Chứng khoán chuẩn bị bước vào "sóng" tăng mới trong nửa cuối năm 2024

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán An Bình (ABS) nhận định các chỉ số kinh tế của Việt Nam cho tín hiệu rất tích cực với GDP quý 2 đạt gần 7%, một mức ấn tượng nếu so sánh với các nước cùng khu vực và với chính số liệu trong quá khứ. Khu vực công nghiệp chế biến chế tạo đạt mức mở rộng sản xuất cao nhất trong vòng hơn 2 năm qua. Khu vực dịch vụ bứt phá mạnh với khi thu nhập của người dân được cải thiện và nhu cầu dịch vụ logistics tăng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh như gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nội thất từ chất liệu khác gỗ, nhựa – chất dẻo, phụ liệu dệt may, da, giày...

Thị trường vàng cũng đã được NHNN bình ổn khi giá vàng miếng SJC đã "đứng yên" xuyên suốt cả tháng 6 qua và được kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức này trong tháng 7. Đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế khi dòng tiền sẽ không còn chảy vào tích trữ vàng mà sẽ được lưu thông, đóng góp cho tăng trưởng chung.

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-05 lúc 21.25.35.png

Thể chế được cải thiện với việc Luật BHXH sửa đổi được thông qua, các Luật Đất đai 2024, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản 2023 và hai điều Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, tiếp tục giảm thuế VAT thêm 2% đến hết năm 2024, tiếp tục gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024... qua đó hỗ trợ nền kinh tế và người dân. 

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-05 lúc 21.25.49.png

Mặc dù tỷ giá vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với NHNN khi liên tục leo thang trong tháng 6, song TPS cho rằng trong tháng 7 tốc độ tăng giá của cặp tiền tệ này sẽ không còn nhanh hoặc thậm chí còn quay đầu giảm khi lãi suất điều hành và lãi suất thị trường tiền đồng đã và đang tăng trở lại, cán cân thương mại đã thặng dư trở lại gần 3 tỷ USD trong tháng 6, lượng vốn FDI thực hiện tiếp tục tích cực, triển vọng Fed bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 9 năm nay rõ ràng hơn.

Chứng khoán sẽ bước vào nhịp tăng giá mới nửa cuối năm

Thị trường chứng khoán đang vận động với dòng tiền và khối lượng giao dịch có xu hướng yếu dần khi tiến đến ngưỡng cản 1.300 điểm. Khối ngoại liên tục bán ròng các tháng vừa qua với giá trị lớn, áp lực tỷ giá tăng cùng với sự điều tiết thu hẹp thanh khoản trên thị trường tiền tệ... là các yếu tố khiến thị trường chưa đạt được sự đồng thuận cho sự bứt phá mạnh mẽ.

Nhìn về mặt định giá, sau nhịp điều chỉnh nửa cuối tháng 6, P/E của VN-Index đã giảm từ mức 14,3x cuối tháng 5 xuống 14,1x cuối tháng 5, vẫn thấp hơn ngưỡng +1 Std của chỉ số này trong 1 năm qua. Các cổ phiếu vốn hóa lớn trong VN30 đang có định giá P/E là 12,62x, thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong VNMID (16,72x) và VNSML (18,66x)

Với việc sản xuất, tiêu dùng nội địa, xuất khẩu... phục hồi tích cực, các yếu tố chính sách và luật pháp được thể chế hóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, TPS. kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, thanh khoản thị trường dần được cải thiện, khối ngoại giảm dần đà bán ròng...

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-05 lúc 21.20.25.png

"Chúng tôi dự báo tháng 7 là thời điểm thị trường hấp thụ tốt yếu tố tiêu cực và tạo ra vùng đi ngang tích lũy với biên độ giá lớn từ 1.300 đến 1.180, chuẩn bị cho nhịp sóng tăng của nửa cuối năm 2024. Về trung hạn, chúng tôi vẫn duy trì kỳ vọng đối với VN-Index tăng trưởng lên vùng 1.350-1.370-1.395 điểm theo báo cáo đầu năm. Mốc xác nhận nhịp tăng mới của thị trường khi giá đóng cửa tuần giao dịch tuần vượt Kháng cự 1 ở 1.315 điểm", báo cáo ABS nêu rõ.

Về chiến lược đầu tư, sau các nhịp điều chỉnh với biên độ giá quanh 60-100 điểm sẽ luôn có hồi phục kỹ thuật nhanh với những phiên tăng điểm nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn. Đối với nhà đầu tư ưa thích giao dịch nhanh, cần căn cứ vào mốc hỗ trợ - kháng cự của thị trường và biên độ tăng giảm đặc thù cổ phiếu. Với nhà đầu tư trung dài hạn, nhịp điều chỉnh tích lũy này của thị trường sẽ là cơ hội tham gia với những mã cổ phiếu tạo ra điểm mua trung hạn- dài hạn.

Các nhóm ngành ưu tiên trong tháng 7 bao gồm: Bảo hiểm, Năng lượng, BĐS KCN, BĐS nhà ở, Phân bón, Dệt may, Hàng không, Ngân hàng... Các cổ phiếu cần có triển vọng KQKD tích cực, hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô, có mô hình tích lũy phù hợp về khối lượng và thời gian, còn dư địa tăng giá.

Xem thêm tại cafef.vn