Kiến thức tổng quan | 27/11/2022
Suy thoái kinh tế là gì? Nó có tác động gì đến kinh tế cá nhân?
Suy thoái kinh tế được coi là một yếu tố tất yếu trong chu kỳ phát triển kinh tế. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Nó ảnh hưởng gì đến cá nhân? Để hiểu hơn về những vấn đề này, hãy cùng DNSE tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế là sự giảm sút hoạt động kinh tế tại một quốc gia hay một khu vực nào đó. Đơn giản hơn bạn có thể hiểu, tình trạng này sẽ đến từ việc suy giảm GDP hay tổng số sản phẩm quốc nội diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Thời gian để xác định tình hình suy thoái chính là hai quý trong một năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm. Nếu chu kỳ này diễn ra quá lâu sẽ được đánh giá là khủng hoảng hay suy sụp nền kinh tế.
Nói về nguyên nhân suy thoái kinh tế, theo trường phái kinh tế Áo thì cho rằng nó xuất phát từ lạm phát. Nhưng ở một trường phái của những người theo lý thuyết chu kỳ kinh tế lại cho rằng kinh tế tình trạng này sẽ bắt nguồn từ: giá dầu, thiên tai, thời tiết, chiến tranh hay dịch bệnh,…
Tuy nhiên, dù là bất cứ nguyên nhân nào thì chúng ta cũng nên biết cách dự đoán và thực hiện những hành đồng cần thiết để bảo vệ tài sản và sự ổn định về mặt tài chính cho mình.
Những tác động của suy thoái kinh tế đến cá nhân
Thực tế mọi cá nhân hay tổ chức dù ít dù nhiều cũng đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế. Vậy sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng gì đến cá nhân?
Tác động đến mặt cuộc sống
Làm giá tăng giá tiêu dùng và lạm phát
Suy thoái kinh tế là một trong những tác động có thể làm gia tăng giá tiêu dùng và lạm phát. Điển hình chính là sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề về chuỗi cung ứng – tiêu biểu là tăng lãi suất.
Gây đình trệ các hoạt động kinh doanh
Vấn đề suy thoái sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường lao động. Do đó, tình trạng thất nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng, gây xáo trộn đến các hoạt động thường ngày.
Sự mất giá của đồng tiền
Chính lạm phát sẽ gây nên tình trạng giá trị đồng tiền tại các quốc gia bị giảm mạnh. Đây cũng là tác nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế và nó không chỉ tác động đến một quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia khác. Bởi vậy, vấn đề khan hiếm hàng hóa hay mức giá tiêu dùng tăng lên là điều khó tránh khỏi.
Ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có xu hướng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán.
Phân hóa giàu nghèo
Xu hướng bất bình đẳng về thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong xã hội có thể gia tăng.
Vấn đề sức khỏe
Mất việc trong thời kỳ này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khoản thu nhập của người lao động, mà nó còn ảnh hưởng đến cả bảo hiểm y tế và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
Tác động đến tài sản cá nhân
Tình trạng thiếu việc làm gia tăng
Khi rơi vào chu kỳ suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ về cả doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy, vấn đề về lương thưởng của nhân viên sẽ là yếu tố đầu tiên được xem xét kỹ lưỡng. Thậm chí, việc sa thải hay chấm dứt hợp đồng lao động cũng diễn ra phổ biến hơn.
Xảy ra tình trạng nợ xấu
Như DNSE đã đề cập ở trên, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc sẽ làm tăng nguy cơ nợ xấu với từng cá nhân.
Dè dặt trong đầu tư
Với tình hình bất ổn, sự leo thang của giá nguyên vật liệu,… vô hình chung nó đã tạo ra tâm lý dè dặt hơn trong các hoạt động đầu tư. Và đây cũng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng trực tiếp tới tài chính cá nhân của mỗi người.
Điều kiện tín dụng
Trên thực tế, trình trạng suy thoái này sẽ gây ra không ít những khó khăn trong việc vay vốn, bởi lẽ lúc này hầu hết các ngân hàng đều thắt chặt các chính sách về cho vay khi họ nhận ra những rủi ro lớn trong các khoản vay này.
Tạm kết
Qua những gì mà DNSE đã chia sẻ và phân tích với độc giả ở trên thì chắc hẳn phần nào bạn đã có câu trả lời cho mình về việc suy thoái kinh tế ảnh hưởng gì đến cá nhân. Thực tế, tình trạng này đáng sợ nhưng nó sẽ không đáng sợ bằng việc chúng ta không cùng nhau chuẩn bị và vực dậy nền kinh tế ngay từ khi nó mới bắt đầu “chớm nở”.