Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam

42 lần vượt đỉnh là những gì cổ phiếu FPT của tập đoàn FPT đã làm được trong năm 2024.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2024, cổ phiếu FPT đóng cửa tại 153.000 đồng/cp, tăng gần 86% từ đầu năm và thiết lập mức giá trị vốn hóa thị trường hơn 224.000 tỷ đồng.

FPT vượt Vinhomes, Vingroup, Techcombank… trở thành công ty tư nhân lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 1.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 2.

FPT tăng trưởng đều đặn đến mức 'nhàm chán'.

Từ năm 2018 đến nay, sau khi biến FPT Retail thành công ty liên kết và từ bỏ nhiều mảng kinh doanh chỉ để tập trung vào công nghệ, lợi nhuận của FPT liên tục tăng trưởng hai chữ số.

Sau 11 tháng năm 2024, FPT ước tính doanh thu đạt 56.404 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 10.239 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,5% và 19,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 21,1% lên 7.302 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 4.995 đồng/cổ phiếu.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 3.

Trong một lần chia sẻ với chúng tôi, lý giải về sự tăng trưởng đều đặn của FPT, ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc tập đoàn này đã cho biết lý do.

Thứ nhất, FPT đã và có khả năng ký được những hợp đồng lớn "đủ sống" trong nhiều năm và nó được phân bổ ghi nhận doanh thu theo kế hoạch.

Thứ hai, kỷ luật thực hiện kế hoạch của công ty, hay nói cách khác là tính trách nhiệm, sự cam kết của người đứng đầu khi nhận nhiệm vụ. Hệ thống quản trị của FPT được xây dựng mạch lạc với những nhiệm vụ phải thực hiện tính theo hàng ngày, hàng tháng và hàng quý.

Trong thực tế, doanh thu "đúng" của FPT có thể tăng trưởng cao hơn con số 19-20% vẫn được công bố.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, các cổ phiếu công nghệ trong đó có FPT được xếp vào nhóm ngành tăng trưởng trong bối cảnh "nhà nhà, người người" đều đang quan tâm về trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud)...

Vì AI mở ra một kỷ nguyên mới cho thế giới nên kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu công nghệ - viễn thông và các ngành liên quan là rất lớn, trong khi cổ phiếu công nghệ trên sàn chứng khoán Việt Nam rất ít, và FPT là doanh nghiệp dẫn đầu ngành.

Nhưng bên cạnh đó, trong bối cảnh doanh nghiệp công nghệ có "thiên thời" để phát triển bứt phá, thì FPT - từ khi ra đời - đã sở hữu những cơ hội không phải ai cũng được trao. Trên nền tảng là "Doanh nghiệp top đầu", FPT tiếp tục có cơ hội tiếp cận và giành được những thương vụ lớn hơn, tốt hơn nữa.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 4.

Trong nước, FPT hợp tác với nhiều bộ, ban, ngành và các địa phương trong công cuộc chuyển đổi số. FPT cũng hợp tác với các doanh nghiệp để cung cấp các giải pháp về công nghệ như Vingroup, VinFast, Prudential Việt Nam, Gelex, PVEP...

Tại các công trình lớn của các địa phương, thậm chí mang tính biểu tượng, tập đoàn này cũng cung cấp các công nghệ như hệ thống vé điện tử, soát vé, mua và thanh toán, tra cứu lộ trình… cho tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP.HCM.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 5.

FPT ký kết với Vingroup để cung cấp công nghệ cho xe VinFast.

FPT liên tục ký được những hợp đồng có giá trị vài trăm triệu đô trong năm. Có thể lấy ví dụ như việc FPT Software đã ký được một hợp đồng trị giá 225 triệu USD từ một khách hàng Mỹ  - cái "nôi" của công nghệ thế giới trong lĩnh vực Managed Service. Hợp đồng này lớn bằng doanh số một năm của FPT Software.

Thị trường nước ngoài là nguồn thu chủ lực cho FPT. Theo đó, mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài đạt doanh thu 28.270 tỷ đồng, tăng 28,1%, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường.

Trong đó, thị trường Nhật Bản và APAC tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 30,2% (tương đương tăng trưởng 36,1% theo Yên Nhật) và 39,3%. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 29.372 tỷ đồng, tăng 17,2%.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 6.

Năm 2024, Nvidia - một trong những tập đoàn về công nghệ hàng đầu thế giới - là tâm điểm khi ký Thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

FPT chính là doanh nghiệp đầu tiên bắt tay hợp tác toàn diện với Nvidia. FPT dự kiến đầu tư 200 triệu USD để xây dựng AI Factory cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 7.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 8.

Để có những cơ hội "vàng" làm "của để dành" và phát triển như hiện tại, ông Nguyễn Văn Khoa cũng từng chia sẻ một vài lý do.

Đầu tiên, ông cho biết FPT dự báo được 1 số kịch bản xấu, phỏng đoán những nguy cơ xảy ra, tìm xem mầm mống đó nằm ở đâu. Việc này có thể thực hiện nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm tích lũy, nhờ vào việc thường xuyên cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đặc biệt là hệ thống quản trị dựa trên dữ liệu thời gian thực.

Theo ông Khoa, khi Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình đề cập đến một vài thông tin trên thị trường mà vị doanh nhân lão luyện này cảm thấy chú ý, các thành phần trong bộ máy FPT sẽ đi tìm kiếm thông tin liên quan để tiến hành phản biện cho đến khi thống nhất được kịch bản tốt nhất.

Vài dấu hiệu về một cuộc khủng hoảng, nguy cơ báo trước về sự suy thoái của một lĩnh vực… đã được FPT đánh giá và lên kế hoạch trước 2-3 tuần, thậm chí nhiều tháng.

"Khả năng dự báo sớm như vậy đến từ sự tích lũy nhiều hơn là ăn may. Khi tích lũy đủ kinh nghiệm, chúng ta có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn" , CEO của FPT nói.

Vị Tổng giám đốc này cũng đánh giá việc mở rộng kinh doanh của FPT trên toàn cầu gặp nhiều thuận lợi nhờ chính sách ngoại giao của quốc gia. Bên cạnh mạng lưới khách hàng, kinh nghiệm và uy tín mà họ đã tích luỹ được trong nhiều năm đi ra nước ngoài, vị thế đang lên của Việt Nam trên trường quốc tế tạo ra những tác động tích cực cho hình ảnh FPT – doanh nghiệp được đánh giá là đại diện tiêu biểu của ngành công nghệ Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc FPT cũng cho rằng dù mặt bằng lương của kỹ sư công nghệ Việt Nam đã tăng lên nhưng giá thành sản phẩm làm ra vẫn vô cùng cạnh tranh so với các nước khác. Ngoài ra khách hàng quốc tế cũng rất thích tính khiêm tốn của người Việt Nam khi có thể làm 10 phần nhưng chỉ nói ở mức 4-5.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 9.

Về tiềm năng trong năm 2025, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng FPT vẫn sẽ tăng trưởng 2 chữ số về lợi nhuận trong năm 2025 với mảng công nghệ thông tin nước ngoài vẫn sẽ là động lực chính. Mảng này có triển vọng đạt mức tăng trưởng 30%/năm trong giai đoạn 2025-2027 nhờ 3 yếu tố.

Đầu tiên, VCBS cho rằng thế giới đang cường ứng dụng AI và xu hướng dịch chuyển lưu trữ dữ liệu trên nền tảng Cloud. Thứ hai nhu cầu đầu tư vào CNTT mạnh mẽ cùng với xu hướng chuyển dịch khỏi các nhà cung cấp Trung Quốc đến từ Nhật Bản và gia tăng doanh thu tại thị trường Mỹ (trong đó FPT Software vừa ký kết hợp đồng trị giá 225 triệu USD với một khách hàng Mỹ). Thứ ba là doanh thu ký mới duy trì tăng trưởng tích cực.

VCBS cũng cho rằng việc FPT hợp tác toàn diện với NVIDIA để thúc đẩy phát triển mảng trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây trên toàn cầu được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng doanh thu dài hạn.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 10.

Ở mảng viễn thông, VCBS cho rằng FPT đang có nền tảng vững chắc. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu doanh thu mảng viễn thông, mảng trung tâm dữ liệu (TTDL) sở hữu động lực lớn và biên lợi nhuận cao. TTDL mới tại TP. HCM dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2025 với công suất 3.600 racks (gấp đôi công suất hiện tại). Trong dài hạn, mảng viễn thông được kỳ vọng sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 2 chữ số đến từ mảng FPT Play với xu hướng phát triển của truyền hình internet.

Mảng giáo dục nhiều tiềm năng tăng trưởng với doanh thu ước tính hàng năm có thể đạt 30%/năm đến từ các động lực môô hình đào tạo độc đáo thông qua các chương trình chuyên môn về công nghệ và chất bán dẫn tại các cấp thuộc hệ K-12, đầu ra đảm bảo. Thứ hai là việc mở rộng quy mô giáo dục K-12 ở các tỉnh/thành phố.

Đằng sau kỷ lục 'phá đỉnh' 42 lần trong năm 2024 của tập đoàn tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam- Ảnh 11.

Còn với Chứng khoán KB (KBSV), công ty này có quan điểm cho rằng hợp tác giữa FPT và NVIDIA mở hướng đi tiềm năng về kinh doanh dịch vụ AI tại Việt Nam.

Sang năm 2025, thị trường AI của Việt Nam sẽ có sự bùng nổ nhờ đóng góp doanh thu đến từ dự án AI Factory là hợp tác của FPT với Nvidia. Dự án có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, được xây dựng tại Việt Nam và Nhật Bản với nền tảng là thế hệ GPU đồ họa hiện đại của Nvidia sẽ cho phép tối ưu thời gian xử lý dữ liệu và đào tạo AI.

KBSV cho rằng FPT là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào xuất khẩu phần mềm và có lợi thế trong việc tham gia vào lĩnh vực này nhờ 3 yếu tố. Đầu tiên FPT AI Factory sở hữu hạ tầng hiện đại cho phép truy cập và xử lý dữ liệu AI với tốc độ nhanh.

Thứ hai tập đoàn chủ động trong hạ tầng trung tâm dữ liệu, giúp doanh nghiệp triển khai lượng lớn các mô hình AI phức tạp. Ba là FPT sở hữu hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng nhu cầu lớn về các sản phẩm dịch vụ. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành xây dựng trong năm 2025 và bắt đầu đóng góp doanh thu trong năm 2026 với biên EBITDA vào khoảng 50%.

Xem thêm tại cafef.vn