Tự do tài chính | 15/01/2024

Tadashi Yanai và quá trình đưa UNIQLO vươn tầm thế giới

Từ một cửa hàng nhỏ, Uniqlo đã từng bước trở thành một trong ba đế chế thời trang lớn nhất trên thế giới. Nói tới sự thành công của công ty thời trang Nhật Bản, không thể không nhắc tới người sáng lập Tadashi Yanai. Vậy Tadashi Yanai là ai? Câu chuyện thành công của ông có gì đặc biệt?

Tadashi Yanai là ai? 

Tadashi Yanai - người sáng lập và Chủ tịch tập đoàn Fast Retailing
Tadashi Yanai – người sáng lập và Chủ tịch tập đoàn Fast Retailing

Tadashi Yanai, sinh năm 1949, là một doanh nhân và tỷ phú người Nhật. Ông là người sáng lập và Chủ tịch tập đoàn Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo.

Tadashi Yana đã xây dựng Fast Retailing từ một doanh nghiệp gia đình nhỏ thành một trong những tập đoàn bán lẻ thời trang hàng đầu trên toàn cầu. Trong đó, Uniqlo là một trong những thương hiệu nổi bật, đặc biệt ở Châu Á, đóng góp đáng kể vào sự thành công của tập đoàn.

Vào tháng 5 năm 2020, ông đã đạt vị trí thứ 41 trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới của Forbes. Tính đến tháng 4 năm 2021, ông là người giàu nhất tại Nhật Bản, với giá trị tài sản ròng ước tính lên đến 42 tỷ USD.

Tóm tắt tiểu sử của Tadashi Yanai

Tadashi Yanai sinh năm 1949 trong một gia đình thợ may ở Hiroshima, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp bằng Cử nhân Kinh tế và Chính trị trường Đại học Waseda, ông làm việc tại một siêu thị Jusco trước khi quyết định quay về kế thừa công việc kinh doanh của cha. 

Quyết định quay về tiếp quản công ty Ogōri Shōji có vẻ đúng đắn, khi công việc kinh doanh gia đình ông trở nên ngày càng khởi sắc. Ông mở rộng thêm được vài cơ sở, nhờ sự hợp tác ăn ý của hai cha con. 

Tadashi Yanai mở cửa hàng Uniqlo đầu tiên tại Hiroshima vào năm 1984 và đã đặt ra sứ mệnh cung cấp quần áo rẻ hơn, tiện dụng hơn cho mọi người. 

Năm 1991, ông đã đổi tên chuỗi cửa hàng quần áo của cha mình thành “Fast Retailing”. Tập đoàn này đã trở thành một trong những tập đoàn thời trang lớn nhất trên thế giới, quản lý nhiều thương hiệu khác nhau bao gồm Uniqlo.

Quá trình xây dựng thương hiệu thời trang toàn cầu Uniqlo

UNIQLO được sáng lập vào năm 1984 và dần khẳng định được vị thế trên toàn thế giới
UNIQLO được sáng lập vào năm 1984 và dần khẳng định được vị thế trên toàn thế giới

Những bước đầu (1984-2000)

Năm 1984, Tadashi Yanai thành lập công ty bán lẻ Uniqlo, viết tắt từ “Unique Clothing Warehouse”. Cửa hàng Uniqlo đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hiroshima, và sau đó mở rộng đến ngoại ô Tokyo.

Tuy nhiên, do thiếu sự nghiên cứu và đánh giá sâu về thị trường, Uniqlo đã mắc phải một số sai sót trong việc chọn địa điểm mở cửa hàng.

Cụ thể, các cửa hàng Uniqlo tại ngoại ô Tokyo đã khiến khách hàng có cảm giác rằng các sản phẩm của họ thiếu tính hiện đại và thời thượng. Kết quả là, ba chuỗi cửa hàng mới mở phải đóng cửa, màn chào sân ban đầu của Uniqlo trên thị trường không để lại ấn tượng tích cực.

Đến năm 1995, Uniqlo mới tạo được dấu ấn khi Tadashi Yanai mở cửa hiệu 3 tầng sang trọng tại Harajuku – một trong những con phố sầm uất nhất tại trung tâm thủ đô Tokyo ngày đó.

Năm 1997, Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo, đánh dấu sự bùng nổ của tập đoàn trong thị trường.

Năm 1998, Uniqlo đã thay đổi cả ngành may mặc với chiếc áo lông cừu siêu nhẹ mang tên Uniqlo Ultra Light, được bán với giá chỉ 15 USD (tương đương hơn 351.000 VND). Sản phẩm này đã tạo nên một cơn sốt trên thị trường thời trang, với mức tiêu thụ khổng lồ. Đáng chú ý, ước tính rằng cứ 4 người Nhật thì có 1 người sở hữu chiếc áo này, thể hiện sức hút và ảnh hưởng mạnh mẽ của Uniqlo trong ngành may mặc.

Vươn tầm quốc tế và đứng lên từ sai lầm

Vươn tầm qaĐể đạt được thành công như hiện nay, UNIQLO cũng từng mắc nhiều sai lầm trong quá khứuốc tế và đứng lên từ sai lầm
Để đạt được thành công như hiện nay, UNIQLO cũng từng mắc nhiều sai lầm trong quá khứ

Năm 2001, Tadashi Yanai quyết định chinh phục thị trường quốc tế và lựa chọn Vương quốc Anh để mở 21 cửa hàng chỉ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, việc mở rộng quá nhanh và quản lý không tốt đã dẫn đến đóng cửa 16 cửa hàng sau đó. Giám đốc điều hành của Fast Retailing lúc đó thừa nhận rằng, họ chưa chuẩn bị đủ về nhận diện thương hiệu trước khi mở cửa hàng, và họ đã học được nhiều từ những sai lầm đó.

Hãng ra mắt sản phẩm mới thành công vào năm 2004 và duy trì 10 cửa hàng đắc địa ở Anh, thu hút cả người dân địa phương và du khách quốc tế.

Uniqlo từng đặt mục tiêu mở 1.000 cửa hàng tại Mỹ vào năm 2012, nhưng theo tạp chí Forbes, tính đến tháng 3/2017, họ chỉ còn 47 cửa hàng tại Mỹ sau khi phải đóng cửa 6 địa điểm. Tuy nhiên, Uniqlo không bao giờ từ bỏ dự định phát triển toàn cầu.

Hiện nay đã có hơn 1.000 cửa hàng trên toàn thế giới và đang không ngừng mở rộng. Mục tiêu của ông chủ Yanai là đưa Uniqlo trở thành thương hiệu thời trang hàng đầu trên toàn cầu, vượt qua cả H&M và Inditex (công ty đứng sau Zara).

Gặt hái quả ngọt

Tính đến năm 2022, Uniqlo đã mở gần 2.400 cửa hàng trên toàn cầu và báo cáo tăng thu nhập 35% so với năm trước. Tadashi Yanai, Chủ tịch của Fast Retailing, nắm giữ tài sản ròng ước tính 42 tỷ USD, trở thành người giàu nhất Nhật Bản vào tháng 8/2023, bên cạnh sở hữu nhiều bất động sản và 2 sân golf ở Hawaii trị giá tổng cộng 74,1 triệu USD.

Nguyên tắc vàng trong kinh doanh của Tadashi Yanai

Nguyên tắc vàng trong kinh doanh của Tadashi Yanai
Nguyên tắc vàng trong kinh doanh của Tadashi Yanai

Tính đến hiện nay, Tadashi Yanai là người giàu nhất Nhật Bản và đứng thứ 40 thế giới. Một trong những điều tạo nên thành công là do ông đã xây dựng “công thức kinh doanh” của mình thông qua 23 Nguyên tắc quản trị. 

Cốt lõi của những nguyên tắc trên được thể hiện thông qua 7 điều sau:

  1. Khách hàng là “hạt nhân” của kinh doanh: Yanai luôn đặt khách hàng ở trung tâm của mọi quyết định kinh doanh. Khách hàng là nguyên tắc căn bản của Uniqlo.
  2. Doanh nghiệp phải cống hiến cho xã hội: Yanai tin rằng giá trị của doanh nghiệp liên quan đến những gì nó mang lại cho xã hội. Uniqlo thực hiện các hoạt động từ thiện và hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận.
  3. Luôn lạc quan và học hỏi từ thất bại: Yanai không bao giờ nản lòng trước thất bại và xem nó như một cơ hội để học hỏi và phát triển.
  4. Tập trung vào những điều nhỏ nhặt nhất: Uniqlo luôn chú trọng vào chi tiết và hoàn thiện từng khía cạnh nhỏ nhất của sản phẩm và dịch vụ.
  5. Biết tự phê bình: Yanai khuyến khích tự phê bình và tự cải thiện bản thân để luôn tiến bộ.
  6. Có tầm nhìn hướng xa: Yanai đặt mục tiêu biến Fast Retailing thành tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới và hướng đến việc phát triển toàn cầu.
  7. Đột phá giới hạn của bản thân: Yanai thúc đẩy sự thay đổi và đột phá trong mô hình kinh doanh, thích nghi với sự thay đổi và tận dụng cơ hội mới.

Phần kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tỷ phú Nhật Bản Tadashi Yanai. Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về vị tỷ phú này cũng như quá trình xây dựng lên thương hiệu Uniqlo. Đừng quên theo dõi DNSE để biết thêm nhiều kiến thức khác nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan