Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 15/2: Hút hơn 5.600 tỷ đồng
Kết thúc năm Quý Mão, VN-Index "lỡ hẹn" với mốc 1.200 điểm, năm Giáp Thìn đã giúp VN-Index quay lại mốc này sau 5 tháng. Kết phiên 15/2, VN-Index đóng cửa tại 1.202 điểm, tăng 3,97 điểm so với phiên 7/2.
Độ rộng sàn HoSE đầu năm vẫn áp đảo sắc xanh, với 321 mã tăng giá, 153 mã giảm giá và 81 mã tham chiếu. Trong đó, 11.647 tỷ đồng được phân bổ vào nhóm tăng giá.
>> VN-Index lần đầu trở lại mốc 1.200 sau gần 5 tháng, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bay cao
Thanh khoản thị trường khớp lệnh 868,3 triệu cổ phiếu, tăng 26,7% so với phiên trước đó, tương đương giá trị giao dịch đạt 19.383 tỷ đồng.
Khối ngoại là điểm trừ trong phiên hôm nay, với 327,68 tỷ đồng bán ròng trong phiên. Trong đó, VNM là tiêu điểm bán ròng, với 131,59 tỷ đồng - đây là con số kỷ lục trong 10 phiên của VNM.
Chỉ số VN-Index phiên 15/02 |
Thanh khoản ngành ngân hàng dẫn đầu thị trường, tương đương hút đến 5.596 tỷ đồng trong phiên, gấp gần 2 lần so với ngành bất động sản.
Tác động đến chỉ số VN-Index, ngành ngân hàng chiễm chệ 7/8 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới điểm chỉ số. Trong đó, TCB dẫn đầu, đóng góp 0,95 điểm, theo sau là MBB, MSB, OCB, VPB, VIB, SHB. Chỉ tính riêng 7 cổ phiếu này đã tác động tăng 3,51 điểm VN-Index.
>> Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 7/2: 'Lì xì' đến từ TCB, CTG và HDB
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng khiến VN-Index giảm 1,56 điểm là ACB, CTG, VCB. Việc mất đi đà tăng từ 3 cổ phiếu lớn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số chung.
7/8 cổ phiếu tác động tích cực tới VN-Index thuộc nhóm ngân hàng |
"Mở bát" đầu năm, nhóm ngân hàng có 1 phiên hoàn toàn thắng lợi với 23 mã tăng, 3 mã giảm và 1 mã tham chiếu. Dòng tiền phân bổ áp đảo 4.753 tỷ đồng vào nhóm mang sắc xanh.
Ngành ngân hàng đón chào một cổ phiếu kịch trần ngay phiên đầu năm, thuộc về MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam. Cổ phiếu đóng cửa với mức giá 15.050 đồng/cp, khối lượng giao dịch bùng nổ với hơn 35 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, gấp 5 lần so với 7 triệu cổ phiếu trong phiên trước. Đây là mức tăng thị giá lớn nhất của cổ phiếu này kể từ tháng 11/2021.
>> Xuất hiện cổ phiếu ngân hàng tăng trần, khớp lệnh đột biến 30 triệu đơn vị
Diễn biến giá cổ phiếu MSB |
Theo sau MSB là NVB (+5,56%), OCB (+5,30%), VAB (+5,26%), ABB (+3,66%), KLB (+3,33%). Trong đó, khối lượng giao dịch của OCB bùng nổ 11,56 triệu cổ phiếu, tăng gấp 3 lần so với hơn 3,8 triệu cổ phiếu trong phiên cuối năm Quý Mão.
NVB, VAB và ABB cũng ghi nhận khối lượng bùng nổ, chỉ riêng KLB ghi nhận khối lượng giao dịch giảm 69% so với phiên trước.
Ở chiều ngược lại, 3 cổ phiếu chịu sức ép bán mạnh, thất bại giữ sắc xanh thuộc về ACB (-2,86%), CTG (-1,41%), VCB (-0,11%).
>> 3 cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA trong tháng 2/2024
Về diễn biến khối ngoại, không khó để thấy MSB có một phiên giao dịch hoàn toàn bùng nổ, khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng đến 122,47 tỷ đồng cổ phiếu này, đứng đầu nhóm ngân hàng. Trong khi đó, các phiên trước, khối ngoại giao dịch cổ phiếu MSB hoàn toàn ảm đạm.
>> Top cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại ưa thích trước thềm Tết Nguyên đán
Khối ngoại bất ngờ gom mạnh MSB trong phiên 15/2 |
Các cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại gom mạnh còn kể đến OCB (mua ròng hơn 23 tỷ đồng), EIB (mua ròng hơn 7 tỷ đồng), SHB (mua ròng 1,46 tỷ đồng).
Ở chiều bán, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất năm 2023 - CTG đã có 1 phiên không mấy thuận lợi, khi thị giá và thanh khoản suy giảm, khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong nhóm ngành.
>> 'Điểm danh' cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất từ đầu năm, có mã tăng đến 31%
Cụ thể, với giá trị bán ròng đạt 91,8 tỷ đồng, đây là phiên bán ròng đầu tiên sau 4 phiên mua ròng, thậm chí, trong phiên 5/2, khối ngoại đã mua ròng gần 200 tỷ đồng cổ phiếu CTG.
>> Các cổ phiếu ngân hàng đã vượt mức đỉnh lịch sử còn tiềm năng tăng giá?
Xem thêm tại nguoiquansat.vn