Cổ phiếu VRE tiếp tục bị 'xả'

Đây là phiên giảm đỏ thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này sau phiên tăng trần 1/7 với thanh khoản tới gần 300 triệu đơn vị.

Trước đó, cổ phiếu VRE đã có phiên tăng trần vào ngày 25/6 sau khi ghi nhận đà “trượt dài”, đẩy thị giá rơi về gần vùng đáy lịch sử tháng 3/2020 khi liên tục bị các nhà đầu tư trong và ngoài nước xả ròng.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm tới nay, riêng khối ngoại đã “xả ròng” hơn 3.000 tỷ đồng cổ phiếu VRE. Đây là một trong những cổ phiếu bị khối ngoại “xả ròng” nhiều nhất từ đầu năm tới nay bên cạnh các cổ phiếu VHM (hơn 11.000 tỷ đồng), cổ phiếu FUEVFVND (hơn 5.400 tỷ đồng), cổ phiếu VNM (hơn 5.000 tỷ đồng), cổ phiếu MSN và cổ phiếu FPT, lần lượt hơn 3.000 tỷ đồng, ….

-9924-1719981325.jpg

Cổ phiếu VRE giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau phiên tăng trần.

Trong báo cáo mới nhất, SSI Research dự báo kết quả kinh doanh của Vincom Retail sẽ đối mặt với những thách thức trong năm 2024. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm lần lượt 5,6% và 6,2% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 9,24 nghìn tỷ đồng và 4,14 nghìn tỷ đồng.

Nguyên nhân chính đến từ sự tăng trưởng chậm lại của thị trường bán lẻ, ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy và kế hoạch mở rộng của khách thuê. Tuy nhiên, doanh thu từ mảng cho thuê trung tâm thương mại vẫn được kỳ vọng tăng trưởng 6,2% nhờ vào việc khai trương các trung tâm mới.

Theo SSI Research, mặc dù Vincom Retail là đơn vị dẫn đầu thị trường bất động sản bán lẻ tại Việt Nam, nhưng những khó khăn của thị trường vẫn đặt ra thách thức không nhỏ. Sự thận trọng của khách thuê trong việc mở rộng kinh doanh có thể ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và kế hoạch ra mắt các trung tâm thương mại mới của doanh nghiệp.

Nhóm phân tích đã điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu VRE xuống còn 29.500 đồng/cp, giảm 12% so với mục tiêu trước đó. Khuyến nghị đầu tư cũng được điều chỉnh từ MUA xuống KHẢ QUAN do những rủi ro tiềm ẩn từ thị trường và kế hoạch mở rộng của công ty.

Các nhà đầu tư cần lưu ý những rủi ro chính đối với VRE bao gồm sự chậm trễ trong các dự án của Vingroup, sức tiêu thụ yếu hơn dự kiến và thay đổi chiến lược từ các cổ đông lớn. Mặc dù Vincom Retail có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, nhưng những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong ngắn hạn.

Châu Anh

Xem thêm tại vnbusiness.vn