Cơ hội cho Hóa chất Đức Giang (DGC) từ việc Mỹ, EU, Trung Quốc cạnh tranh giá xe điện
Mỹ và EU gây áp lực lên Trung Quốc để cạnh tranh giá bán
Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo toàn cầu bán được 17 triệu xe điện năm 2024, trong đó hơn một nửa bán ra tại Trung Quốc.
Báo cáo công bố hôm 23/4 của IEA cho biết khoảng 20% ô tô đã bán ra trên toàn cầu sẽ là xe điện. Năm nay, thị trường Trung Quốc có thể đóng góp 10 triệu chiếc.
Năm nay, doanh số bán xe quý I tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, tỷ lệ ôtô điện trên số xe hơi bán ra tại các nước sẽ khác nhau. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 50%, Mỹ 10% và châu Âu 25%.
Cộng hưởng với những chính sách kích cầu và phát triển hạ tầng sạc điện, IEA dự báo rằng ngành xe điện toàn cầu sẽ tăng trưởng 2 chữ số liên tục cho tới 2035, chiếm lĩnh 80% thị phần trong 6 năm tới.
IEA dự báo về doanh số điện trong năm nay |
Có thể thấy, Trung Quốc hiện tại đang đứng ở vị trí ‘độc tôn’ trong mảng xe điện nhờ việc phát triển các mẫu giá cả phải chăng, phù hợp với khả năng tiếp cận của người tiêu dùng trung lưu.
Được biết, trong những năm qua, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển xe điện giá rẻ, với lợi thế từ sự hỗ trợ của chính phủ, chi phí nhân công hợp lý, cho tới chuỗi cung ứng mạnh mẽ, chiếm khoảng 80% sản lượng pin lithium toàn cầu.
Dưới sức ép từ sự cạnh tranh từ xe điện giá rẻ Trung Quốc đã khiến ngành công nghiệp ô tô Mỹ và châu Âu không thể ngồi yên. Nhiều biện pháp giảm giá bán đã được triển khai cũng như việc tăng cường hạn chế xe điện Trung Quốc thâm nhập vào thị trường.
Hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ đã công bố kế hoạch tăng gần gấp 4 lần mức thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất, lên tới mức cuối cùng là 102,5%.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố tăng thuế mạnh đối xe điện xuất xứ từ Trung Quốc |
Đồng thuận với diễn biến trên, Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ có kế hoạch tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc, nâng mức thuế lên tới 48% đối với một số phương tiện vào giữa tháng 6.
Các nhà sản xuất xe điện toàn thế giới đều nhận ra giá bán là rào cản lớn nhất đối với người tiêu dùng và đang cạnh tranh kịch liệt trong việc làm chủ công nghệ để giảm giá thành sản xuất các loại xe điện để giành lại thị trường từ Trung Quốc.
Cơ hội nào cho Hóa chất Đức Giang?
Có thể ví như Pin là trái tim của xe điện với chi phí sản xuất chiếm trung bình khoảng 40% một chiếc xe. Hiện tại, Trung Quốc đang là đối thủ nặng ký đối với các ngành xe điện châu Âu và Mỹ do giá thành rẻ và cũng vì lý do này cuộc chiến ngành xe điện đang đổ về việc giảm giá thành. Sự ưu việt của Pin LFP về đường dài và tuổi thọ, với giá thành rẻ hơn tới 32% so với các loại pin Niken trở thành động lực thúc đẩy các nhà sản xuất bước vào cuộc đua làm chủ loại pin này.
Chi phí của pin LFP thấp nhất trong các loại pin hiện hành (Nguồn: DSC) |
Trước tình hình này, Chứng khoán DSC nhận định rằng số lượng doanh nghiệp có khả năng sản xuất pin LFP sẽ không còn tập trung ở Trung Quốc và Mỹ mà lan rộng hơn sang các khu vực châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Ngành xe điện là ngành có mối tương quan chặt chẽ với ngành hóa chất, vật liệu cơ bản, công nghệ và được kỳ vọng sẽ là bàn đạp dài hạn cho các doanh nghiệp như Hóa chất Đức Giang (DGC) tăng trưởng doanh thu nhờ tiêu thụ hóa chất tăng.
Mặc dù thương vụ sát nhập CTCP Ắc Quy Tia Sáng sẽ chưa thể giúp DGC sản xuất pin LFP hoàn thiện trong ít nhất 3 năm tới, song DSC nhận định DGC vẫn sẽ hưởng lợi từ: Nhu cầu hóa chất phốt pho sẽ tăng nhờ nhu cầu sản xuất pin và phần mềm ô tô điện và DGC đã hoàn thiện các sản phẩm FePO4 cho cực âm của pin LFP và chào bán thành công nguyên liệu này cho các đối tác tiềm năng tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
DSC ước tính giá bán của hợp chất này sẽ tương đương với giá Axit Phosphoric cấp điện tử của DGC hiện tại (khoảng 1.470 USD/tấn và đã tăng gấp hai lần từ đầu năm nay) hoàn toàn có thể tạo ra nguồn doanh thu tương đương khi công tác chào bán đạt hiệu quả từ năm 2025.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn