ACB triển khai tín dụng xanh/xã hội, đồng hành cùng doanh nghiệp tăng trưởng bền vững
Ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp ESG
“Xanh hoá” tín dụng là một trong những hành động được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu. Tại Việt Nam, những năm trở lại đây, thị trường tín dụng xanh bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ khi hàng loạt các ngân hàng tham gia vào “cuộc đua” đẩy mạnh dòng vốn xanh. Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm trong giai đoạn giai đoạn 2017-2022. Tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Đáng chú ý, trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). Các chuyên gia dự báo, tốc độ tăng trưởng của tín dụng xanh sẽ còn bùng nổ trong tương lai khi nguồn vốn dần hướng tới tập trung ưu tiên cho dự án xanh. Ước tính gần đây của IFC cũng cho thấy, đầu tư cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030, trong đó, nguồn vốn tín dụng xanh đóng vai trò tạo đà cho phát triển thị trường.
Là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện ESG tại Việt Nam, mới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã tung ra gói tín dụng 2.000 tỷ đồng hướng tới doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc danh mục xanh hoặc thuộc danh mục xã hội. Gói Tín dụng Xanh/Xã hội sẽ chính thức triển khai từ đầu năm 2024. Đây là một trong những sản phẩm ESG mới mà ACB đưa ra thuộc chuỗi hoạt động kinh doanh khi theo đuổi phát triển bền vững, đặt ESG là mục tiêu định hình phát triển.
Gói tín dụng này đươc xây dựng dựa trên các danh mục và tiêu chí của Khung tài chính xanh/ bền vững, được tư vấn và hướng dẫn bởi Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đảm bảo tuân thủ theo các quy tắc quốc tế mà vẫn nhất quán và phù hợp với các quy trình nội bộ của ACB. Khung tài chính xanh/ bền vững này sẽ tuân theo các Nguyên tắc trái phiếu xanh và Nguyên tắc trái phiếu bền vững được thiết lập bởi Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và các Nguyên tắc cho vay xanh/ bền vững được thiết lập bởi Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA).
Với quy mô 2.000 tỷ đồng, ACB dự kiến sẽ mang đến nhiều ưu đãi cho nhóm doanh nghiệp đang chuyển mình xanh hoá với các giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng. Đơn cử như nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực như năng lượng tái tạo (điện mặt trời); sử dụng năng lượng hiệu quả; công trình xanh; kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm; giao thông vận tải sạch (bao gồm xe hybrid); quản lý nước bền vững và xử lý nước thải; quản lý bền vững môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất.
Bên cạnh đó, gói tín dụng này cũng dành ưu đãi cho nhóm doanh nghiệp đủ điều kiện và do phụ nữ làm chủ với mong muốn thúc đẩy sự tiến bộ và trao quyền bình đẳng.
Đúng như thông điệp “đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững”, mức lãi suất mà ACB đưa ra đầy hấp dẫn khi chỉ ở mức 6%/năm cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, gói Tín dụng Xanh/Xã hội ưu đãi cho các khoản vay lên đến 24 tháng và được miễn/giảm phí trả nợ trước hạn...
Ngoài ra, với mục tiêu đồng hành để doanh nghiệp tiếp tục tối ưu chi phí, gia tăng hiệu quả kinh doanh, ACB cung cấp thêm giải pháp tài chính “ACB 0 phí” với nhiều giải pháp ưu việt, dành cho dịch vụ tài khoản, quản lý dòng tiền, chuyển tiền quốc tế hoặc cấp tín dụng theo phương thức Thư tín dụng L/C, bảo lãnh, Tài trợ hợp đồng xuất khẩu,....
Không chỉ mang đến dòng vốn bền vững, các giải pháp tài chính mà ACB tung ra còn tích hợp nhiều ưu đãi nhằm giúp doanh nghiệp giải bài toán chi phí, gia tăng lợi nhuận. Hơn hết, đó còn là động lực, bệ phóng chắc chắn để doanh nghiệp xanh hoá.
Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững
Hơn 10 năm trước, khi khái niệm ESG còn xa vời, ACB xác định tầm nhìn về phát triển bền vững và bắt đầu lên kế hoạch để giảm phát thải nội bộ, cung cấp các khóa học về môi trường, xây dựng văn hóa bình đẳng. Kể từ đó, hàng loạt chuỗi chương trình được đưa ra như dọn rác, bảo vệ môi trường, cùng các giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm cũng như quản lý nước bền vững và xử lý nước thải.
Trong năm 2023 vừa qua, ACB là một trong những ngân hàng tại Việt Nam tiên phong công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững. Chuỗi hoạt động bảo vệ môi trường do ACB khởi xướng đã truyền cảm hứng và lan toả tình yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với môi trường sống đến cổ đông, đối tác, khách hàng và cộng đồng.
Đẩy nhanh hơn nữa lộ trình đạt mục tiêu ESG, ACB không ngừng nỗ lực sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới, tương thích với nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh ESG đang hiện hữu ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, với vai trò "huyết mạch". Đó cũng là lý do mà gói Tín dụng Xanh/Xã hội của ACB ra đời, là nguồn tài chính bền vững giúp doanh nghiệp chuyển xanh. Đây còn là bước hiện thực hoá hành trình ESG cho khách hàng mở rộng kinh doanh, sản xuất và phát triển bền vững cùng các dự án đúng quy chuẩn đánh giá theo tiêu chí gói Tín dụng Xanh/Xã hội của ACB.
Theo ACB, việc tích hợp chiến lược phát triển bền vững vào các hoạt động kinh doanh còn là cách mà ngân hàng này đồng hành cùng khách hàng và đối tác phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng gắn với nhiệm vụ phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh của NHNN đề ra. Trong thời gian tới, ACB sẽ công bố về Khung trái phiếu xanh/ bền vững, nhằm gia tăng thêm nguồn vốn xanh tài trợ cho các dự án xanh tại Việt Nam, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thêm lựa chọn và cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững.
Xem thêm tại cafef.vn