Chứng khoán | 30/10/2021

Trái phiếu Chính phủ là gì? Có nên đầu tư vào TPCP?

Trái phiếu Chính phủ là loại tài sản có tính an toàn cao, khả năng bảo toàn vốn gần như tuyệt đối. Vậy trái phiếu Chính phủ là gì? Trái phiếu này đem lại lợi ích gì cho với các nhà đầu tư tại Việt Nam? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hình thức đầu tư này.

Tìm hiểu về trái phiếu Chính phủ cùng DNSE ngay thôi nào!
Tìm hiểu về trái phiếu Chính phủ cùng DNSE ngay thôi nào!

Trái phiếu Chính phủ là gì? 

Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. – Theo khoản 1 Điều 2 Nghị ĐỊnh 01/2011/NĐ-CP

Bản chất chính của trái phiếu Chính phủ là phương thức để Nhà nước vay vốn. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của cá nhân sở hữu trái phiếu (trái chủ).

Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Phân biệt Trái phiếu chính phủ và Trái phiếu doanh nghiệp

Các loại trái phiếu Chính phủ hiện nay

Hiện nay, có ba loại trái phiếu chính phủ
Hiện nay, có ba loại trái phiếu chính phủ

Có ba loại trái phiếu Chính phủ đó là:

  • Tín phiếu kho bạc: là loại TPCP có kỳ hạn 91 ngày, 182 ngày và 364 ngày. Đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc sẽ được Bộ Tài chính quyết định, tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không được quả 364 ngày.
  • Trái phiếu kho bạc: là phiếu nợ có kỳ hạn do Kho bạc Nhà nước phát hành để huy động vốn bổ sung ngân sách và phát hành bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trái phiếu kho bạc thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm.
  • Công trái xây dựng Tổ Quốc: là trái phiếu được phát hành nhằm mục đích huy động vốn đầu tư xây dựng những công trình quốc gia, công trình thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất cho đất nước. Trái phiếu này có kỳ hạn từ 1 năm trở lên và phát hành bằng đồng Việt Nam

Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ

Chủ thể phát hành

Trái phiếu Chính phủ chỉ có thể được phát hành bởi Bộ Tài chính hoặc các tổ chức được Chính phủ bảo lãnh (Doanh nghiệp, ngân hàng chính sách nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ).

Đối tượng có thể mua trái phiếu Chính phủ

Theo điều 7 Nghị định 01 năm 2011 quy định, đối tượng có thể mua trái phiếu là cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Các tổ chức của Việt Nam không được dùng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.

Phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ

Theo quy định, có 3 phương pháp phát hành trái phiếu Chính phủ là đấu thầu, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ.

Đấu thầu phát hành

Với phương thức đấu thầu phát hành, Chính phủ sẽ bán trái phiếu qua các tổ chức đấu thầu về lãi suất cho các đối tượng mua trái phiếu. 

Các đối tượng tham gia đấu thầu gồm:

  • Nhà tạo lập thị trường theo quy định.
  • Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế ngoại trừ trường hợp 

Tổ chức đấu thầu cần thực hiện công khai, bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ đối với các bên tham gia đấu thầu cũng như giữ bí mật thông tin dự thầu của đối tượng tham gia.

Bảo lãnh phát hành

Với phương thức phát hành này, Chính phủ sẽ thông qua một tổ hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành trái:

  • Tổ chức bảo lãnh chính và đồng bảo lãnh chính
  • Tổ chức bảo lãnh phát hành và đồng bảo lãnh phát hành

Phát hành riêng lẻ

Trái phiếu chính phủ sẽ được bán trực tiếp cho từng đối tượng mua. 

Quy trình phát hành gồm việc Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành theo phương thức riêng lẻ; sau đó trình lên Bộ Tài chính để được chấp thuận. 

Phương án phát hành riêng lẻ cần phải bao gồm các nội dung cơ bản như đối tượng mua trái phiếu, khối lượng phát hành dự kiến, kỳ hạn trái phiếu, lãi suất dự kiến, thời gian phát hành dự kiến.

Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu

  • Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam.
  • Với TPCP phát hành trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi sẽ thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ 

Lãi suất trái phiếu chính phủ là mức lợi tức được trả cho việc sở hữu trái phiếu Chính phủ. Trên thực tế, tỷ lệ lãi đối với trái phiếu Chính phủ thấp hơn bất kỳ hình thức đầu tư nào khác. Tuy nhiên, đi cùng với mức lãi suất thấp, loại trái phiếu này được coi là kênh đầu tư an toàn nhất vì uy tín, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nợ của Nhà nước cao hơn bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam được chia làm 3 loại sau:

  • Lãi suất cố định (APR cố định): Lợi tức của trái phiếu được đưa ra bởi đơn vị phát hành. Lợi tức được xác định theo tỷ lệ phần trăm cố định. Bạn nhận được lợi tức mỗi năm hoặc mỗi tháng, dựa theo lịch trả lãi.
  • Lãi suất thả nổi (APR thả nổi): Lãi suất được trả trong các kỳ có sự khác nhau, thay đổi phụ thuộc vào thị trường trái phiếu. Lãi suất này có thể tính bằng cách: APR có thể điều chỉnh và APR tăng dần trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Không có lãi suất: với loại này, bạn được mua trái phiếu chính phủ với mức giá ưu đãi hơn nhiều so với giá gốc. Tuy nhiên bạn sẽ không được hưởng lợi tức. 

Một vài đặc điểm khác

  • Mệnh giá trái phiếu: mệnh giá trái phiếu Chính phủ Việt Nam hiện đang là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng.
  • Hình thức trái phiếu: Ban đầu, trái phiếu Chính phủ xuất hiện phổ biến dưới hình thức chứng chỉ. Sau này xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ.
  • Lãi suất trái phiếu: Lãi suất TPCP sẽ do chủ thể phát hành quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành.

Có nên đầu tư vào trái phiếu chính phủ?

Trái phiếu chính phủ có phù hợp để đầu tư?
Trái phiếu chính phủ có phù hợp để đầu tư?

Ưu điểm

So với các loại hình đầu tư khác, trái phiếu Chính phủ là một kênh đầu tư khá ổn định. Loại trái phiếu này phù hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.

  • Rủi ro gần như bằng không: Được Chính phủ cam kết về quyền lợi khi đầu tư trái phiếu là trái chủ sẽ được thanh toán đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi khi đến hạn thanh toán.
  • Miễn thuế, phí: Tiền lãi nhận được khi đầu tư TPCP sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Thanh khoản cao: Dễ dàng chuyển nhượng thông qua sàn giao dịch, sang tay hoặc bán lại cho ngân hàng, tổ chức tài chính.

Cần lưu ý rằng, giá trị của trái phiếu Chính phủ sẽ tăng nếu các kênh đầu tư rủi ro khác gặp bất lợi (cổ phiếu, bất động sản) hoặc ngược lại. Vì vậy thời điểm để mua hay bán trái phiếu Chính phủ là điều bạn cần chú ý khi sở hữu loại trái phiếu này.

>>>Xem thêm: Mua trái phiếu chính phủ như thế nào

Nhược điểm

  • Lợi tức khá thấp: So với việc đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản hoặc các hình thức đầu tư khác thì việc mua TPCP mang lại mức lợi nhuận thấp hơn nhưng bạn phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn.
  • Quy trình phức tạp. Nhà đầu tư muốn mua TPCP sẽ phải trải qua 1 quy trình theo quy định của Pháp luật. Không phải ai cũng đủ điều kiện để mua TPCP.

Trên đây là những định nghĩa, thông tin cơ bản về trái phiếu Chính phủ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về một trong những kênh đầu tư an toàn nhất thời điểm hiện tại. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo trên DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan