Chính phủ hối thúc Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh tiến độ xử lý ngân hàng yếu kém
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024.
Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình các thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng can thiệp thị trường để ổn định thị trường ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12/2024. Giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu.
Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng kịp thời, hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh tế. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, lãi suất cho vay, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.
Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về thị trường tiền tệ, bảo đảm hoạt động ngân hàng lành mạnh, bền vững. Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số hoạt động ngân hàng và bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12/2024. Giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu.
Trước đó (ngày 11/11), báo cáo giải trình thêm sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ vừa qua hợp lý, đã ổn định hệ thống và xử lý được hai ngân hàng 0 đồng.
Trước đó, đã có 3 ngân hàng được đưa vào diện bắt buộc mua lại 0 đồng, gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và một ngân hàng kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á (DongABank). Đến cuối tháng 10/2022, SCB cũng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chuyển giao CBBank và OceanBank về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân Đội (MB). Còn hai ngân hàng khác là GPBank và DongA Bank dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thiện phương án và chuyển giao trong tương lai.
Xem thêm tại vneconomy.vn