Chứng khoán | 01/11/2021

Trái phiếu là gì? Phân loại, đặc điểm & lý do phát hành trái phiếu

Nếu đang tìm kiếm một kênh đầu tư có khả năng sinh lời tốt nhưng ít rủi ro thì trái phiếu chính là một lựa chọn lý tưởng cho bạn. Dù vậy, không nhiều người thật sự hiểu về phương thức đầu tư này. Vậy trái phiếu là gì? Có những loại trái phiếu nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Trái phiếu là gì?

Tìm hiểu về trái phiếu
Tìm hiểu về trái phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nợ của người phát hành phải trả cho với người sở hữu trái phiếu. Đầu tư trái phiếu là việc bạn cho một doanh nghiệp (hoặc Nhà nước) vay và nhận lãi định kỳ từ đó. Bên phát hành có nghĩa vụ phải hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi cho nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn. Lợi suất trái phiếu là mức lãi suất mà bạn nhận được từ việc đầu tư.

Ví dụ: bạn mua trái phiếu của công ty A với mệnh giá 200.000 đ có thời hạn trong 2 năm. Điều này tức là bạn đang cho doanh nghiệp A vay 200.000 đ trong thời gian 2 năm với lợi suất 10%/năm. Khi đáo hạn, bạn sẽ được doanh nghiệp hoàn trả lại 200.000 đ. Đồng thời, khi cho vay, bạn cũng sẽ nhận được mức tiền lãi là 200.000 x 10% = 20.000 đồng/tháng. 

Đầu tư trái phiếu hiện đang là một phương án được nhiều người lựa chọn vì nó mang tới nhiều ưu điểm như: ít rủi ro, bảo toàn được nguồn vốn bỏ ra, lợi nhuận ổn định,…

>>> Xem thêm: Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu hiệu quả từ A-Z

Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và nhà đầu tư. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của nhà phát hành.

 

Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, trái chủ sẽ có những quyền lợi sau:

  • Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sợ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
  • Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu đến hạn,thực hiện các quyền kèm theo( nếu có) theo điều kiện, điều khoán của trái phiếu và các thoải thuận với doanh nghiệp phát hành
  • Được dùng trái phiếu chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, được sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mai theo quy định của pháp luật.

Trái phiếu có phải chứng khoán không?

Trái phiếu là sản phẩm của thị trường chứng khoán, được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn từ thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp. Tương tự như khi đi vay tiền, bên phát hành phải thực hiện trả lãi mỗi kỳ và hoàn trả nợ gốc vào ngày đáo hạn.

Phân loại trái phiếu

Hiện nay tại Việt Nam có mấy loại trái phiếu?
Hiện nay tại Việt Nam có mấy loại trái phiếu?

Theo chủ thể phát hành

Dựa theo chủ thể phát hành, có một số loại trái phiếu sau:

  • Trái phiếu Chính phủ: là loại trái phiếu được phát hành bởi Chính phủ nhằm mục đích huy động tiền nhàn rỗi phục vụ cho các hoạt động như đầu tư hoặc phát triển các cơ sở hạ tầng. Đây là loại trái phiếu ít rủi ro nhất nhưng cũng mang lại lợi tức nhỏ nhất.
  • Trái phiếu chính quyền địa phương: là loại trái phiếu được được uỷ quyền hoặc phát hành trực tiếp bởi Ủy ban nhân dân tỉnh với mục đích huy động vốn cho các dự án địa phương.
  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: là loại trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp nhưng được Chính phủ cấp bảo lãnh. Mục đích của hoạt động này chủ yếu nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư công hoặc phục vụ cho các chương trình tín dụng theo kế hoạch của nhà nước.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: là loại trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp với mục đích huy động vốn. Đây là loại trái phiếu có lãi suất lớn nhất.

Theo lợi tức của trái phiếu

Theo loại hình lợi tức, trái phiếu bao gồm 2 loại:

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: đây là loại trái phiếu quy định mức lợi suất không thay đổi và được tính dựa theo mệnh giá của trái phiếu. Ví dụ bạn mua trái phiếu công ty với thời hạn 2 năm với mức lãi suất 12%/năm. Mệnh giá của trái phiếu là 100.000đ, mức lợi tức cố định bạn thu được mỗi năm là: 1.000.000 x 12% = 120.000 đ/năm.
  • Trái phiếu có lãi suất thả nổi: với loại trái phiếu này, lãi suất sẽ được thay đổi theo từng chu kỳ (6 tháng, 1 năm, 1,5 năm,…) tuỳ thuộc vào đơn vị phát hành. Mức lãi suất thay đổi thường dựa theo lãi suất thị trường.

Theo mức độ đảm bảo thanh toán của bên phát hành

  • Trái phiếu có đảm bảo: là loại trái phiếu được phát hành kèm theo một loại tài sản đảm bảo có giá trị. Trong trường hợp bên phát hành không còn khả năng để thanh toán, trái chủ có thể bán tài sản đảm bảo để thu lại số tiền đã cho vay. Mua trái phiếu có đảm bảo sẽ giảm rủi ro mất tiền.
  • Trái phiếu không có đảm bảo: được đưa ra thị trường chỉ dựa trên uy tín của người phát hành chứ không có tài sản đảm bảo kèm theo.

Theo hình thức của trái phiếu

Theo tính chất của trái phiếu

  • Trái phiếu chuyển đổi: loại hình trái phiếu này cho phép người sở hữu có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của công ty đó. Tỷ lệ chuyển đổi và những quy định liên quan sẽ được đề cập cụ thể khi mua trái phiếu. 
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: người sở hữu được quyền mua một lượng cổ phiếu nhất định của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
  • Trái phiếu có thể mua lại: với loại trái phiếu này, nhà phát hành có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ trái phiếu trước khi đáo hạn.

Đặc điểm của trái phiếu

Đặc điểm của trái phiếu
Đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu có một số đặc điểm sau:

  • Có kỳ hạn và lãi suất cụ thể: vì trái phiếu là một loại chứng khoán nợ, mua trái phiếu đồng nghĩa với việc bạn cho doanh nghiệp vay tiền nên sẽ có quy định cụ thể về thời gian hoàn trả vốn cũng như mức lãi mà trái chủ được nhận định kỳ. Kỳ hạn trái phiếu sẽ được tính từ khi trái phiếu được phát hành đến khi trái chủ được hoàn trả vốn lần cuối. Cùng với đó, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, trái chủ sẽ được ưu tiên hoàn trả vốn trước những đối tượng khác.
  • Trái phiếu là một tài sản tài chính: do đó nó có đầy đủ tính chất như tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản. 

Mỗi đợt trái phiếu được phát hành đều kèm theo một bản cáo bạch OC (Offering Circular). Đây là văn bản cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện phát hành trái phiếu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp,… Từ đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc về việc mua trái phiếu. Do vậy, bạn cần đọc kỹ bản cáo bạch trước khi lựa chọn trái phiếu đầu tư.

Về việc phát hành trái phiếu

Mục đích phát hành trái phiếu
Mục đích phát hành trái phiếu

Đối tượng phát hành trái phiếu có thể là Nhà nước (bao gồm cả một số bên như Ngân hàng nhà nước, Kho bạc Nhà nước cùng một số chính quyền địa phương khác) và doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại hình trái phiếu sẽ có yêu cầu khác nhau, doanh nghiệp được phép phát hành.

Nhìn chung, điều kiện tối thiểu để phát hành trái phiếu là doanh nghiệp phải được thành lập ít nhất 1 năm và có Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm trước đó.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các hoạt động đầu tư. Việc phát hành thường đơn giản, không đòi hỏi nhiều điều kiện như việc phát hành cổ phiếu nên đây là một lựa chọn được nhiều công ty ưu tiên.

Đặc biệt, trong trường hợp lượng vốn cần huy động nhỏ hoặc doanh nghiệp không đạt đủ điều kiện để phát hành trái phiếu ra công chúng, trái phiếu riêng lẻ có thể là một lựa chọn. Với phương thức này, doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ cho một số ít nhà đầu tư (dưới 100 người) và không thực hiện truyền thông rộng rãi. Đây là một cách hữu hiệu để huy động được nguồn vốn cần thiết nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.

Việc mua bán trái phiếu thường được thực hiện giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong đó, doanh nghiệp là bên bán trái phiếu và nhà đầu tư thực hiện mua nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Phát hành trái phiếu là một cách thức mà nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích huy động vốn. Ưu nhược điểm của phát hành trái phiếu:

Ưu điểm

  • Thường tốn ít chi phí hơn so với việc phát hành cổ phiếu.
  • Thủ tục nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian.

Nhược điểm:

  • Lượng vốn có thể huy động thường ít hơn so với cổ phiếu

Vai trò của trái phiếu đối với thị trường chứng khoán

Trái phiếu có vai trò quan trọng đối với thị trường chứng khoán nói riêng và tổng quan nền kinh tế nói chung. Đây là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp cũng như ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, trái phiếu cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thông qua trái phiếu, các hình thức đầu tư trở nên đa dạng hơn, nhà đầu tư cũng có nhiều sự lựa chọn hơn, qua đó thu hút được nguồn tiền lớn hơn.

Mong rằng qua đây, các bạn đã có thêm được những kiến thức hữu ích cho hành trình đầu tư của mình. Đừng quên thường xuyên truy cập vào DNSE để cập nhật những kiến thức khác nữa nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan