Chứng khoán | 13/03/2024
5 phút giúp nhà đầu tư tìm hiểu về tâm lý chứng khoán
Trong quá trình đầu tư chứng khoán, tâm lý là một trong những yếu tố quyết định đến thái độ cũng như hành vi của nhà đầu tư.Dưới đây sẽ là khái niệm tâm lý chứng khoán là gì và những dạng tâm lý hay gặp của nhà đầu tư.
Tâm lý chứng khoán là gì?
Tâm lý chứng khoán là sự phản ánh thái độ của nhà đầu tư trước các diễn biến thị trường đồng thời chi phối hành vi và quyết định của họ trong quá trình giao dịch cũng như ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của kế hoạch.
Đây là yếu tố luôn đóng vai trò quan trọng giữ cho thị trường luôn ổn định. Do đó việc nghiên cứu tâm lý học trong đầu tư chứng khoán rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp nhà đầu tư tránh bị sa vào các bẫy tâm lý và bình tĩnh phân tích thị trường cũng như đưa ra các lệnh giao dịch hợp lý.
Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1. Tâm lý tự tin thái quá
Quá tự tin về khả năng đầu tư là một hiện tượng phổ biến trong thị trường chứng khoán, và nó có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc khi dự đoán xu hướng thị trường.
Các trader nếu quá tự tin thường sẽ dẫn đến những sai lầm chẳng hạn như không quan trọng đến việc đa dạng danh mục, hay không thường xuyên theo dõi thông tin cũng như diễn biến để điều chỉnh kế hoạch dự phòng,… Từ đó dẫn đến việc bị ảnh hưởng bởi các biến động lên xuống của giá cổ phiếu và thị trường chung.
2. Tư duy chắp vá
Tâm lý tư duy chắp vá liên quan đến tự tin thái quá bởi thay vì bắt tay vào phân tích thị trường dựa trên các dấu hiệu nhỏ nhất thì các nhà đầu tự lại tư duy theo lối mòn và sửa lại các phân tích cũ vì thế dẫn đến việc sai lệch trong đánh giá và đưa ra quyết định.
3. Tâm lý FOMO – Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội
FOMO hay Fear Of Missing Out tức là sợ bỏ lỡ mất cơ hội. Cụ thể khi nhà đầu tư bán cổ phiếu với mức lợi nhuận kỳ vọng là 20%, sau đó giá cổ phiếu tiếp tục tăng, họ sẽ cảm thấy hối tiếc vì đã bán quá sớm.
Trái lại, khi cổ phiếu đang giảm điểm, họ sẽ nhanh chóng bán tháo để hạn chế thua lỗ nhưng sau đó giá đảo chiều sẽ tăng lên và họ chắc chắn sẽ lại tiếc nuối vì đã bán mất.
4. Tâm lý khung phụ thuộc
Tâm lý chứng khoán này đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường. Mức độ rủi ro thường được xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính cá nhân, giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào.
Trong trường hợp nhà đầu tư không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường đi xuống thì cũng cần sẵn sàng chịu rủi ro lúc thị trường bắt đầu tăng điểm.
5. Tâm lý sợ thua lỗ
Đã tham gia đầu tư thì không ai mong muốn bị mất tiền nhưng nhà đầu tư phải chấp nhận việc thua lỗ như một khả năng có thể xảy ra trong kế hoạch.
Có những khoản đầu tư phải chấp nhận thua lỗ trong giai đoạn đầu, vượt qua được giai đoạn này thì các trader mới bắt đầu có lãi. Nếu có ác cảm với thua lỗ có thể sẽ khiến bạn mất đi cơ hội tốt trong tương lai.
6. Tâm lý phòng thủ
Đa phần các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung là cơ chế phòng thủ. Nếu thấy đầu tư bị thua lỗ thì họ sẽ nghĩ rằng đó không phải là lỗi của bản thân mình, suy nghĩ này được hình thành từ tâm lý thái quá. Từ đó sẽ tạo nên cơ chế phòng thủ, không thể nhìn nhận được khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi cho thị trường.
Các yếu tố chi phối đến tâm lý chứng khoán
Năng lực của nhà đầu tư còn hạn chế
Năng lực của một trader được đánh giá dựa trên hai góc độ: trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Có rất nhiều trường hợp, nhà đầu tư có trình độ học vấn rất cao nhưng kinh nghiệm đầu tư của họ trên thị trường tài chính chưa nhiều. Vậy nên đây chính là một trong những rào cản ngăn họ tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính.
Các nhà đầu tư chủ yếu là nam giới
Các trader chủ yếu là nam, họ thường có mức độ tự tin cao so với nữ giới. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nữ giới lại có mức độ thành công trong đầu tư cao hơn so với nam giới. Vậy nên khi tỷ trong nhà đầu tư nam giới càng cao thì mức độ thất bại trong hoạt động đầu tư lại càng lớn.
Độ tuổi của nhà đầu tư khá cao
Đa phần các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có độ tuổi khá cao và điều này đã được nghiên cứu là có ảnh hưởng đến vấn đề phân bổ tài khoản đầu tư.
Làm thế nào để có được tâm lý tốt khi đầu tư chứng khoán?
Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và tìm cách giải quyết. Dưới đây là những cách giúp nhà đầu tư có một tâm lý tốt nhất trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán:
- Xây dựng chiến lược và quy tắc rõ ràng: Đầu tiên, bạn nên thiết lập một chiến lược đầu tư cụ thể với mục tiêu và quy tắc rõ ràng. Sau đó, hãy tuân thủ chúng một cách nghiêm túc, không để tâm lý đám đông ảnh hưởng.
- Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Điều này giúp bạn phân bổ tài sản một cách hợp lý cho từng giai đoạn trong chiến lược đầu tư của mình.
- Đặt kỳ vọng lợi nhuận hợp lý: Tránh đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao, vì điều này có thể khiến bạn mua các cổ phiếu có rủi ro cao. Hãy đặt kỳ vọng lợi nhuận ở mức hợp lý, thường là khoảng 15-20% mỗi năm. Điều này giúp bạn tỉnh táo trong việc chọn lựa cổ phiếu và tránh quyết định đầu tư sai lầm.
- Hiểu rõ doanh nghiệp: Trước khi đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào, hãy tìm hiểu kỹ về nó. Bao gồm việc hiểu rõ về: hoạt động kinh doanh, vị trí trong ngành, lĩnh vực hoạt động, đội ngũ quản lý, và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Không bao giờ đầu tư vào cái mà bạn không hiểu rõ.
Trên đây là khái niệm về tâm lý chứng khoán và tất các cả các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Để thành công trên thị trường này, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu biết về tài chính, kinh tế mà còn phải biết cách kiểm soát tâm lý.