Kinh tế | 22/11/2022
Trái phiếu nước ngoài là gì? Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu nước ngoài
Trái phiếu nước ngoài đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vậy trái phiếu nước ngoài là gì? Cần phải chú ý gì khi đầu tư vào loại trái phiếu này? Tất cả sẽ có câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Trái phiếu nước ngoài là gì?
Trái phiếu nước ngoài (tên tiếng anh: Foreign Bond) là chứng khoán do một đơn vị tài chính nước ngoài (có thể là chính phủ hoặc doanh nghiệp) với mục đích để huy động vốn dài hạn được niêm yết giá tại sàn chứng khoán.
Các nhà đầu tư vào trái phiếu nước ngoài thường là người dân của nước sở tại, các nhà đầu tư này thường thấy dự hấp dẫn của loại trái phiếu này do họ có thể thêm yếu tố nước ngoài vào danh mục đầu tư mà không cần đến thị trường hối đoái.
Các nhà đầu tư sẽ nhận tiền theo định kỳ do đơn vị phát hành trái phiếu trả. Trừ trường hợp, trong hợp đồng có quy định khác, các nhà đầu tư có thể nhận lại mệnh giá đã ghi trên trái phiếu khi đáo hạn.
Ví dụ: Trái phiếu Matilda được phát hành tại thị trường Úc bởi một doanh nghiệp không phải Úc.
Phân loại trái phiếu nước ngoài
Trái phiếu nước ngoài được chia thành ba loại:
Trái phiếu châu Âu (Eurobonds)
Trái phiếu châu Âu (Eurobonds) là một trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ hoặc các doanh nghiệp nước ngoài với mệnh giá là một loại tiền tệ khác với đơn vị tại thị trường nước phát hành.
Trái phiếu Châu Âu thường được các nhà đầu tư nhóm lại với nhau theo đơn vị tiền tệ (Euro và đơn vị tiền nước khác) để dễ nhận biết. Ví dụ như Euro -Dollar, Euro- Yen,…
Eurobond đầu tiên được phát hành vào năm 1963 bởi Autostrade, công ty điều hành Đường sắt Quốc gia của Ý. Đó là một trái phiếu Eurodollar trị giá 15 triệu đô la.
Mục đích chính của trái phiếu châu Âu là để các tổ chức tăng vốn. Eurobonds thường là công cụ nợ dài hạn, hấp dẫn các nhà đầu tư vì giá trị mệnh giá nhỏ, tính thanh khoản cao, có nghĩa là chúng có thể được mua và bán dễ dàng.
Trái phiếu quốc tế (Global bonds)
Một trái phiếu toàn cầu (Globalbond là một trái phiếu được phát hành ở một số thị trường chứng khoán ở một số quốc gia khác nhau cùng một lúc. Global Bonds thường được phát hành bởi các tập đoàn đa quốc gia với xếp hạng tín dụng cao. Bằng cách phát hành trái phiếu toàn cầu, các tổ chức phát hành có thể thu hút các quỹ từ một loạt các nhà đầu tư và giảm chi phí vay.
Ví dụ: Công ty phát hành trái phiếu tại Hoa Kỳ sẽ bằng đô la Mỹ (USD), đồng thời phát hành trái phiếu toàn cầu ở Hà Lan sẽ bằng Euro.
Trái phiếu Brady (Brady bonds)
Trái phiếu Brady (tên tiếng anh: Brady Bonds) là một loại trái phiếu do chính phủ các nước đang phát triển phát hành với mục đích là đổi các khoản nợ ngân hàng thương mại mà quốc gia vay nợ mà không chi trả được khi đáo hạn sẽ trở thành một trái phiếu mới
Trái phiếu này được tạo ra vào những năm 1980 do cựu bộ trưởng Tài Chính My Brady lên kế hoạch nhằm cứu vớt tình hình các nước Mỹ La Tinh bị vỡ nợ.
Cơ chế đổi nợ thành trái phiếu Brady: các ngân hàng thương mại là chủ nợ sẽ được cung cấp danh mục trái phiếu, như sau:
- Trái phiếu ngang giá (par bonds): 100% mệnh giá của nợ quá hạn sẽ được chuyển thành trái phiếu với mức lãi suất thấp hơn mức thị trường, thời hạn 30 năm và được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
- Trái phiếu chiết khấu (discount bonds): nợ quá hạn sẽ được chuyển thành trái phiếu với một tỷ lệ nhất định hoặc với lãi suất thả nỗi, thời hạn 30 năm và được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
- Trái phiếu không bảo đảm (past-due interest bonds): nợ quá hạn sẽ được chuyển thành trái phiếu với lãi suất thả nổi, thời hạn tối đa 18 năm và được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Rủi ro khi đầu tư trái phiếu nước ngoài
So với đầu tư trái phiếu nội địa thì đầu tư vào trái phiếu nước ngoài hấp dẫn hơn, lợi nhuận cao hơn nhưng điều đó sẽ đồng nghĩa với việc rủi ro cũng sẽ lớn hơn.
- Rủi ro lạm phát: bất kì loại chứng khoán nào đều mang loại rủi ro này, nếu bạn mua trái phiếu này với mức lãi suất có sẵn thì lợi nhuận thực tế mang lại từ trái phiếu sẽ được xác định bằng cách trừ đi mức lạm phát. Lãi suất lạm phát của trái phiếu nước ngoài thường sẽ cao hơn nội địa.
- Rủi ro chính trị: Trái phiếu nước ngoài thường đi kèm với mức độ ổn định của chính phủ hay các doanh nghiệp nước phát hành. Pháp lí, xã hội, kinh tế,.. của nước phát hành đều ảnh hưởng tới giá của trái phiếu. Ví dụ: nếu nước phát hành có chiến tranh thì giá của trái phiếu có thể giảm liên tục.
Lưu ý để đầu tư trái phiếu nước ngoài hiệu quả
Có thể nói trái phiếu nước ngoài là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu điểm như huy động vốn tốt, tính thanh khoản cao,… Tuy nhiên trái phiếu nước ngoài vẫn có độ biến động về tỷ giá đối hoái. Vì vậy, khi đầu tư vào kênh này, các nhà đầu tư cần phải có đủ kinh nghiệm và khả năng nhận biết thị trường, và cũng cần lưu ý đến những điều sau:
Luôn theo dõi thông tin thị trường, nắm rõ tình hình nước phát hành
Thị trường chứng khoán dù là nội địa hay là quốc tế đều là những thị trường đầy rủi ro với những biến động không thể lường trước được. Vì thế, các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ các thông tin thị trường, lãi suất và xác nhận xem rủi ro đi kèm nó là bao nhiêu. Đồng thời theo dõi tin tức nước phát hành, nếu có biến động thì giá cũng sẽ thay đổi theo.
Xác định mức đầu tư vào trái phiếu nước ngoài
Các nhà đầu tư không nên chi quá nhiều vượt mức tài chính của mình vào loại trái phiếu này. Đôi khi nó sẽ khiến bản thân nhà đầu tư gặp stress và luôn căng thẳng vì giá đột nhiên thay đổi.
Luôn có một cái đầu lạnh cùng với chiến lược phù hợp
Các nhà đầu tư hãy luôn bình tĩnh khi trước biến động của thị trường, có chiến lược mua bán hợp lý khi giá giảm hoặc giá tăng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới trái phiếu nước ngoài. Tuy nhiên, nếu là người mới, bạn không nên quá vội vàng mà đầu tư ngay vào kênh này. Hãy tìm hiểu thật kỹ, cân nhắc cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định. Chúc bạn luôn thành công!