Kinh tế | 10/01/2024

Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital)? So sánh vốn cấp 1 và vốn cấp 2

Vốn cấp 2 là vốn bổ sung do ngân hàng dự trữ. Nó ít đáng tin cậy hơn vốn cấp 1 vì nó bao gồm các tài sản khó thanh lý và khó đo lường chính xác hơn. Trong bài viết dưới dây sẽ nói rõ hơn về khái niệm vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) là gì và những vấn đề xung quanh chủ đề này.

Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) là gì?
Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) là gì?

Vốn cấp 2 là gì ?

Thuật ngữ vốn cấp 2 (Tier 2 capital) ám chỉ một phần số tiền mà ngân hàng cần phải dự trữ. 

Vốn cấp 2 là vốn bổ sung của ngân hàng được sử dụng để duy trì và đáp ứng yêu cầu về số. 

Vốn cấp 2 bao gồm các mục sau:

  • Vốn tăng do đánh giá lại tài sản: Đây là khoản vốn được tạo ra khi giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên.
  • Các khoản dự phòng tổn thất chung: Đây là khoản dự phòng được lập để bù đắp cho các khoản lỗ tiềm ẩn mà ngân hàng có thể phải chịu.
  • Vốn bổ sung từ các công cụ nợ hỗn hợp: Đây là các khoản nợ có thể được chuyển đổi thành vốn cấp 1 trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn.
  • Đầu tư tài chính vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác: Đây là khoản đầu tư mà ngân hàng có thể sử dụng để bù đắp cho các khoản lỗ tiềm ẩn.

Đặc điểm của Tier 2 capital

Vốn cấp 2 phụ thuộc vào vốn cấp 1 nhưng kém an toàn hơn vì khó khăn hơn khi cần phải chuyển đổi thành tiền mặt. 

Vốn cấp 2 được chia thành hai cấp độ:

  • Bậc trên bao gồm các loại chứng khoán vĩnh viễn, cao cấp hơn so với vốn và vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, nó cũng bao gồm các dự trữ tái định giá và đầu tư vào tài sản cố định
  • Bậc dưới có đặc điểm là ngân hàng phát hành không tốn nhiều chi phí, bao gồm các khoản nợ thứ cấp với thời hạn tối thiểu là 5 năm.

Cách thức hoạt động của vốn cấp 2

Các yêu cầu về vốn của ngân hàng tuân theo Hiệp ước Basel quốc tế. 

Theo hiệp ước này, ngân hàng phải giữ một lượng tiền mặt cố định hoặc các tài sản dễ chuyển đổi khác nhắm mục đích đảm bảo có đủ tiền để trả nợ khi cần.

Vốn của ngân hàng được chia thành hai phần: Vốn cấp 1 cốt lõi và Vốn cấp 2 bổ sung. 

Tỷ lệ vốn của ngân hàng được tính bằng cách chia số tiền vốn của ngân hàng cho tổng tài sản dựa trên rủi ro.

Yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ vốn của ngân hàng là 8%, trong đó 6% phải đến từ vốn cấp 1. Phần còn lại có thể là vốn cấp 2. 

Với vốn cấp 1, vốn cấp 2 cung cấp cho ngân hàng một “gối tài chính” để đảm bảo ngân hàng có đủ tiền khi cần phải bán tài sản.

Các khoản cấu thành vốn cấp 2

Các khoản cấu thành nên Tier 2 Capital
Các khoản cấu thành nên Tier 2 Capital
  • Khoản đầu tiên là dự trữ tái định giá: Đây là khoản dự trữ được tạo ra từ việc đánh giá lại tài sản của công ty. Ví dụ: ngân hàng sở hữu một tòa nhà. Theo thời gian, bất động sản đó có xu hướng tăng giá do đó tạo ra một khoản dự trữ.
  • Khoản thứ hai là dự phòng tổng quát: Đây là tiền dự trữ để ngân hàng đối phó với những thiệt hại có thể phải chịu trong tương lai, mà số tiền chính xác chưa được xác định. Số tiền dự phòng tổng quát được phép là 1,25% tổng tài sản rủi ro (RWA) của ngân hàng.
  • Khoản thứ ba là các công cụ vốn hỗn hợp: Loại vốn này là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu chuyển đổi là vị dụ điển hình về loại công cụ này. 
  • Khoản thứ 4 là nợ thứ cấp: Đây là loại nợ ưu tiên thấp hơn so với tiền gửi thông thường và các khoản nợ khác, bao gồm các khoản vay có hạn tối thiểu là 5 năm.

So sánh vốn cấp 1 và vốn cấp 2

Như đã nói ở trên, vốn dự trữ của ngân hàng được chia thành các cấp.

Khác với vốn cấp 2, vốn cấp 1 là vốn cốt lõi, có mức độ an toàn nhất và là một chỉ báo tốt về sức khỏe tài chính của ngân hàng. Vì nó dễ dàng được tính toàn chính xác, các tài sản cũng thuộc danh mục dễ thanh lý. 

Vốn cấp 1 bao gồm các khoản dự trữ được tiết lộ – xuất hiện trên báo cáo tài chính của ngân hàng và vốn tự có. Nó giúp ngân hàng trang trải các khoản lỗ, để có thể duy trì hoạt động hàng ngày. 

Tổng vốn của một ngân hàng được tính bằng cách cộng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 lại với nhau. Các cơ quan quản lý thường sử dụng tỷ lệ giữa hai nguồn vốn này để xác định và xếp hạng mức độ an toàn vốn của ngân hàng.

Lưu ý đặc biệt về Tier 2 Capital

Những lưu ý đặc biệt của Tier Capital 2
Những lưu ý đặc biệt của Tier Capital 2

Ở một số quốc gia, ngân hàng có thể tính dự trữ ẩn vào phần Tier 2 Capital của họ. Những dự trữ này là lợi nhuận ngân hàng kiếm được, nhưng không được ghi trong các tài liệu công khai. Tuy vậy, nó vẫn được xem là tài sản thực sự.

Ở các nước khác, cơ quan quản lý tài chính chấp nhận tính những dự trữ ẩn này là một phần của vốn cấp 2. 

Tuy nhiên, đa số các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, không cho phép loại vốn này được sử dụng để đáp ứng yêu cầu dự trữ một cách hợp lệ.

Vốn cấp 2 là một trong những công cụ đánh giá tiềm lực tài chính của một ngân hàng chính xác. Tuy nhiên, vẫn phải cần thêm những công cụ đánh giá khác để có kết quả chính xác nhất, hỗ trợ các ngân hàng có những phương pháp điều chỉnh phù hợp.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lưu Kim Lân

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan