Ba kỳ vọng cho doanh nghiệp thép
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 21/8 với sắc xanh nhẹ. Nhóm cổ phiếu thép nhanh chóng thu hút dòng tiền mạnh mẽ và ghi nhận mức tăng giá ấn tượng. Cụ thể, SMC tăng kịch trần; TVN và TLH tăng trên 3%; GDA, NKG và HSG tăng trên 2%, trong khi TIS và HPG tăng hơn 1%.
Đây là phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp của nhóm cổ phiếu thép kể từ cuối tuần trước, sau nhịp giảm giá từ 15-30% trong 1-2 tháng qua.
Kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp thép trong quý II/2024 |
Nhận điện thách thức và cơ hội
Ngành thép hiện đối mặt với một số thách thức, bao gồm giá thép rẻ từ Trung Quốc và một số thị trường khác ồ ạt vào Việt Nam, gây áp lực cạnh tranh về giá bán và thị phần cho doanh nghiệp thép nội địa. Một số thị trường xuất khẩu như EU và Ấn Độ cũng đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép Việt Nam.
Ngoài ra, thị trường bất động sản và xây dựng trong nước không có dấu hiệu khởi sắc mạnh mẽ.
Tuy nhiên, ngành thép vẫn có triển vọng tích cực nhờ:
Ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã thực hiện điều tra áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó Hoa Sen được đánh giá hưởng lợi.
Ngày 29/7/2024, Bộ Công Thương tiếp tục điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) từ Trung Quốc và Ấn Độ (Hòa Phát được đánh giá hưởng lợi).
Một số công ty chứng khoán dự đoán các biện pháp này sẽ sớm được thông qua, hỗ trợ doanh nghiệp thép trong nước, đặc biệt là các công ty đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim, trong bối cảnh thép rẻ tràn vào Việt Nam.
Hơn nữa, ba luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2024 trở đi. Đây là thị trường tiêu thụ hơn một nửa lượng thép sản xuất của các doanh nghiệp lớn trong ngành.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn