Có kho báu toàn cầu thèm khát nhưng phụ thuộc 100% công nghệ ngoại để đào, Việt Nam quyết tự chủ công nghệ, nay làm được điều chỉ 5% nước trên thế giới có thể

Có kho báu toàn cầu thèm khát nhưng phụ thuộc 100% công nghệ ngoại để đào, Việt Nam quyết tự chủ công nghệ, nay làm được điều chỉ 5% nước trên thế giới có thể- Ảnh 1.

Tại Việt Nam, toàn bộ giàn khoan tự nâng trước đây đều phải nhập từ nước ngoài. Trước thực trạng này, nhóm kỹ sư thuộc Công ty cổ phần chế tạo Giàn khoan Dầu khí quyết định thực hiện công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” (Công trình giàn khoan Tam Đảo 03).

Giàn khoan dầu khí tự nâng là một thiết bị dầu khí đặc biệt, hết sức phức tạp, có khả năng hoạt động độc lập, đảm bảo cho con người sinh sống, làm việc trên giàn khoan như một thành phố thu nhỏ. Giàn khoan sẽ được trang bị hệ thống khoan dầu khí tiên tiến, công nghệ tiên tiến giúp định vị động và các tính năng an toàn nhằm hỗ trợ hoạt động khoan tại các địa điểm ngoài khơi xa.

Đến năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam chế tạo giàn khoan tự nâng. Đây là mốc quan trọng khẳng định năng lực của ngành cơ khí Việt Nam trong việc từng bước chế tạo, lắp ráp những sản phẩm cơ khí đạt công nghệ.

Với tổng vốn đầu tư hơn 180 triệu USD, đây là dự án cơ khí trọng điểm quốc gia. Được khởi công từ tháng 6/2009 do Petrovietnam làm chủ đầu tư, dự án có tỷ lệ nội địa hóa đạt 30%. Giàn khoan tự nâng 90m nước là một tổ hợp giàn khoan tự nâng, di động, có quy mô lớn trên biển, được sử dụng để khoan thăm dò, sửa giếng hoặc khai thác dầu khí.

Giàn khoan được thiết kế có khả năng chịu được tải trọng khắc nghiệt của môi trường biển như sóng, gió, dòng chảy, ăn mòn, động đất. Chiều cao chân giàn là 145 m, giàn khoan được trang bị hệ thống khoan có thể khoan sâu đến 6.000 m dưới đáy biển. Để chế tạo giàn khoan này, các kỹ sư đã phải thi công khoảng 9.685 tấn kết cấu, 950 tấn đường ống công nghệ, 1.748 tấn thiết bị bao gồm các hạng mục như điện, điện tự động, kiến trúc nội thất. cao.

Petrovietnam cho biết, việc chế tạo thành công các giàn khoan tự nâng trong nước đã đưa Việt Nam trở thành một số ít quốc gia trên thế giới (khoảng 10/200 nước trên thế giới) có khả năng tự thiết kế chi tiết, chế tạo, chạy thử giàn khoan tự nâng hoạt động ở vùng biển sâu, khí hậu khắc nghiệt. Các giàn khoan tự nâng có khả năng hoạt động khoan thăm dò ở hầu hết các vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam; tạo ra bước đột phá, tự chủ về khoa học công nghệ.

Đây là công trình có tính chất kỹ thuật công nghệ dạng đặc biệt về thiết kế; có kích thước siêu trường, siêu trọng, mức độ phức tạp và tính liên ngành cao.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2000 tới nay, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực năng lượng.

Trong đó, Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa của Việt Nam, thuộc bồn trũng Cửu Long, có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỏ Bạch Hổ cho sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô cả nước.

Xem thêm tại cafef.vn