Áp lực bán hạ tỷ trọng lan rộng, nhà đầu tư thận trọng Fomo

14h25: VN-Index chủ yếu rung lắc hẹp quanh mốc 1.245 điểm với áp lực bán hạ tỷ trọng diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành. Tuy vậy, lực nâng đến từ nhóm cổ phiếu ngoài rổ VN30 vẫn là yếu tố quan trọng giữ nhịp thị trường.

ten-te0.png

13h30: VN-Index tăng 12 điểm chỉ ít phút sau khi phiên chiều bắt đầu, chỉ số vượt trở lại mốc 1.245 điểm với lực mua dần chiếm ưu thế ở loạt cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn.

Bên cạnh đóng góp của một số cổ phiếu VN30 như GVR (tăng trần), VRE-BID tăng trên 2%; PLX, MWG, FPT tăng trên 1% còn có sự hiện diện của các cổ phiếu như VTP, SIP, HAH, LPB, VCI, NLG, EIB...

11h30: Thị trường nới rộng biên độ tăng về cuối phiên sáng với việc VN-Index tăng hơn 8 điểm lên 1.243,55; HNX-Index tăng gần 1 điểm lên 234,8 điểm.

Trong khi nhóm cổ phiếu tài chính (bao gồm ngân hàng, chứng khoán) giao dịch phân hóa, dòng tiền giao dịch mạnh mẽ ở nhóm bất động sản - xây dựng kéo tăng các mã DIG, VRE, KBC, VHM, NVL, NLG...

Ở nhóm cao su, cổ phiếu GVR, DPR cùng tăng trần. Tại nhóm bán lẻ, DGW tăng trần, FRT và PET cùng tăng hơn 4%, MWG tăng 2,6%.

Hay như nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin cũng bứt phá mạnh với FPT, CTR, ELC VGI, VMG…

10h50: Cổ phiếu DGW của Thế giới số được kéo hết biên độ tại mức 63.400 đồng/cp. Mã công nghệ thông tin và ELC cũng chung trạng thái.

dgg.png
Diễn biến giá cổ phiếu DGW

VN-Index tăng 3 điểm lên mức 1.238 điểm với trạng thái phân hóa cùng thanh khoản chậm lại. Dù vậy, một số cổ phiếu nhóm bán lẻ, xây dựng, bất động sản khu công nghiệp như DGW, PET, FRT, SIP, D2D, SZB, CTR vẫn ghi nhận các mức tăng trên 4%.

>> Tháng 5 vận hành chính thức hệ thống KRX?

9h50: Thị trường chứng khoán mở cửa rung lắc nhẹ quanh tham chiếu 1.235 điểm. VN-Index tăng sớm sau ATO trước khi đảo chiều giảm nhẹ sau đó.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành 15.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong phiên giao dịch ngày 11/3, trùng với thời điểm tỷ giá và giá USD tăng "nóng" trở lại.

Tuy nhiên, những phản ứng của thông tin này trên thị trường đầu phiên 12/3 là chưa thực sự rõ nét. Điều này tương đối khác so với diễn biến của đợt phát hành tín phiếu cách đây nửa năm khiến VN-Index đảo chiều giảm mạnh hơn 200 điểm (từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10/2023).

Trên cả 3 sàn, phe bán đang lấn lướt chiều mua. Sắc đỏ hiện diện ở hầu hết các nhóm ngành trong đó có ngân hàng, chứng khoán, bất động sản (cùng giảm dưới 0,4%).

Ngược lại, một số cổ phiếu tiếp tục thị uy sức mạnh tăng giá trong đó có CTR (+6,2%), DGW (+3,4%), FTS (+1,6%), DPR (+1,3%), FPT (+1,4%)...

Cổ phiếu VTP trong phiên "ra mắt" sàn HoSE nhanh chóng được kéo hết biên độ (+20%) lên mức 78.400 đồng/cp, qua đó lọt Top 5 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index.

>> Gần 20 mã chứng khoán lập đỉnh, 4 cổ phiếu họ FPT cùng ghi danh

Xem thêm tại nguoiquansat.vn