Chứng khoán | 31/12/2021
Thuật ngữ T+0, T+3, T+2 chứng khoán là gì?
Là một nhà đầu tư tài chính, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các thuật ngữ T+0, T+2, T+3. Chúng là khái niệm đề cập đến ngày thanh toán trong giao dịch chứng khoán. Vậy cụ thể ý nghĩa của chúng là gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu với DNSE nhé. Trong chuyên mục này, DNSE sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về ngày giao dịch T+2 chứng khoán là gì. Bên cạnh đó là kiến thức về ngày giao dịch T+1, T+3. Các bạn tuyệt đối đừng bỏ qua nhé.
T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?
Chữ T trong những thuật ngữ trên được xuất phát từ Transaction – ngày giao dịch. Và các con số 1, 2, 3 được biểu thị là ngày trong và sau ngày giao dịch. Cụ thể như sau:
- T+0: Ngày giao dịch trong ngày
- T+1: 1 ngày sau khi phát sinh giao dịch
- T+2: 2 ngày sau khi phát sinh giao dịch. Đây cũng là thời điểm cổ phiếu về tài khoản.
- T+3: 3 ngày sau khi giao dịch.
Ví dụ:
- T+0: Ngày đặt lệnh mua/bán một mã chứng khoán thành công
- T+1: Nếu giao dịch diễn ra vào thứ Ba, bạn phải chờ 1 ngày, tức là thứ 4 để thanh toán.
- T+2: 16:30 cổ phiếu/tiền sẽ về tài khoản của bạn. Tuy nhiên, số cổ phiếu hoặc tiền này chưa thể giao dịch được mà phải chờ đến ngày tiếp theo.
- T+3: Đây là ngày mà bạn sẽ được dùng số tiền hoặc cổ phiếu của ngày T+0 để giao dịch tiếp.
Trong tường hợp các ngày T+1, T+2, T+3 rơi vào ngày thứ 7, chủ nhật, hoặc ngày lễ tết. Mọi người phải chờ lần lượt là 1, 2, 3 ngày (không tính ngày nghỉ) để được thanh toán.
Tuy nhiên, đây chỉ là quy định cũ. Hiện tại, chu kỳ thanh toán đã được rút ngắn chỉ còn T+2. Điều này tức là bạn có thể bán cổ phiếu sau 2 ngày kể từ thời điểm mua.
Ngày giao dịch T+2 chứng khoán có ý nghĩa gì?
Ngày giao dịch T+2 là ngày quan trọng nhất trong thời gian giao dịch của nhà đầu tư. Bởi T+2 còn được biết tới là ngày cổ phiếu chờ về. Nghĩa là khi bạn đặt lệnh mua cổ phiếu vào ngày T+0, đến ngày T+2 (2 ngày sau khi mua, không tính ngày nghỉ), cổ phiếu sẽ về trong tài khoản của bạn.
Ví dụ:
- Bạn đặt mua 100 mã cổ phiếu VNM của Vinamilk vào ngày thứ 3, thì ngày T+2 sẽ là thứ 5. Nghĩa là thứ 5 bạn sẽ nhận được 100cp VNM trong tài khoản.
- Nhưng nếu bạn đặt mua 100cp VNM vào thứ 5, thì ngày T+2 sẽ là thứ 2 tuần kế tiếp. Các ngày chờ về sẽ là thứ 6 và thứ 2.
Giải đáp thắc mắc mua cổ phiếu khi nào bán được?
Có rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc câu hỏi mua cổ phiếu khi nào bán được. Theo quy định cũ, sau khi mua cổ phiếu, bạn cần chờ tới ngày T+3, tức là sau 3 ngày mới có thể bán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đang dần rút ngắn lại chu trình giao dịch cổ phiếu, tiến gần đến việc mua bán cổ phiếu trong ngày.
Thời gian được bán cổ phiếu theo thông tư cũ:
Thời gian giao dịch và thanh toán cổ phiếu trên thị trường là T+3. Nghĩa là sau 3 ngày xác nhận hoàn tất lệnh giao dịch, cổ phiếu mới được giao dịch.
Thời gian được bán cổ phiếu theo thông tư mới:
Theo quy định mới được áp dụng từ ngày 29/08/2022, thời hạn thanh toán và giao dịch chứng khoán đã được rút ngắn chỉ còn T+2. Khi thực hiện giao dịch ngày T+0, cổ phiếu sẽ về tài khoản của bạn lúc 11:00 – 12:00 ngày T+2. Do đó, bạn có thể bán cổ phiếu ngay trong phiên chiều ngày T+2, rút ngắn 1 ngày so với chu kỳ trước đó.
Vì những bất lợi cho nhà đầu tư trong thời gian giao dịch, phải chờ cổ phiếu về mới có thể bán được đã khiến nhiều nhà đầu tư chịu thiệt hại. Do đó, Chính phủ đã ban hành sửa đổi thông tư 203/2015/TT-BTC nói trên. Qua đó, nhà đầu tư đã có thể bán cổ phiếu của mình trong thời gian chờ về. Cụ thể:
- Nhà đầu tư được phép bán cổ phiếu chờ vay ngay sau khi ký kết hợp đồng giao dịch trong ngày T+0 với công ty chứng khoán.
- Hợp đồng phải nêu rõ cho phép công ty chứng khoán thực hiện các khoản vay. Cùng các giao dịch mua bắt buộc trong trường hợp thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao.
- Hợp đồng giao dịch cũng cần nêu rõ các rủi ro, thiệt hại và chi phí phát sinh. Để nhà đầu tư nắm được các thông tin về chi phí mình phải thanh toán.
Tuy nhiên trên thực tế, thông tư này vẫn chưa chính thức được thực thi vì những bất cập trong hạ tầng triển khai và quy chế quản lý. Vì vậy hiện tại, nhà đầu tư vẫn cần chờ đến ngày T+2 mới có thể bán cổ phiếu.
Xem thêm: Cổ phiếu chờ về là gì? Cổ phiếu chờ về có bán được không?
Giải đáp thắc mắc: Tiền bán chứng khoán khi nào về?
Theo quy định đang được áp dụng trên cả 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, và Upcom, tiến bán chứng khoán sẽ về vào ngày giao dịch T+2.
Ví dụ: Vào ngày thứ 2, bạn bán 100cp VNM với giá khớp là 90.000 đồng/1cp. Như vậy, 12:00 ngày thứ 4, tiền sẽ về tài khoản của bạn. Nếu bạn bán cổ phiếu vào thứ 5, tiền sẽ về tài khoản vào thứ 2 tuần kế tiếp.
Nói chung, thời gian tiền về tài khoản cũng giống với thời gian cổ phiếu chờ về tài khoản. Đều là ngày T+2 và không tính thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ.
Kết luận:
Trên đây là những thông tin cực kỳ hữu ích về ngày giao dịch T+2 trong chứng khoán. Cùng với đó là các kiến thức về ngày giao dịch T+1, T+3 trong chứng khoán. Bạn hãy nắm chắc những thông tin này để tính toán thời gian giao dịch thật hợp lý nhé.