CEO Vietcombank (VCB): Tín dụng bán lẻ giảm do cho vay bất động sản tiêu dùng chậm lại

CEO Vietcombank (VCB): Tín dụng bán lẻ giảm do cho vay bất động sản tiêu dùng chậm lại

Theo ông Tùng, nguyên nhân dư nợ tín dụng bán lẻ giảm là do tín dụng bất động sản tiêu dùng có xu hướng giảm từ quý IV/2023 đến tháng đầu năm 2024. Ngoài ra, kinh tế khó khăn, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng bị các dự án về bất động sản mở bán cũng có xu hướng giảm trong bối cảnh thị trường khó khăn.

Đối với tín dụng bán buôn giảm là do còn vướng mắc nhiều về pháp lý; khó khăn toàn cầu làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, đối với Vietcombank thì dư nợ tín dụng bán buôn lớn hơn bán lẻ. Ngoài ra, một số khách hàng cũng có nhu cầu trả nợ trước hạn đối với các khoản vay ngắn hạn để quyết toán cuối năm. Đây cũng là một trong những lý do khiến dư nợ tín dụng của Ngân hàng có xu hướng giảm tháng đầu năm.

Theo ông Tùng, Vietcombank luôn triển khai chính sách lãi suất cho vay thấp so với mặt bằng chung của thị trường để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh thị trường có khó khăn hiện nay. Trong thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục tiết giảm chi phí để có thể giảm tối đa lãi suất.

Tuy nhiên, hiện mặt bằng lãi suất đã giảm sâu về trước thời kỳ Covid-19, do đó lãi suất không còn là vấn đề trong vay nợ của khách hàng. Do đó, vấn đề công bố lãi suất cho vay bình quân đối với khách hàng doanh nghiệp cũng cần được xem xét.

Vietcombank vẫn tập trung tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh và hiện dư nợ cho vay lĩnh vực này chiếm khoảng 30% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng đẩy mạnh cho vay ở các lĩnh vực khác cũng như đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân và nhà ở xã hội...

Đối với cơ sở hạ tầng, Vietcombank là một trong ba ngân hàng quốc doanh (gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV) sẽ ký hợp đồng tài trợ vốn cho dự án xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành với quy mô lên tới 1,8 tỷ USD.

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn