Dè chừng nhưng không “sợ” tỷ giá tăng

Áp lực tỷ giá quay trở lại, theo ông, đâu là nguyên nhân?

Tỷ giá có xu hướng tăng từ tháng 9/2024 sau ba tháng giảm liên tiếp, hiện có mức tăng 3,1% so với mức thấp nhất trong tháng 9.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank

Thứ ba, việc lãi suất liên ngân hàng giảm xuống dưới mức 3%/năm vào thời điểm cuối tháng 9 khiến chênh lệch lãi suất giữa USD và VND bị nới rộng.

Thứ tư, cán cân thanh toán tổng thể đang chịu áp lực và chưa thể cải thiện trong ngắn hạn đã thúc đẩy Kho bạc Nhà nước mua USD để trả nợ nước ngoài. Tính từ đầu năm 2024 tới nay, Kho bạc Nhà nước đã có 8 đợt mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, với tổng khối lượng thông báo lên tới 1,05 tỷ USD; tính riêng trong tháng 10 có 5 đợt mua với tổng khối lượng 940 triệu USD.

Nguyên nhân đầu tiên là chỉ số DXY trên thế giới phục hồi mạnh, gần đây đạt trên 104 điểm, cao hơn khoảng 3% so với đầu tháng 10. Đồng bạc xanh quốc tế mạnh lên trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ khiến giới đầu tư giảm bớt kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, đồng USD được hưởng lợi nhờ nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn do lo ngại về xung đột leo thang ở Trung Đông và có khả năng ông Trump sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ.

Thứ hai, bên cạnh sức ép từ thị trường quốc tế, tỷ giá chịu sức ép do nhu cầu ngoại tệ trong nước có xu hướng tăng bởi các yếu tố mùa vụ như nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho mùa sản xuất cuối năm và FDI phát sinh trong tháng 10.

Tỷ giá tăng làm tăng chi phí nhập khẩu

Tỷ giá tăng làm tăng chi phí nhập khẩu

Ông nhận định như thế nào về biến động của tỷ giá từ nay đến cuối năm 2024?

Trước diễn biến trên, Ngân hàng Nhà nước đã và đang phối hợp triển khai đồng bộ các công cụ để kiềm chế đà tăng của tỷ giá. Cơ quan này đã tái khởi động kênh phát hành tín phiếu sau gần 2 tháng tạm dừng để hút thanh khoản dư thừa trong hệ thống và có chiều hướng làm tăng lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng nhằm thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND. Nhờ đó, tỷ giá gần đây có dấu hiệu hạ nhiệt, xuống quanh mức 25.310.

Chúng tôi cho rằng, từ nay cho đến cuối năm 2024, tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 24.800 - 25.100. Bởi lẽ, tỷ giá trong nước chịu áp lực từ việc đồng USD quốc tế mạnh lên khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến hồi kết thúc. Đặc biệt, tỷ lệ đặt cược vào chiến thắng của ông Donald Trump ở các bang “chiến trường” gia tăng có thể tạo đà tăng cho chỉ số DXY trước và sau bầu cử - nếu ông Donald Trump thắng cử, trong bối cảnh các chính sách kinh tế của ông Trump có xu hướng dẫn đến lạm phát nhiều hơn và do đó sẽ dẫn tới việc Fed ít quyết liệt hơn trong chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ vài năm tới.

Đâu là yếu tố có thể kìm hãm đà tăng của tỷ giá trong thời gian tới, theo ông?

Từ nay cho đến cuối năm 2024, tỷ giá dự kiến dao động trong khoảng 24.800 - 25.100.

Có những yếu tố hỗ trợ làm giảm áp lực lên tỷ giá như Fed có thể sẽ có ít nhất 1 đợt cắt giảm lãi suất trong 2 tháng cuối năm nay. Vĩ mô trong nước vẫn tích cực sẽ góp phần làm tỷ giá hạ nhiệt như dòng ngoại tệ từ giải ngân FDI, du lịch hồi phục ấn tượng khi du khách quốc tế đang tìm kiếm điểm đến cho dịp Giáng sinh và năm mới, lượng kiều hối về Việt Nam đến cuối năm 2024 có thể đạt 14,4 tỷ USD như dự báo của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở mức hai con số giúp giảm bớt áp lực cung - cầu ngoại tệ. Những yếu tố này kết hợp với việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, Ngân hàng Nhà nước có thêm nguồn lực để can thiệp thị trường ngoại hối khi cần và duy trì sự ổn định tỷ giá.

Tỷ giá tăng, thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng ở góc độ nào? Cụ thể, doanh nghiệp/ngành nào bị tác động?

Một số nhóm ngành phải nhập khẩu nguyên liệu với tỷ trọng lớn hơn xuất khẩu thường chịu tác động bất lợi khi tỷ giá tăng như ngành sản xuất, ngành vận tải. Bên cạnh đó, giá hàng hóa nhập khẩu tăng có thể làm giảm sức mua, ảnh hưởng đến các nhóm ngành hàng tiêu dùng có đầu vào là hàng nhập khẩu.

Ngược lại, với các doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá tăng giúp hàng hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Điều này sẽ tạo ra cân bằng trong cán cân thương mại và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể hơn, hàng hóa Việt Nam sẽ tăng sức cạnh tranh tại thị trường Mỹ và châu Âu, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng doanh thu. Các doanh nghiệp dự kiến hưởng lợi gồm thủy sản (VHC, ANV, IDI, FMC, MPC, CMX), dệt may (TNG, TCM, STK), hóa chất (DGC), săm lốp (DRC, CSM), dầu khí (PVS, PVT), nguyên vật liệu (PTB, VCS, VGC), tôn mạ (NKG, HSG)…

Xét kết quả kinh doanh quý III cũng như triển vọng quý IV/2024, theo ông, đâu là nhóm cổ phiếu có dư địa tăng trong 2 tháng cuối năm?

Theo dữ liệu từ FiinPro, hiện có 642 doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng so với quý liền trước thì lợi nhuận giảm 7,8%, chủ yếu do sự chậm lại của nhóm tài chính.

Bức tranh lợi nhuận phân hóa rõ nét, trong đó điểm sáng tập trung vào những doanh nghiệp đầu ngành thuộc những nhóm ngành được dự báo có dư địa tăng trưởng cao trong quý IV/2024 và năm 2025 như ngân hàng, bán lẻ, hàng gia dụng, bất động sản công nghiệp.

Kinh tế phục hồi tích cực sẽ giúp các ngân hàng gia tăng biên lợi nhuận, giảm bớt áp lực trích lập dự phòng. Một số mã cổ phiếu đáng quan tâm là TCB, VPB, STB…

Mức độ lạc quan của người tiêu dùng trong thời gian gần đây và kỳ vọng kinh tế tiếp tục tăng trưởng sẽ là yếu tố thúc đẩy nhóm bán lẻ. Kết quả kinh doanh quý III khả quan của MWG và DGW cho thấy điều đó.

Dòng vốn FDI mạnh mẽ là điểm sáng với nhóm bất động sản công nghiệp như IDC, BCM, LHG.

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn