Chủ tịch Chứng khoán SSI: Giới trẻ Việt Nam ngày khó có thể cạnh tranh để một mảnh đất hay một căn nhà nên đầu tư tài sản ảo là một xu hướng tất yếu
Ngày 3/12, CTCP Chứng khoán SSI phối hợp cùng tập đoàn FPT đã tổ chức sự kiện "Vietnam Tech Impact Summit 2024". Bên lề sự kiện, đã có rất nhiều người đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Chứng khoán SSI rằng nếu hợp pháp hóa tài sản số thì có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán không. Nhiều người cũng đặt thắc mắc rằng trong thời gian qua giá bitcoin trên thế giới tăng 'phi mã' trong khi thanh khoản thị trường chứng khoán giảm sâu thì có phải do mọi người rút tiền đi đầu tư tiền ảo không.
Trả lời cho những thắc mắc này, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết trong thị trường tài chính có rất nhiều loại sản phẩm. Tài sản ảo cũng là một loại sản phẩm trong đó, có thể một loại tài khoản tiết kiệm như vàng, đô la, coin hay cổ phần doanh nghiệp.
"Muốn hay không muốn chúng ta không thể dùng phương án cấm chỗ này để giữ chỗ khác được. Tôi cho rằng người có tài sản cần có quyền định đoạn tài sản của mình. Cái có thể làm được là tạo một môi trường pháp lý để người tham gia không bị lừa. Đó mới là điều quan trọng" , Chủ tịch SSI chia sẻ.
Nói về tầm quan trọng của khung pháp lý với tài sản số, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng cần coi tài sản số là một loại tài sản, giống như tiền, vâng hay bất động sản. "Tôi lấy ví dụ bây giờ ông nào có nhiều bitcoin mà ông ấy li dị vợ vì đó không phải là tài sản. Tôi mong tài sản ảo có thể được công nhận là một loại tài sản" , Chủ tịch SSI nói. Khi tài sản số đã được công nhận là một tài sản hợp pháp thì nhà đầu tư có thể có quyền sở hữu, quyền định đoạt như cho tặng, mua bán… các loại quyền liên quan đến tài sản.
Một điều quan trọng hơn là phải có khung pháp lý để cho những người tạo tài sản số yên tâm làm việc của mình. Những pháp nhân tạo tài sản số tại Việt Nam đều đặt ở nước ngoài. Sau đó họ quay về Việt Nam tuyển nhân sự rồi "lò sản xuất" lại ở chính Việt Nam. Doanh nghiệp do người Việt Nam sáng lập lại không phải doanh nghiệp của Việt Nam, tài sản không thuộc về Việt Nam.
Ông Nguyễn Duy Hưng cũng nhận định số bây giờ là một phần không thể thiếu của ngành tài chính của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam không phải ốc đảo nên không đi ngược xu thế. Số lượng người tham gia vào tài sản ảo ở Việt Nam là vô cùng lớn. Số lượng người sản xuất tài sản số cũng rất cao. Làm ra bất cứ sản phẩm gì người ta sẽ đều quan tâm rằng có thị trường hay không, có người tham gia hay không. Khi chúng ta nhìn thấy có thị trường, có người tham gia thì sẽ có cơ hội.
Chia sẻ về nguyên nhân giúp Việt Nam vươn lên trở thành một tỏng những nước sở hữu tài sản số lớn nhất trên thế giới, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng giới trẻ Việt Nam rất đam mê công nghệ nên lượng tài sản số rất lớn. Việt Nam có lợi thế ở giới trẻ đam mê và hiểu biết công nghệ. Khi những ở trong lĩnh vực công nghệ thì nhìn ra tiềm năng cũng như rủi ro. Nhà đầu tư có thể cân đối giữa rủi ro và cơ hội.
"Lớp trẻ có khao khát mạnh liệt trong việc đổi đời. Hiện nay họ khó có thể cạnh tranh một mảnh đất hay một căn nhà. Vì vậy người ta có thể đầu tư tài sản ảo. Tuy nhiên lại có rất nhiều người bị lừa và mất tiền rất nhiều. Lúc tài sản số lên thì ai cũng cảm thấy vui nhưng lúc có biến động thì số lượng người bị lừa rất nhiều. Tuy nhiên với người trẻ thậm chí hòn còn mua cả xổ số - kênh mất nhiều hơn là được. Vì vậy đầu tư tài sản ảo là một xu hướng tất yếu", ông Nguyễn Duy Hưng cho biết.
SSI hiện đang có một doanh nghiệp thành viên là SSI Digital – chuyên giúp cộng đồng doanh nghiệp trẻ và khởi nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tài sản số. Giấy phép hoạt động đã có, tòa nhà cũng sẽ xây nhưng vẫn đang vướng mắc ở khâu pháp lý khi vẫn chưa biết làm thế nào để giúp đỡ các doanh nghiệp. Khi ông Nguyễn Duy Hưng lập ra công ty đó thì ông cũng phải nghĩ về tầm nhìn chiến lược cũng như các bước đi.
Xem thêm tại cafef.vn