Chinh phục bất thành, VN-Index đảo chiều sau khi chạm mốc 1.300 điểm

Trước đó, VN-Index kết phiên 26/9 ở mức 1291,49 điểm, tăng 0,31% khối lượng giao dịch giảm nhẹ 1,57% và bằng 130% mức trung bình. Như vậy, chỉ số tiếp tục hướng đến mốc 1.300 điểm trong những ngày cuối quý III/2024 - thời điểm nhiều quỹ đầu tư sẽ chốt giá trị tài sản ròng.

Bước sang phiên giao dịch ngày 27/9, tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra tương đối hưng phấn đặc biệt ở nhóm ngân hàng và điều này giúp tiếp tục kéo các chỉ số đi lên. 

Có thời điểm VN-Index chạm mốc 1.300 điểm nhưng ngày sau đó, áp lực bán được kích hoạt và điều này khiến các chỉ số thu hẹp đáng kể đà tăng. Diễn biến rung lắc trở nên mạnh hơn vào phiên chiều và chỉ số chính VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

Tâm điểm của sự chú ý trong phiên hôm nay tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng khi dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào. TPB, SHB và VPB là ba cổ phiếu ngân hàng gây sự chú ý lớn nhất ở phiên sáng khi đồng loạt tăng giá mạnh. Có thời điểm, SHB tăng đến gần 4,7%, TPB sau phiên bứt phá hôm qua cũng có lúc tăng đến 3,3%. Còn đối với VPB, cổ phiếu này giao dịch sôi động và có thời điểm tăng đến 2,8%. Tuy nhiên, áp lực chốt lời quá mạnh đều khiến các cổ phiếu này thu hẹp đà tăng. Chốt phiên, VPB tăng 0,77%, TPB tăng 1,5% và SHB tăng 2,33%. 

Trong khi đó, STB lại là cổ phiếu ngân hàng gây chú ý nhất ở phiên chiều khi nhận được lực cầu mạnh ở khoảng thời gian cuối phiên. Đóng cửa phiên giao dịch, STB tăng 2,6% và khớp lệnh hơn 22 triệu đơn vị.

CTG là cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp 0,78 điểm. Chốt phiên, CTG tăng 1,65% và khớp lệnh 15,6 triệu đơn vị. 7 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index phiên hôm nay đều thuộc nhóm ngân hàng. Một số cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoánbất động sản cũng biến động tương đối tích cực, trong đó, MBS tăng 1,6%, DXG tăng 1,5%, AGR tăng 1%...

Ở chiều ngược lại, khá nhiều các cổ phiếu lớn giảm giá và gây áp lực mạnh lên thị trường chung. VHM giảm 2,25% và lấy đi của VN-Index đến 1,06 điểm. GVR giảm 1,1% và cũng lấy đi 0,39 điểm của chỉ số này. Các mã như GAS, MWG, PLX, BCM… cũng có biến động không tốt ở phiên hôm nay.

Tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, HDG bất ngờ giảm đến 2,25% dù có thời điểm tăng gần 2,3% trong phiên. Hàng loạt các mã như PVD, DBC, DCM… đều chìm trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,57 điểm (-0,04%) xuống 290,92 điểm. Toàn sàn có 148 mã tăng, 228 mã giảm và 95 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,21 điểm (-0,09%) xuống 235,71 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 92 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (0,43%) lên 93,9 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 951 triệu cổ phiếu, trị giá 21.562 tỷ đồng, tương đương với mức hôm qua, trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm 2.266 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt là 1.736 tỷ đồng và 740 tỷ đồng.

VPB đứng đầu giá trị giao dịch toàn thị trường với 1.247 tỷ đồng. Tiếp sau đó, TPB giao dịch 1.017 tỷ đồng. Tương tự, về giá trị giao dịch, cổ phiếu của VPBank và TPBank tiếp tục dẫn đầu và cán mốc thanh khoản nghìn tỷ đồng. 

Top cổ phiếu được khối ngoại mua - bán mạnh nhất.
Khối ngoại nối dài chuỗi mua ròng. Trong 8/10 phiên gần đây, lực mua thắng thế trong nhóm các nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị mua ròng trong phiên đạt 228 tỷ đồng, thấp hơn phiên hôm qua. 
FPT dẫn Trong đó, FPT là cổ phiếu được khối ngoại săn mua nhiều nhất với giá trị mua ròng trên trăm tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn cũng được tập trung mua như TPB (95 tỷ đồng), VNM (79 tỷ đồng), SSI (61 tỷ đồng), CTG (43 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, lực bán chủ yếu ở 3 cổ phiếu gồm VPB (161 tỷ đồng), HPG (73 tỷ đồng), MWG (67 tỷ đồng). VPB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất nhưng vẫn giữ được sắc xanh

Xem thêm tại baodautu.vn