Cổ phiếu đáng chú ý ngày 2/4: VHM, CTG, CNG.
Chứng khoán FPT (FPTS): Khuyến nghị mua VHM.
VHM hiện cho dấu hiệu cân bằng khi hình thành khung Sideway hẹp trên nền hỗ trợ 42.000 đồng/cp. Thanh khoản bình quân 20 phiên đang có xu hướng tăng nhẹ nhưng biên độ chiều giảm có sự thu hẹp, điều này hàm ý về lực cầu đang hoạt động tích cực tại vùng hỗ trợ của kênh xu hướng.
Nến Bullish phiên kèm thanh khoản cao nhất trong 01 tháng cho thấy những nỗ lực bứt phá bắt đầu xuất hiện. Mặc dù áp lực cung vẫn còn nhưng việc đường giá đóng cửa ở mức cao nhất trong gần 3 tuần giao dịch là cơ sở để duy trì kỳ vọng cổ phiếu có thể sớm hình thành pha tăng mới.
Về chỉ báo, MACD bắt đầu cho tín hiệu mua bởi giao cắt với đường signal. Phân kỳ báo hiệu tăng giá của MFI theo đó cũng đang có khả năng được kích hoạt.
Trên cơ sở của kênh giá trung hạn, mục tiêu tăng giá ngắn hạn của VHM sẽ là vùng giá 47.000 đồng/cp - tương ứng với vùng kháng cự cổ phiếu giai đoạn tháng 10/2023.
Nhóm phân tích khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tận dụng những rung lắc kiểm định lực cung tiếp diễn để giải ngân quanh vùng giá 43.000 đồng/cp cho kỳ vọng đón đầu nhịp tăng giá mới. Ngưỡng Stoploss được xác định bên dưới mức 42.000 đồng/cp - tương ứng với vùng hỗ trợ tạo bởi cận dưới của kênh giá trung hạn.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTG.
KBSV khuyến nghị mua CTG với giá mục tiêu 46.200 đồng/cp. Luận điểm đầu tư: NIM cải thiện trong năm 2024 và chất lượng tài sản được kiểm soát tốt.
KBSV kỳ vọng NIM đã tạo đáy và sẽ có sự hồi phục tốt trong năm 2024 dựa trên: (1) Các khoản huy động lãi suất cao đáo hạn hết trong 1H2024, (2) Lãi suất huy động tiếp tục duy trì mức thấp và (3) Lãi suất cho vay tiếp tục giảm nhưng với đà giảm chậm lại.
Một số rủi ro có thể ảnh hưởng đến định giá bao gồm: (1) Nợ xấu tăng cao khiến trích lập dự phòng cao hơn kì vọng; (2) Diễn biến vĩ mô không thuận lợi tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và NIM của ngân hàng.
Chứng khoán Yuanta: Khuyến nghị mua CNG.
Trong bối cảnh giá khí tự nhiên giảm, giá bán của CNG sẽ được tính toán neo theo % giá dầu Brent để CNG có lợi nhuận nên CNG sẽ hưởng lợi khi giá dầu Brent tăng cao. Yuanta kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức cao trong năm 2024 nhờ: 1) hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+; 2) vấn đề Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn; 3) nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi.
Với việc giá dầu tăng mạnh từ đầu năm đến nay, nhóm phân tích kỳ vọng CNG sẽ ghi nhận KQKD quý I/2024 khá tích cực nhờ 1) biên lợi nhuận cải thiện khi hàng tồn kho (HTK), với giá vốn thấp trong QIII-IV/2023, tăng cao (mặc dù giá trị HTK khá thấp so với doanh thu nhưng lịch sử cho thấy biên lợi nhuận gộp cải thiện có độ trễ nhất định so với hàng tồn kho); 2) doanh thu kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi kinh tế hồi phục và nhu cầu tăng từ các doanh nghiệp FDI.
Cập nhật mảng mới phân phối LNG: CNG đã chính thức cung lấp LNG tới những khách hàng đầu tiên từ giữa tháng 3/2024, Chứng khoán Yuanta kỳ vọng mảng mới sẽ đóng tích cực từ KQKD quý II/2024.
LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng theo 2 phương thức: đường ống và xe bồn. Với lợi thế CNG nắm 70% thị phần khí CNG và sở hữu hệ thống phân phối CNG sẵn có (xe bồn và đường ống đến các KCN), CNG kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp trong xu thế “xanh hóa ngành khí” với LNG. Với kỳ vọng kinh tế phục hồi trong 2024 và dòng vốn FDI mạnh mẽ, LNG sẽ là động lực trung hạn cho CNG. CNG đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng khí bình quân 11% – 13%/năm trong giai đoạn từ 2023 – 2025. Sau đó, sản lượng khí cung cấp bình quân giai đoạn 2026 – 2030 cao hơ̛n 75% so với mức trung bình giai đoạn 2022 – 2025.
Nhóm phân tích đưa ra khuyến nghị MUA đối với CNG với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng 24%.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn