Cổ phiếu tiềm năng và bài toán “chọn mặt gửi vàng” cho nhà đầu tưCổ phiếu ngành ngân hàng vẫn dẫn dắt thị trường chứng khoán cuối năm?Gần 24 triệu cổ phiếu Xe đạp Thống Nhất lên sàn UPCoM

Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán đã chứng kiến một đợt biến động mạnh, gây áp lực đáng kể lên tâm lý nhà đầu tư. Cùng với đó là tỷ giá USD/VND leo thang làm dấy lên lo ngại về chi phí nhập khẩu tăng cao, đồng thời tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp có khoản nợ bằng ngoại tệ.

Không những thế, bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, khiến nhiều nhà đầu tư vẫn duy trì tâm lý thận trọng. VN-Index tính đến thời điểm hiện tại cũng đang trong giai đoạn tích lũy và đi ngang, với các phiên gần đây xuất hiện đợt giảm mạnh, cho thấy thị trường đang chờ đợi dòng tiền từ phía nhà đầu tư.

Cổ phiếu 4 nhóm ngành dự báo tăng trưởng mạnh
Diễn biến chỉ số VN-Index và HNX tính tại thời điểm 10 giờ sáng ngày 30/10/2024. Nguồn: KBSV.

Nhận định cụ thể về thị trường, ông Nguyễn Huy Bằng – Giám đốc Chi nhánh Vũng Tàu của VDSC cho biết, thị trường trong tuần qua có một số rung lắc, tuy không quá mạnh, nhưng lại là biến động lớn nhất trong 2 tháng qua. Thị trường dao động trong khoảng 1.270 điểm với biên độ tương đối hẹp trong bối cảnh tỷ giá trong 2 tuần gần đây đã tăng gần 4%, tạo thêm lo ngại về khả năng ảnh hưởng lên thị trường.

Về thanh khoản, từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường có sự cải thiện tích cực ở nửa đầu năm nhưng bắt đầu chững lại từ tháng 7 đến tháng 10, duy trì quanh mức 15.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận trong 4 tháng gần đây, dẫn đến tâm lý lo ngại về triển vọng thị trường. Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân cũng đã dịch chuyển từ các cổ phiếu midcap sang các cổ phiếu thuộc nhóm VN30, làm thu hẹp thanh khoản ở nhóm cổ phiếu midcap.

Xét về chỉ số, thị trường chứng khoán từ đầu năm 2024 đang dao động ở biên độ cao, tiệm cận mức trên 1.150 điểm. Đã từng có đến 6 lần VN-Index chạm ngưỡng 1.300 điểm trong năm nhưng đều thất bại trong việc bứt phá, với những đợt điều chỉnh giảm từ 40-100 điểm sau đó. Hai lần điều chỉnh sâu trong năm đã kéo VN-Index về sát đường MA 1.200 điểm.

Hơn nữa, tỷ giá USD/VND gần đây cũng được nhà đầu tư theo dõi sát sao. Trong 2 tuần qua, tỷ giá này đã tăng gần 4% trên thị trường tự do và liên ngân hàng. Ở các thời điểm căng thẳng trước đó vào tháng 4 và tháng 7, tỷ giá tăng cao phần lớn do mức lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn ở đỉnh.

Tuy nhiên, từ tháng 9, khi FED giảm lãi suất 0,5% và dự kiến giảm thêm 0,25% vào cuộc họp ngày 8/11, áp lực tỷ giá sẽ giảm bớt, khác với hai lần căng thẳng trước khi xu hướng giảm lãi suất dần hình thành.

Về dự báo trong tháng 11 tới, theo chuyên gia từ VDSC, các nhóm ngành tiềm năng cho các nhà đầu tư gồm chứng khoán, bất động sản, thép, ngân hàng và dầu khí, với kỳ vọng nhóm cổ phiếu này sẽ duy trì tăng trưởng tốt trong kỳ báo cáo kết quả kinh doanh quý III và quý IV/2024.

Trong tháng 11, Thông tư 68/2024/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 2/11, sửa đổi quy định về giao dịch chứng khoán, bao gồm yêu cầu đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu.

Đặc biệt, Thông tư bổ sung Điều 9a, cho phép nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ tiền ngay, nhưng công ty chứng khoán phải đánh giá rủi ro thanh toán của họ để xác định số tiền cần có. Nếu thiếu tiền thanh toán, công ty chứng khoán hoặc ngân hàng lưu ký sẽ chịu trách nhiệm, tùy vào sai sót dẫn đến thiếu hụt.