Chính thức mở chốt quan trọng nhất cho loạt dự án trong Quy hoạch điện VIII - cú hích lớn với PVB, PVD, PVS?

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện nhà máy tuabin khí chu trình hỗ hợp sử dụng khí hóa lỏng.

Theo đó, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG năm 2024 là từ 0 - 2.590,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức mức giá trần là 2.590,85 đồng/kWh. Quyết định về khung giá phát điện nhà máy tuabin khí chu trình hỗ hợp sử dụng khí hóa lỏng có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 27/5/2024.

Các thông số sử dụng tính toán mức giá trần này bao gồm: công suất tinh 1.579.125 kW; suất tiêu hao nhiệt tinh ở mức tải 85% (6.330,2 BTU/kWh); giá LNG (không bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí tồn trữ, tái hóa và phân phối khí sau tái hóa) là 12,9792 USD/triệu BTU; tỷ giá 24.520 đồng/USD.

Căn cứ vào khung giá phát điện trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị phát điện sẽ đàm phán giá mua bán điện chính thức không vượt qua mức giá trần.

Giá bán khí, điện - “kim chỉ nam” để đẩy nhanh dự án trong Quy hoạch điện VIII

Đáng chú ý, theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án). Trong đó, nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước có 10 dự án, nhà máy điện khí LNG có 13 dự án.

Song, đến thời điểm hiện tại, hầu hết dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư vẫn chưa có nhiều tiến triển. Việc "giậm chân tại chỗ" một phần nguyên nhân do các vướng mắc liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng tại các địa phương; một số địa phương chưa thể đàm phán, ký kết thỏa thuận đấu nối cho dự án do chưa xác định được chủ đầu tư các dự án đường dây truyền tải để giải tỏa công suất; các đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư của nhà đầu tư chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành…

Tuy nhiên, phần việc quan trọng nhất để có được quyết định đầu tư cuối cùng của dự án là các bên liên quan đàm phán được giá bán khí, bán điện. Đây được coi là “kim chỉ nam” nếu muốn đẩy nhanh dự án.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, không chỉ bảo đảm đủ tổng nguồn trong Quy hoạch, mà còn là nguồn điện nền để huy động, khai thác nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời. Như vậy, quyết định mới ban hành có thể là động lực giúp các dự án điện khí được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện.

PVB, PVC, PVD, PVS - Kỳ vọng từ siêu dự án

Chính thức mở chốt quan trọng nhất cho loạt dự án trong Quy hoạch điện VIII - cú hích lớn cho PVB, PVD, PVS?
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu tập trung đẩy nhanh các dự án khai thác khí quan trọng Lô B. Theo Bộ Công Thương cho biết, dự án Lô B sẽ đón dòng khí đầu tiên chậm nhất vào quý 3/2026. Nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn I và IV sẽ tiêu thụ khí đầu tiên, sau đó là các dự án Ô Môn III và II.

Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 10 tỷ USD. Việc dự án triển khai sẽ thúc đẩy hoạt động cho các doanh nghiệp dầu khí mảng xây lắp PVS, PVD, PVC, PVB,… Do đó, bất kỳ tin tức nào liên quan đến tiến độ dự án Lô B đều có thể đóng vai trò là chất xúc tác tích cực cho một số mã cổ phiếu ngành này.

Chính thức mở chốt quan trọng nhất cho loạt dự án trong Quy hoạch điện VIII - cú hích lớn cho PVB, PVD, PVS?
Nguồn: VCI

Chứng khoán Vietcap (VCSC) đánh giá PVS là công ty được hưởng lợi sớm nhất với các hợp đồng cơ khí dầu khí tiềm năng trị giá 500 triệu USD từ năm 2024.

Hồi cuối năm 2023, Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) đã hợp đồng EPC dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn với Liên danh nhà thầu Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) - Lilama 18 (Lilama 18).

Về PV Drilling (PVD), doanh nghiệp ước tính sẽ có hơn 1.000 giếng cho dự án lớn Lô B - Ô Môn, và 3 giàn khoan từ đầu năm 2026. Bên cạnh các hợp đồng khoan tiềm năng, PVD dự kiến tham gia đấu thầu các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, các dịch vụ liên quan đến khoan cho dự án Lô B và đang xem xét các phương án khả thi nhất để tham gia.

Nhà điều hành dự án khí Lô B cũng đã ký kết hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án với các nhà cung cấp dịch vụ (Liên danh PSL Orion, CTCP Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam, Liên danh PV Chem - Amoria Bond, Xí nghiệp Dịch vụ Đầu tư Khoan Dầu khí - thuộc PVD).

PVChem (PVC) cũng là một trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khâu thượng nguồn cho dự án Lô B - Ô Môn (cung cấp bùn khoan và hoá chất khoan trong đó giá trị hợp đồng đạt 335 tỷ đồng).

Về PV Coating (PVB), doanh nghiệp dầu khí có cổ phiếu tăng mạnh nhất nửa tháng qua là đơn vị độc quyền trong nước về thực hiện các dự án bọc ống dẫn dầu khí. PVB cho biết luôn chủ động bảo dưỡng sửa chữa hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị,… để sẵn sàng thi công bọc ống cho dự án trọng điểm Lô B, Cá Voi Xanh.

Ước tính hợp đồng bọc ống chiếm khoảng 5 - 6% tổng mức đầu tư dự án Lô B - Ô Môn với chiều dài đường ống toàn tuyến là hơn 340 km; doanh thu kỳ vọng từ 1.800 - 2.200 tỷ đồng. Với biên lợi nhuận gộp kỳ vọng trung bình 22 - 25% và có thể cao hơn vì nhà máy khấu hao hết, PVB có thể mang về khoảng 450 - 500 tỷ lợi nhuận gộp từ giữa năm 2022 đến nửa đầu năm 2024, tương ứng lãi ròng 300 - 400 tỷ đồng.

PVC-MS (PXS) cùng Vietsovpetro là thầu phụ cho dự án Lô B - Ô Môn với hợp đồng trị giá 1,27 tỷ USD - cung cấp 1 giàn khoan xử lý trung tâm và nhiều giàn dầu giếng.

Chính thức mở chốt quan trọng nhất cho loạt dự án trong Quy hoạch điện VIII - cú hích lớn cho PVB, PVD, PVS?
Nguồn: MBS

Trong cập nhật mới nhất của MBS, công ty chứng khoán này nhận định một số doanh nghiệp niêm yết có thể được hưởng lợi nhờ tham gia vào các công đoạn khác nhau của chuỗi dự án Lô B – Ô Môn, có thể kể đến: PVS (tham gia các gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 ở khâu thượng nguồn; tham gia gói thầu EPC đường ống bờ), PVD (có thể tham gia vào giai đoạn đầu của dự án từ năm 2025 và khoan các giếng khai thác bổ sung vào giai đoạn sau của dự án), GAS (quản lý đường ống vận chuyển khí Lô B).

Xem thêm tại nguoiquansat.vn