Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?

Thị trường chứng khoán toàn cầu mới đây đã chứng kiến sự hoảng loạn lớn trước nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái và các trader nhanh chóng thoát khỏi các vị thế vốn chiếm ưu thế trong năm nay.

Nhật Bản là “tâm điểm” của diễn biến này, khi Topix giảm hơn 12% ở phiên 5/8. Áp lực bán sau đó lan rộng sang thị trường Mỹ và châu Âu, khiến S&P 500 giảm hơn 2%.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 1.

Số liệu kinh tế được công bố vào tuần trước đã phá vỡ quan điểm được các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đưa ra, điển hình là Fed, với việc hạ nhiệt lạm phát mà không gây tổn hại cho nền kinh tế.

Báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy hoạt động tuyển dụng đang giảm mạnh hơn nhiều so với dự đoán của Phố Wall. Điều này làm tăng thêm mối lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải chịu áp lực ngày càng lớn do chi phí đi vay cao. Trong đợt báo cáo tài chính gần đây, CEO các doanh nghiệp đã phát đi tín hiệu rằng người tiêu dùng - trụ cột của tăng trưởng kinh tế Mỹ - đang bắt đầu cắt giảm chi tiêu.

Goldman Sachs dự đoán khoảng 25% Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, trong khi dự báo trước đó là 15%.

Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế bất ổn không chỉ xuất hiện ở Mỹ. Các cuộc khảo sát ở eurozone cũng cho thấy khối này đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị, tăng trưởng toàn cầu suy yếu và niềm tin người tiêu dùng giảm sút. Ngoài ra, hoạt động sản xuất - vốn là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, cũng giảm trong 3 tháng tính đến tháng 7.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 2.

Bruce Kasman, nhà kinh tế trưởng toàn cầu của JPMorgan Chase, cho biết các cuộc khảo sát vào tháng trước với các CEO ngành sản xuất cho thấy “tình trạng chững lại trong sản lượng của nhà máy toàn cầu.”

Nhật Bản còn khiến triển vọng tăng trưởng ảm đạm hơn khi tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất âm với việc nâng lãi suất vào tuần trước. Động thái này đã gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tiền tệ và lan rộng sang các thị trường khác.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 3.

Thị trường chứng khoán toàn cầu cho đến gần đây vẫn khởi sắc, nhờ kỳ vọng về kịch bản kinh tế Goldilocks (khi lạm phát được kiểm soát mà không gây suy thoái) và làn sóng đổ tiền vào cổ phiếu công nghệ Mỹ. S&P 500 đã tăng gần 20% kể từ đầu năm, lên mức cao kỷ lục vào ngày 16/7. Hiện tại, tốc độ sụt giảm diễn ra rất nhanh, khi S&P 500 giảm gần 8% kể từ khi đạt đỉnh hồi tháng 7.

Đà tăng của thị trường chứng khoán trong năm nay cũng khiến cổ phiếu có định giá cao hơn. Dữ liệu từ FactSet cho thấy, tính đến thứ Sáu tuần trước, S&P 500 giao dịch ở mức khoảng 20,5 lợi nhuận dự phóng trong 12 tháng, so với mức trung bình kể từ năm 2000 là 16,5.

Trong khi đó, chỉ số đo lường nỗi sợ VIX hôm qua tăng lên 65 điểm, mức cao nhất kể từ đại dịch Covid-19 năm 2020 và báo hiệu rằng biến động sẽ còn tái diễn trong tương lai. Sau đó, chỉ số này giảm xuống còn 33 điểm.

Nhìn chung, tình trạng thanh khoản thấp cũng khiến biến động mạnh hơn.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 4.

Nhiều nhà đầu tư đang lo ngại về mức độ ảnh hưởng quá lớn đối với thị trường của nhóm 7 cổ phiếu công nghệ. Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Meta và Nvidia đóng góp tới 52% đà tăng từ đầu năm đến nay của S&P 500 tính đến cuối tháng 7. Nhóm cổ phiếu này hiện đang chịu áp lực bán và cũng là yếu tố then chốt dẫn đến đợt bán tháo. Nasdaq Composite giảm khoảng 13% so với mức đỉnh tháng 7.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 5.

Diễn biến ảm đạm càng lan rộng khi tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett hồi cuối tuần cho biết đã bán 1 nửa cổ phần trong Apple, với giá trị khoảng 76 tỷ USD.

Ngoài ra, mối lo ngại khác cũng xuất hiện trong lĩnh vực này. Intel, một trong những “ông lớn” ngành chip, đã cắt giảm khoảng 30% nhân sự vào tuần trước sau khi công bố kế hoạch sa thải 15.000 người nhằm thực hiện kế hoạch cải tổ. Kết quả là các cổ phiếu chip khác cũng sụt giảm.

Mối lo ngại về đợt bùng nổ của cơn sốt AI đang tạo áp lực cho tâm lý nhà đầu tư. Nvidia đã giảm hơn 25% so với mức cao nhất trong tháng 6.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 6.

Chứng khoán Nhật Bản đã mất sạch đà tăng trong năm nay sau đợt bán tháo ở phiên 5/8, do đồng yên tăng giá vì BOJ tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên, thị trường này đã hồi phục.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 7.

Lập trường chính sách cứng rắn hơn ở Nhật Bản trái ngược với động thái ôn hoà của Fed. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chiến lược “carry trade” (giao dịch chênh lệch lãi suất). Theo đó, đồng yên đã tăng giá hơn 11% so với đồng USD kể từ cuối tháng 6 lên mức 143,95 yên. Đồng tiền tệ mạnh lên là trở ngại lớn với các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu của Nhật Bản.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã ghi nhận đà tăng ổn định. Song, nơi này lại chịu áp lực bán lớn khi các quỹ lớn toàn cầu trở nên lo ngại.

Dù đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 7, chứng khoán Nhật Bản vẫn chưa có động lực đủ mạnh để hỗ trợ. Các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trong nước chưa bao giờ mua cổ phiếu với niềm tin vững vàng, có nghĩa là đợt tăng giá gần đây được thúc đẩy bởi nhóm nhà đầu tư nước ngoài.

Chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một trong những phiên giao dịch căng thẳng nhất: Ngoài nỗi lo suy thoái, điều gì đã 'kích hoạt' làn sóng bán tháo?- Ảnh 8.

Tuần trước, khi Fed giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm trên 5%, NHTW đã làm đúng như các nhà đầu tư mong đợi. Tuy nhiên, báo cáo việc làm tháng 7 yếu hơn dự báo đột nhiên làm dấy lên nỗi lo sợ rằng Fed có thể đã mất quá nhiều thời gian để nới lỏng, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ.

Thị trường đang dự đoán NHTW Mỹ sẽ cắt giảm khoảng 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm nay. Các trader cũng đang đặt cược vào khả năng Fed sẽ buộc phải đưa ra phản ứng trước cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 với việc cắt giảm khẩn cấp.

Tham khảo Financial Times

Xem thêm tại cafef.vn