao hoặc thấp hơn so với mức lạm phát được công bố.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng phần nào tới sức mua của đồng tiền, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ như tỷ giá giữa VND bị suy giảm so với USD, các mặt hàng đến từ Mỹ sẽ có giá đắt hơn so với bình thường.
Sức mua của đồng tiền trên thế giới có sự khác biệt như thế nào?
Khái niệm PPP (Purchasing Power Parity) nghĩa là sức mua của đồng tiền được so sánh tại các quốc gia khác nhau. Ví dụ, với $7 (tương đương khoảng 170.000đ, tỷ giá $1 = 23.000đ) bạn có một bát phở tại Mỹ. Tại Việt Nam, bạn có hẳn ba bát phở thuộc dạng “xịn” cũng với $7 ấy.
Điều này phản ánh mức sống của người dân trong một quốc gia. Qua ví dụ, có thể thấy mức sống tại Mỹ cao hơn Việt Nam khá nhiều lần.
Kết luận
Bài viết là chia sẻ của DNSE về sức mạnh của đồng tiền. Mong rằng qua đây, các bạn đã hiểu được sức mạnh của đồng tiền là gì. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán khác, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!