DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại

Nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, tôn vinh và lan toả tinh thần phụng sự xã hội, CafeF đã xây dựng PRIVATE 100 – Danh sách các doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam với số thực nộp tối thiểu 100 tỷ đồng. Danh sách lần đầu tiên sắp công bố trong tháng 8/2024 được thống kê theo số liệu thực nộp trong niên độ tài chính 2023.

Không quá bất ngờ khi các vị trí dẫn đầu PRIVATE 100 hiện đều là các doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi các tỷ phú đô la theo xếp hạng của Forbes.

Theo thống kê, năm 2023, các doanh nghiệp của 6 vị tỷ phú đô la của Việt Nam bao gồm ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air & HDBank), ông Trần Đình Long (Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Techcombank), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan Group) và ông Trần Bá Dương & gia đình (Thaco) đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 72.700 tỷ đồng.

Đây mới chỉ là những con số của các doanh nghiệp được nêu trên. Trên thực tế, các tỷ phú vẫn còn sở hữu khá nhiều doanh nghiệp khác mà số nộp ngân sách chưa được công bố chẳng hạn như Sovico Group của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hay công ty Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Con số gần 73.000 tỷ đồng nộp ngân sách của doanh nghiệp của các tỷ phú tương đương với tổng số nộp của 2 trong 3 tập đoàn nhà nước lớn nhất là Viettel và Petrolimex (tổng nộp 71.200 tỷ trong năm ngoái).

Không loại trừ khả năng trong ít năm tới, tổng số nộp ngân sách của các tỷ phú có thể tiệm cận được với Tập đoàn Dầu khí PVN.

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 1.

Vingroup

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 2.

Luôn nằm trong top doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đóng hơn 30.900 tỷ đồng vào ngân sách trong năm 2023, dẫn đầu danh sách PRIVATE 100.

Trong năm 2023, khoản nộp lớn nhất của Vingroup là thuế giá trị gia tăng hàng nội địa gần 11.000 tỷ đồng, tiếp đó là thuế Thu nhập doanh nghiệp 6.900 tỷ đồng, thuế Nhà đất, tiền thuê đất 5.000 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2022, Vingroup đóng hơn 44.900 tỷ đồng vào ngân sách. Trong đó, riêng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng xây dựng - chuyển giao đã hơn 31.500 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hai dự án đại đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mà Vinhomes - công ty con của Vingroup làm chủ đầu tư.

Ông Phạm Nhật Vượng góp mặt trong danh sách của Forbes từ năm 2015 và là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,2 tỷ USD

Thaco

Đứng thứ 2 trong danh sách doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2023 là Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.

Thaco đã nộp tổng cộng 21.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong năm 2023. Riêng tại Quảng Nam, Thaco đã nộp gần 16.000 tỷ đồng, trong đó, thuế nội địa là hơn 11.100 tỷ đồng. Thaco cũng là đơn vị đóng góp quan trọng, chủ yếu chiếm hơn 60% tổng thu nội địa của tỉnh Quảng Nam.

Tỷ phú Trần Bá Dương & gia đình được đưa vào danh sách của Forbes từ năm 2018, theo bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes, hiện ông sở hữu khối tài sản 1,2 tỷ USD, xếp thứ 5 Việt Nam.

Hòa Phát

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 3.

Năm 2023, Hòa Phát đã nộp gần 9.100 tỷ đồng vào ngân sách, và đứng thứ 3 trong danh sách. Hòa Phát cũng cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, số nộp ngân sách của tập đoàn này đã lên đến 7.400 tỷ đồng.

Trong năm 2023, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là khoản Hòa Phát đã đóng nhiều nhất với gần 6.400 tỷ đồng, sau đó là thuế giá trị gia tăng hàng nội địa 1.100 tỷ đồng, thuế Thu nhập doanh nghiệp 560 tỷ đồng, thuế Xuất nhập khẩu 390 tỷ đồng, ...

Tỷ phú Trần Đình Long hiện là tỷ phú giàu thứ 3 Việt Nam với tài sản 2,4 tỷ USD.

photo-1722508627252

Techcombank

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 5.

Techcombank nộp hơn 7.900 tỷ đồng vào ngân sách trong năm 2023, là mức đóng cao nhất từ năm 2019 đến nay của Techcombank và tăng gần 63,6% so với năm 2022 (hơn 4.800 tỷ đồng). Chủ yếu trong đó là thuế Thu nhập doanh nghiệp hơn 5.000 tỷ đồng.

Đồng thời, Techcombank cũng là đơn vị dẫn đầu trong danh sách ngân hàng tư nhân và đứng thứ 4 trong số các doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách nhà nước năm 2023.

Techcombank hiện là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam, Chủ tịch Techcombank - ông Hồ Hùng Anh hiện đang đứng thứ 4 trong danh sách tỷ phú USD Việt Nam với khối tài sản 1,7 tỷ USD.

Masan Group

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 6.

Tập đoàn Masan của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang nộp ngân sách nhà nước hơn 4.400 tỷ đồng trong năm 2023, đứng thứ 9 trong danh sách. Trong đó, khoản nộp lớn nhất là thuế giá trị gia tăng hàng nội địa hơn 1.700 tỷ đồng. Trong 3 năm trước đó, tập đoàn này nộp ngân sách nhà nước trong khoảng 4.800 – 5.400 tỷ đồng.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang hiện đang đứng thứ 6 trong danh sách tỷ phú USD Việt Nam trên Forbes, sở hữu khối tài sản 1,1 tỷ USD. Ngoài ra vai trò lớn ở Masan, ông hiện còn là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Vietjet Air & HDBank

Đều thuộc sự dẫn dắt của nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Việt Nam - bà Nguyễn Thị Phương Thảo, năm 2023, HDBank nộp ngân sách nhà nước gần 3.000 tỷ đồng, đứng thứ 13 trong danh sách PRIVATE 100 còn Vietjet Air nộp ngân sách nhà nước gần 800 tỷ đồng, đứng thứ 40.

So với năm 2022, số nộp ngân sách nhà nước của Vietjet đã tăng 21,6% (năm 2021 Vietjet đóng ngân sách nhà nước 657 tỷ đồng). Giai đoạn trước dịch Covid-19, năm 2019, Vietjet nộp ngân sách nhà nước hơn 1.500 tỷ đồng.

Liên quan tới đặc thù hoạt động ngành hàng không, Vietjet có những khoản thu hộ thuế, phí, gián tiếp đóng góp cho ngân sách, cụ thể là phí, lệ phí sân bay, an ninh soi chiếu... chuyển cho ACV, liên qua tới mỗi hành khách thông qua các cảng hàng không, thuế môi trường liên quan xăng dầu...

Vietjet cho biết, trong năm 2023, Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách khoảng 5.200 tỷ đồng.

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 7.

Về HDBank, số nộp ngân sách năm 2023 tăng 58,3% với mức nộp năm trước (gần 1.900 tỷ đồng). Phần lớn khoản nộp ngân sách của HDBank là thuế Thu nhập doanh nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng, sau đó là thuế Thu nhập cá nhân 445 tỷ đồng, thuế VAT hàng nội địa 214 tỷ đồng, ...

Hiện tại, ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT Vietjet Air và Phó Chủ tịch thường trực HDBank, bà Thảo còn lãnh đạo nhiều doanh nghiệp khác như Sovico, Hướng Dương Sunny. Bà hiện là người giàu thứ 2 Việt Nam với tài sản 2,9 tỷ USD.

PRIVATE 100 – Top Doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam là danh sách được CafeF thu thập từ những nguồn công khai hoặc các số liệu có thể xác thực, phản ánh toàn bộ số thực nộp ngân sách của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản phải nộp. Các doanh nghiệp có số nộp ngân sách trong năm tài chính gần nhất từ 100 tỷ đồng trở lên đều có thể được tham gia vào danh sách. Một số doanh nghiệp tiêu biểu trong danh sách năm 2024, thể hiện số thực nộp của năm tài chính 2023, có thể kể đến như ACB; HDBank; Masan Group; OCB; PNJ; SHB; SSI; Techcombank; TPBank; Tập đoàn Hòa Phát; VNG; VPBank; VIB, VietBank, VPS…(xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

DN của 6 tỷ phú đô la Việt Nam nộp ngân sách gần 73.000 tỷ đồng năm 2023, gần bằng “người khổng lồ” PVN, ngang ngửa Viettel và Petrolimex cộng lại- Ảnh 8.


Xem thêm tại cafef.vn