Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/7

SZC đang ở mức thấp hơn so với lịch sử 05 năm

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Về mặt định giá hiện tại, SZC đang ở mức thấp hơn so với lịch sử trung bình 5 năm của cổ phiếu. Với những kỳ vọng về tăng mạnh kết quả kinh doanh trong năm nay và khả năng cho thuê trong những năm tới, chúng tôi cho rằng mức định giá của SZC có thể cao hơn trung bình và về gần P/B +1 độ lệch chuẩn.

SZC sở hữu khu công nghiệp Châu Đức nằm tại Bà Rịa – Vũng Tàu, địa phương có tiềm năng phát triển hạ tầng công nghiệp và logistics với lợi thế như (1) KCN Châu Đức cách cảng Thị Vải – Cái Mép khoảng 20 km (đầu mối trung chuyển hàng hóa của Việt Nam). Vì các cảng biển được coi là đầu tàu kinh tế, chúng tôi kỳ vọng cụm cảng Cái Mép sẽ khiến tỉnh BR-VT trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất lớn trên toàn cầu.

(2) Cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 54km. Thông thường, vận tải hàng hóa đường biển và đường hàng không được coi là tích hợp vì vận tải hàng không chủ yếu phục vụ hàng hóa có giá trị cao trong khi vận tải biển thường chủ yếu là hàng rời.

Tuy nhiên, dòng chảy hàng hóa toàn cầu dần đòi hỏi phải tích hợp vận tải hàng không và đường biển để nâng cao tính linh hoạt của chuỗi logistics cũng như kết hợp các lợi thế của từng phương thức vận chuyển.

Do đó, chúng tôi cho rằng các KCN và logistics ở tỉnh BR-VT sẽ được hưởng lợi từ sự tích hợp tiềm năng của Long Thành và cụm cảng Cái Mép.

(3) Các tuyến đường bộ kết nối. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia, gồm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, QL55, QL56, QL51, QL51C. Đặc biệt, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu là tuyến cao tốc huyết mạch với vốn đầu tư 23 nghìn tỷ VND đi qua nhiều KCN lớn, giảm tải áp lực giao thông cho QL51 và rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP HCM và BR-VT. KCN Sonadezi Châu Đức nằm tiệm cận với tuyến đường sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư vào dự án, tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hoá..>> Tải báo cáo

Khuyến nghị MUA cho CTD

CTCK ACBS

Ngành xây dựng sẽ cùng ngành bất động (BĐS) dần hồi phục trở lại. Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/08/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đây. Điều này sẽ hỗ trợ giải quyết các “nút thắt” pháp lý hiện tại, cung cấp khung pháp lý rõ ràng và hiệu quả hơn, giúp cho thị trường bất động sản phát triển bền vững. Từ đó, nguồn cung dự án ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội được chúng tôi kỳ vọng sẽ phục hồi, đồng thời nhu cầu xây dựng sẽ bắt đầu tăng trở lại từ nửa cuối năm 2024.

Dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng, giúp nhu cầu xây dựng nhà xưởng tăng cao. CTD đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội gia tăng tỷ trọng công trình ở mảng công nghiệp theo làn sóng FDI. Tính đến hết tháng 3/2024, tỷ trọng xây dựng công nghiệp là 38%, tăng mạnh từ mức 14% trong năm 2022. Điều này sẽ hỗ trợ công ty cải thiện biên lợi nhuận & gia tăng vòng quay tài sản.

Cấu trúc tài sản vững mạnh giúp CTD tăng cơ hội trúng thầu do đáp ứng tiêu chí về năng lực tài chính. CTD là một trong số ít doanh nghiệp xây dựng duy trì tỷ lệ tiền mặt cao trong cơ cấu tài sản, với hơn 2.800 tỷ đồng (+ 67% svck), chiếm hơn 13% tổng tài sản tại thời điểm cuối 2023. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ 13%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành là 132%.

Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA cho CTD với định giá hợp lý là 97.000 VND/cp bằng phương pháp DCF. Mức giá này cao hơn 38,5% so với giá hiện tại, tương ứng với P/E 2024 là 36,4x, và P/B là 1,1x..>> Tải báo cáo

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn