Chứng khoán | 04/08/2023

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Các loại trái phiếu DN hiện nay

Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức đầu tư khá an toàn và bền vững đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về trái phiếu doanh nghiệp. Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì? Nó có thực sự là một hình thức đầu tư cực kỳ an toàn và không có rủi ro nào hay không? Hãy đọc bài viết này ngay bây giờ để tìm ra câu trả lời bạn nhé. 

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Định nghĩa trái phiếu doanh nghiệp
Định nghĩa trái phiếu doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP: “Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Như vậy, trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm trái phiếu có chủ thể phát hành là doanh nghiệp dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán gốc lẫn lãi cho trái chủ khi đến kỳ hạn. Khi có một nhà đầu tư bất kỳ mua TPDN thì nhà đầu tư sẽ trở thành chủ nợ của công ty, doanh nghiệp đó.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay ở thị trường chứng khoán Việt Nam, TPDN được lưu hành ở 2 dạng:

  • Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: là trái phiếu đã được đăng ký chính thức và lưu ký tập trung tại VSD (Trung tâm lưu ký chứng khoán). Trái phiếu niêm yết được giao dịch công khai trên sàn HOSE hay HNX và cần tuân thủ quy định hoạt động được ban hành của Sở Giao dịch Chứng khoán.
  • Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (trái phiếu OTC): là trái phiếu chưa được đăng ký tại VSD. Giao dịch giữa các trái phiếu này chỉ được thực hiện ở thị trường OTC theo nguyên tắc thuận mua vừa bán giữa các nhà đầu tư và không chịu sự quản lý của bất kỳ bên nào.

Đặc điểm và điều khoản của trái phiếu doanh nghiệp

Những đặc điểm của TPDN mà nhà đầu tư nên năm chắc
Những đặc điểm của TPDN mà nhà đầu tư nên năm chắc
  • Kỳ hạn trái phiếu: Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của từng doanh nghiệp để xác định kỳ hạn của từng đợt phát hành trái phiếu.
  • Số lượng phát hành: Doanh nghiệp sẽ quyết định khối lượng trái phiếu phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu: Với thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán gốc – lãi trái phiếu được quy định là Việt Nam Đồng (VNĐ). Với thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi gốc trái phiếu sẽ được quy định bởi thị trường nước sở tại và tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
  • Mệnh giá trái phiếu: Với trái phiếu phát hành trong nước, mệnh giá trái phiếu là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc là bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam. Với trái phiếu chào bán ra quốc tế, mệnh giá sẽ được quy định tại thị trường phát hành.
  • Hình thức phát hành: Chứng chỉ, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp phát hành sẽ quyết định hình thức cụ thể của trái phiếu với mỗi đợt chào bán.
  • Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu được Doanh nghiệp lựa chọn xác định theo ba hình thức: Lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong một đợt phát hành (phụ thuộc vào tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, DN cũng cần tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Nếu lựa chọn hình thức lãi suất thả nổi, DN cũng phải công bố thông tin làm cơ sở tham chiếu cho nhà đầu tư.
  • Quyền lợi của nhà đầu tư: Trái chủ sẽ được thanh toán tiền lãi định kỳ và hoàn lại gốc khi đáo hạn trái phiếu, được hưởng đầy đủ các loại quyền lợi liên quan đến trái phiếu như: quyền chuyển nhượng, quyền tài sản, quyền cho – nhận và thừa kế.

Tổng hợp và Căn cứ Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu doanh nghiệp.

Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và gửi tiết kiệm

Những yếu tố khác biệt giữa TPDN, cổ phiếu, gửi tiết kiệm là gì?
Những yếu tố khác biệt giữa TPDN, cổ phiếu, gửi tiết kiệm là gì?

Để hiểu rõ được nhu cầu đầu tư của bản thân, nhà đầu tư nên nắm rõ kiến thức và tránh nhầm lẫn giữa trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và gửi tiết kiệm.

Dưới đây là bảng so sánh phân biệt trái phiếu, cổ phiếu và gửi tiết kiệm do DNSE tổng hợp.

 

Trái phiếu Doanh nghiệp

Cổ phiếu 

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Vai trò nhà đầu tư

Trái chủ

Cổ đông

Người gửi tiền

Lãi suất

Được công bố trước, theo quy định của DN khi phát hành trái phiếu

Không thể đoán trước, tùy theo sự biến động của giá cổ phiếu và thị trường

Lãi suất cố định được biết trước theo quy định của ngân hàng

Khả năng chuyển nhượng

Được chuyển nhượng, tùy thuộc vào từng loại hoặc theo quy định từng thời kỳ.

Tính linh hoạt cao, dễ dàng mua bán, chuyển nhượng

Rất thấp do ít người chuyển nhượng

Kỳ hạn

Dài hạn từ 2 – 10 năm

Không có kỳ hạn

Linh hoạt, thường dưới 1 năm hoặc tùy theo nhu cầu nhà đầu tư

Mức độ bảo toàn vốn

Trung bình

Thấp

Cao

Phương thức rút tiền đầu tư

Nhận lãi định kỳ, nhận vốn gốc khi đáo hạn

Nhận tiền sau khi bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp

Nhận cả lãi và gốc một lần khi đáo hạn

Những yếu tố quyết định khi đầu tư

– Tình hình kinh doanh của Doanh Nghiệp

– Khả năng trả nợ

– Thương hiệu Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao

– Độ uy tín của ngân hàng

– Ngân hàng có lãi suất hấp dẫn

Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều là một loại hình trái phiếu. Do đó, cả hai loại hình trái phiếu này đều sẽ có những điểm tương đồng như:

  • Là chứng chỉ nợ và tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán nợ cho nhà đầu tư
  • Trái chủ là chủ nợ, được hưởng lãi suất định kỳ và hoàn trả vốn khi đáo hạn.
  • Có khả năng mua bán và chuyển nhượng
  • Lãi suất cao hơn kênh gửi tiền
  • Kỳ hạn thấp nhất là 1 năm

Bên cạnh đó, 2 loại trái phiếu cũng có những điểm khác biệt rõ rệt được tổng hợp bằng bảng so sánh dưới đây:

 

Trái phiếu Doanh nghiệp

Trái phiếu chính phủ

Đơn vị phát hành

Doanh nghiệp tư nhân

Nhà nước

Mục đích phát hành

Vay vốn để giải quyết vấn đề tài chính để mở rộng kinh doanh

Bù đắp thiếu hụt ngân sách ở các dự án, công trình đầu tư công

Hình thức xác định lãi suất

Cố định/ thả nổi/ Kết hợp cố định và thả nổi

Cố định

Kỳ hạn

Ngắn hạn, thường từ 1 – 3 năm

Trung hạn (5 – 10 năm) hoặc dài hạn (20 – 30 năm)

Mức độ an toàn vốn

Tương đôi

Cao (gần như 100%)

Rủi ro

Trung bình. Khả năng rủi ro sẽ bị ảnh hưởng bởi khả năng thanh toán nợ và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Thấp và bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái

Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu

Không

Trên đây là những thông tin, kiến thức về trái phiếu doanh nghiệp và cách phân biệt với cổ phiếu, tiền gửi. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn hạn chế sai sót và bối rối trong quá trình đầu tư của mình.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Thanh Thảo

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan