Tài chính - Ngân hàng | 09/12/2021

Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ có rút được tiền không?

Thẻ ghi nợ là một loại thẻ ngân hàng được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng thường được biết đến với tên gọi khác. Vì vậy, cụm từ thẻ ghi nợ đối với nhiều người còn khá lạ lẫm. Vậy bản chất của thẻ ghi nợ là gì và nó có những tính năng nổi bật nào?

Thẻ ghi nợ là gì?

Khái niệm về thẻ ghi nợ
Khái niệm về thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ (Debit Card) là loại thẻ được ngân hàng phát hành để thay thế tiền mặt. Loại thẻ này sở hữu mọi chức năng của 1 thẻ ATM, bao gồm: chuyển khoản, rút tiền mặt, sao kê, xem số dư tài khoản,…

Vì thẻ được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng nên chủ thẻ có thể tiến hành thanh toán trực tiếp mà không cần dùng tiền mặt tại POS (các điểm bán hàng) ở những địa điểm mua sắm. Thậm chí loại thẻ này có thể thanh toán online trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… 

Thẻ ghi nợ yêu cầu chủ thẻ phải có số dư trong tài khoản ngân hàng. Không giống với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không cho phép việc chi tiêu trước, thanh toán sau.

>>>Xem thêm: Thẻ ghi nợ khác thẻ tín dụng như thế nào?

Đặc điểm của thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ thông thường có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Trên thẻ có ghi số thẻ ghi nợ gồm 16 chữ số
  • Tên chủ thẻ: thẻ thuộc sở hữu cá nhân
  • Thời gian hiệu lực của thẻ ghi nợ: Thẻ ghi nợ hiện nay đều có thời hạn sử dụng, thông thường tối đa là 8 năm. Khi thẻ hết hạn, chủ thẻ có thể đến ngân hàng để gia hạn.
  • Số tài khoản thẻ ghi nợ: Đây là số tài khoản ngân hàng của chủ thẻ liên kết trực tiếp với thẻ.
  • Số CVV/CCS*: gồm 3 chữ số tại mặt sau thẻ ghi nợ

*Hợp đồng CCS có ưu nhược điểm gì?CCS được sủ dụng để chốt tỷ giá hối đoái trong những khoảng thời gian nhất định. Lãi suất cố định, thay đổi hoặc kết hợp cả hai. Các công cụ này giao dịch OTC và do đó có thể được tùy chỉnh bởi các bên liên quan. Trong khi tỷ giá hối đoái bị hạn chế, vẫn có chi phí/ lợi nhuận cơ hội do tỷ giá hối đoái có thể sẽ thay đổi. Điều này có thể dẫn đến tỷ lệ bị khóa trong khá kém sau khi giao dịch xảy ra. Hoán đổi tiền tệ chéo thường không sử dụng để đầu cơ, mà là để chốt tỷ giá hối đoái trên một lượng tiền tệ nhất định với lãi suất( hoặc cố định).

Phân loại thẻ ghi nợ

Có mấy loại thẻ tín dụng?
Có mấy loại thẻ tín dụng?

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, thẻ ghi nợ được chia thành 2 loại:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Loại thẻ này dùng cho mục đích chi tiêu trong nước. Tại Việt Nam, thẻ ghi nợ nội địa có tên gọi khác là thẻ ATM.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Trong trường hợp bạn phải thanh toán các sản phẩm hoặc dịch vụ ngoài lãnh thổ Việt Nam thì thẻ ghi nợ quốc tế là công cụ tài chính đắc lực. Một số thẻ ghi nợ quốc tế phổ biến là Visa, Mastercard… Thẻ này có thể sử dụng cho cả giao dịch trong nước và quốc tế. 

Tính năng của thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ sở hữu đầy đủ các chức năng của một chiếc thẻ thanh toán gồm:

  • Thanh toán trực tiếp tại các điểm giao dịch chấp nhận thẻ ATM: Chỉ bằng một thao tác quét thẻ, bạn đã hoàn thành việc thanh toán tại cửa hàng mà không mất nhiều thời gian chờ đợi nhân viên thu ngân kiểm và hoàn trả tiền thừa. Hơn nữa, tiền mặt có rủi ro rơi, mất trong quá trình sử dụng nên thẻ ghi nợ với tính bảo mật bằng công nghệ chip EMV là sự thay thế an toàn cho tiền mặt.
  • Thanh toán online: Thẻ ghi nợ có thể liên kết dễ dàng với các ví điện tử cùng với phần mềm Internet Banking của ngân hàng, cho phép người sử dụng thanh toán hóa đơn trực tuyến một cách tiện lợi và nhanh chóng.
  • Nạp – chuyển – rút tiền – gửi tiết kiệm tại các máy ATM: Ngoài sử dụng các chức năng cơ bản là nạp/chuyển/rút tiền của một thẻ ngân hàng, thì khách hàng sở hữu thẻ ghi nợ còn có thể gửi tiết kiệm qua hệ thống ATM mà không cần đến quầy giao dịch mở sổ tiết kiệm.
  • Kiểm soát lịch sử giao dịch và theo dõi số dư tại hệ thống ATM hay ngân hàng điện tử đơn giản, nhanh chóng.

Ưu nhược điểm của thẻ ghi nợ là gì?

Ưu điểm của thẻ ghi nợ

Tiện lợi, dễ bảo quản: Bạn không cần một chiếc ví dày cộp với những tờ tiền mặt gây khó khăn cho quá trình thanh toán vì thẻ ghi nợ với kích thước nhỏ gọn hơn cho phép chủ thẻ tiến hành thanh toán chỉ bằng một lần quẹt.

An toàn, bảo mật cao: Hiện tại, các thẻ ghi nợ đều được trang bị công nghệ chip bảo mật EMV để đảm bảo an toàn và tránh tình huống đánh cắp dữ liệu. Người sử dụng có thể theo dõi lịch sử dòng tiền thường xuyên và quản lý chi tiêu cá nhân.

Thanh toán mọi lúc mọi nơi : Các ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ đều cung cấp dịch vụ thanh toán 24/7 nên khách hàng có thể thanh toán vào bất cứ thời điểm nào.

Tính lãi suất: Ngân hàng sẽ trả lãi suất không kỳ hạn đối với khoản tiền chưa được sử dụng trong thẻ.

Nhược điểm của thẻ ghi nợ

Tuy thẻ ghi nợ mang đến sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng nhưng nó cũng có hai hạn chế sau:

  • Yêu cầu số dư trong tài khoản ngân hàng: Đây là nhược điểm của thẻ ghi nợ khi so với tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau” của thẻ tín dụng. Bạn cần nạp tiền vào tài khoản ngân hàng để có thể sử dụng thẻ ghi nợ.
  • Hạn mức chi tiêu: Thẻ ghi nợ chỉ cho phép chủ thẻ chi tiêu số tiền không vượt quá số dư tối thiểu của thẻ.

Hạn mức thẻ ghi nợ hiện nay

Hạn mức rút tiền

Rút tiền tại máy ATM/CDM (Cash Deposit Machine: Máy gửi tiền tự động) : Hạn mức rút tiền thông thường là 20.000.000 VNĐ/giao dịch và 100.000.000 VNĐ/ngày.

Rút tiền tại quầy giao dịch: Một số ngân hàng cho phép khách hàng rút tối đa số tiền có trong thẻ. Tuy nhiên, tại một số khác như ngân hàng Vietcombank, khách hàng chỉ có thể rút tối đa 40.000.000 VNĐ với thẻ ATM thông thường.

Hạn mức chuyển tiền

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về hạn mức chuyển tiền khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố của việc chuyển tiền như chuyển tiền nội địa (Chuyển tiền cùng hệ thống ngân hàng, chuyển tiền khác hệ thống), chuyển tiền đi trong nước từ tài khoản ngoại tệ, chuyển tiền đi nước ngoài bằng ngoại tệ…

Lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ

Sử dụng thẻ ghi nợ cần lưu ý những gì?
Sử dụng thẻ ghi nợ cần lưu ý những gì?

Thẻ ghi nợ có rút tiền được không?

Thẻ ghi nợ có thể rút được tiền mặt. Chỉ cần đưa thẻ vào máy ATM, nhập ãm PIN và chọn số tiền muốn rút là bạn sẽ rút được tiền. Rút tiền tại máy ATM trong và ngoài hệ thống sẽ có mức phí khác nhau. 

Phí rút tiền mặt của thẻ ghi nợ thấp hơn nhiều so thẻ tín dụng. Với thẻ ghi nợ, khi rút tiền tại các cây ATM trong và ngoài hệ thống ngân hàng, bạn sẽ mất phí rất thấp, thậm chí là miễn phí (tùy thuộc vào từng ngân hàng). Vậy nên trước khi làm thẻ ghi nợ, bạn nên tìm hiểu rõ những loại chi phí này.

Còn khi rút tiền từ thẻ tín dụng, bạn thường sẽ bị tính phí 4% tổng số tiền rút ra cộng thêm lãi suất cao như một khoản vay cá nhân. Vì vậy, nếu thường xuyên rút tiền mặt, bạn nên mở thẻ ghi nợ.

Bảo mật thông tin

Chủ thẻ cần bảo mật thông tin về mật khẩu thẻ, không nên đặt mật khẩu bằng những con số đơn giản hay theo ngày sinh tránh trường hợp bị đánh cắp thông tin và tài sản.

Trong trường hợp mất thẻ, bạn nên liên lạc với tổng đài của ngân hàng phát hành để yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức. Hiện nay, có nhiều ngân hàng cung cấp tính năng khóa thẻ thông qua các ứng dụng ngân hàng số thông minh, chỉ mất từ 3-5 phút. Vì vậy khi sử dụng thẻ ghi nợ, bạn có thể tải các app của ngân hàng phát hành thẻ để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

Thẻ ghi nợ có phải là thẻ ATM không?

Thẻ ATM bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Tuy nhiên, nhiều người sẽ nhầm lẫn thẻ ghi nợ là thẻ ATM, vì thẻ ghi nợ thường được sử dụng phổ biến tại cây ATM hơn là thẻ tín dụng. Như vậy thẻ ghi nợ chỉ là 1 loại thẻ ATM.

Kết luận

DNSE hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn cho câu hỏi thẻ ghi nợ là gì. Đây là công cụ thanh toán lý tưởng thay thế tiền mặt được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý đến việc đảm bảo số dư tài khoản hay bảo mật thông tin để tránh những điều không mong muốn xảy ra.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan