Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp

Sau chuỗi 6 phiên giảm sàn liên tiếp,cổ phiếu QCGcủa Công ty CPQuốc Cường Gia Laiđã ngắt chuỗi giảm sàn thành công ở phiên 29/7, tăng trần 6,95% lên 6.770 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh tăng đột biến lên hơn 7,5 triệu đơn vị.

Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu QCG tiếp tục đà hồi phá, bứt phá đầy ấn tượng.

Kết phiên 30/7, cổ phiếu QCG ở mức 7.240 đồng/cổ phiếu, tăng trần 6,94% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh là 757 nghìn đơn vị - thanh khoản giảm mạnh chỉ bằng 1/10 phiên trước.

Trước đó, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã có chuỗi 6 phiên giảm sàn liên tiếp từ phiên 19/7 – 26/7, kể từ khi Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố và tạm giam hôm 19/7 để phục vụ điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Bà Loan bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, Q.4, TP.HCM.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Về khu "đất vàng" 39-39B Bến Vân Đồn kể trên, đây là nơi tọa lạc của dự án The Tresor, thuộc chủ đầu tư Novaland.

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp- Ảnh 1.

Cổ phiếu QCG có 2 phiên tăng trần liên tiếp, thị giá tăng gần 14% nhưng vẫn đang ở vùng giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua. (Nguồn: Cafef)

Vừa qua, sau 5 phiên liên tiếp giảm sàn, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có văn bản yêu cầu Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai) giải trình vì giá cổ phiếu QCG giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ ngày 19/7 đến 25/7.

Ở một diễn biến khác, ngày 26/7, đã có thông báo thay đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp lần thứ 21.

Theo đó, ông Nguyễn Quốc Cường (biệt danh Cường Đô la) chính thức thành người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này thay bà Nguyễn Thị Như Loan.

Ngoài việc thay mẹ trong vai trò người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Quốc Cường còn được đề cử bầu vào HĐQT công ty. Việc bổ nhiệm sẽ được cổ đông xem xét tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 30/7 tới đây.

Như vậy, sau 2 phiên tăng trần liên tiếp, cổ phiếu QCG đã tăng gần 14% thị giá. Dù vậy, mã cổ phiếu này vẫn đang ở vùng giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua.

Sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp, hôm nay (30/7), thị trường chứng khoán có đà điều chỉnh sụt giảm, dù thanh khoản được cải thiện rõ rệt.

Kết phiên 30/7, chỉ sốVN-Indexgiảm 1,54 điểm, xuống 1.245,06 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 1,65 điểm, xuống 235,87 điểm. Tượng tự, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,22, xuống 95,24 điểm.

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp- Ảnh 2.

Sắc đỏ chiếm ưu thế tuyệt đối, số lượng cổ phiếu giảm gấp đôi cổ phiếu tăng trong phiên 30/7.

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục được cải thiện, khi tổng giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 15.700 tỷ đồng. Riêng sàn trên sàn HoSE, thanh khoản đạt hơn 13.700 tỷ đồng.

Dòng tiền của các nhà đầu tư bị áp đảo bởi đà bán ra, sắc đỏ bao phủ hầu hết các nhóm ngành.

Cổ phiếu bất động sản và cổ phiếu ngân hàng tiếp tục ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường. Khi cổ phiếu của 2 nhóm này “chia đôi niềm vui”, các mã tăng giảm đan xen.

Tăng 1,44% lên 42.200 đồng, cổ phiếu VIC của Vingroup dẫn đầu nhóm kéo chỉ số VN-Index. Theo sau là cổ phiếu MBB, MWG, TCB, VPB, VCB, VNM, HVN, MSN, NVL,…

Ở chiều ngược lại, giảm 1,08% xuống 36.700 đồng, cổ phiếu VHM của Vinhomes dẫn đầu nhóm gây áp lực lên chỉ số VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu BID, FPT, GVR, PLX, LPB, VIB, CTG, PDR, REE, ….

Hôm nay, khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó khối này bán ra nhiều nhất cổ phiếu HVN của Hãng hàng không Vietnam Airlines với giá trị 40,19 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu HAH (35,91 tỷ đồng), cổ phiếu POW (29,35 tỷ đồng), cổ phiếu PDR (29,02 tỷ đồng), …

Ở chiều mua vào, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu VNM của Vinamilk với giá trị hơn 135,4 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu MSN (66,37 tỷ đồng), cổ phiếu MWG (29,57 tỷ đồng), cổ phiếu TCB (22,61 tỷ đồng), cổ phiếu SHB (17,09 tỷ đồng), …

Xem thêm tại cafef.vn