Danh sách các tỷ phú Việt Nam hiện thay đổi ra sao?

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách 5 tỷ phú USD đến từ Việt Nam, gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng; Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo; Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long; Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương cùng gia đình; Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.

Theo Forbes, đứng vị trí đầu tiên là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng với khối tài sản 4,5 tỷ USD. Với khối tài sản trên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang đứng thứ 648 thế giới.

-9018-1707803942.jpg

4 tỷ phú USD của Việt Nam trong bảng xếp hạng của Forbes. (Ảnh: Int)

Được biết, cách xếp hạng tỷ phú của Forbes dựa trên giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái. Do đó, quy mô tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có sự khác biệt so với đánh giá của Bloomberg bởi tính toán liên quan đến sở hữu tại VinFast.

Bloomberg Billionaires Index đánh giá tài sản của ông Vượng ở mức 7,04 tỷ USD, giảm gần 23% so với cuối năm 2023 nhưng vẫn cao hơn 2,54 tỷ USD so với ước tính của Forbes.

Đứng ở vị trí số 2 trên bảng xếp hạng tỷ phú Việt là Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà Thảo sở hữu khối tài sản 2,4 tỷ USD, xếp hạng 1.301 thế giới.

Vị trí thứ 3 thuộc về “vua thép” Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Tài sản của ông Long ước đạt 2,3 tỷ USD, xếp hạng thứ 1.341 thế giới.

Xếp vị trí thứ 4 là Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương cùng gia đình. Ông Dương sở hữu khối tài sản 1,5 tỷ USD, xếp hạng 1.980 thế giới.

Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đứng cuối cùng trong danh sách tỷ phú Việt của Forbes.

Chiều ngược lại, tài sản của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang lại giảm mạnh về dưới 1 tỷ USD. Tính từ mức đỉnh tháng 10/2023, cổ phiếu của MSN giảm hơn 30%. Do đó, ông Quang cũng rời khỏi danh sách tỷ phú USD.

Theo ghi nhận, trong thời gian gần đây, tài sản của Chủ tịch Masan liên tục biến động quanh mốc 1 tỷ USD.

Được biết, ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu tiên vào danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Tháng 4/2022, tài sản của ông Quang đạt mức cao nhất, khoảng 1,9 tỷ USD. Những năm qua, ông liên tục vào rồi ra khỏi danh sách của Forbes, với khối tài sản biến động từ quanh mốc 1 - 1,9 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê, ông Quang nắm giữ 45% cổ phần Masan thông qua Công ty Cổ phần Masan và Hoa Hướng Dương. Bên cạnh đó, ông Quang cũng nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu Techcombank (TCB).

Ngoài ra, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ hơn 42 triệu cổ phần MSN. Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Tầm nhìn Masan.

Những năm trước, Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn cũng từng lọt vào danh sách tỷ phú USD do Fores bình chọn. Đến năm 2022, cùng với sự biến động của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, ông Nhơn cũng bị loại khỏi danh sách này.

Trong khi đó, thời điểm kết thúc năm giao dịch để đón Tết nguyên đán, vị trí "quán quân" những người giàu nhất sàn chứng khoán đã thuộc về Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát với sự phục hồi mạnh mẽ của mã cổ phiếu HPG. Chủ tịch Trần Đình Long đã trở thành "top 1" tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam chứ không phải ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup như dự đoán.

Vị trí thứ 2 thuộc về Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng. Theo sau là Chủ tịch Sunshine Đỗ Anh Tuấn. Đứng thứ 3 là Chủ tịch Phát Đạt Nguyễn Văn Đạt. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Vic Phạm Thu Hương, Chủ tịch Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hoá chất Đức Giang Đào Hữu Huyền, Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng.

Được biết, các tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam thường được xác định bằng cách tính toán giá trị tài sản của họ dựa trên cổ phiếu họ nắm giữ trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (như HoSE - Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, hay HNX - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi do biến động thị trường, giá cổ phiếu và sự thay đổi trong tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Châu Anh

Xem thêm tại vnbusiness.vn