Doanh nghiệp thép, chứng khoán, dệt may... tăng lãi trong quý I
Bức tranh kinh tế vĩ mô đang có nhiều tín hiệu tích cực. Tăng trưởng GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra (5,2-5,6%) và là mức tăng cao nhất trong các quý đầu năm kể từ 2020 đến nay.
Việt Nam đang là một điểm sáng thu hút FDI toàn cầu với dòng vốn tăng trưởng 25% trong quý I. Các doanh nghiệp FDI, nhất là trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo đã đóng góp nhiều cho hoạt động xuất khẩu, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý I tăng 15,5%.
Hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp theo đó cũng có nhiều điểm sáng và xung lực phát triển. Một số công ty gần đây ghi nhận tăng trưởng trở lại ngay trong quý đầu năm, tập trung ở một số ngành lớn như dệt may, thép, chứng khoán, thực phẩm, bán lẻ...
Dệt may nhiều đơn hàng
Trong kỳ đại hội mới diễn ra, lãnh đạo Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM) dự kiến có doanh thu sơ bộ quý đầu năm khoảng 39 triệu USD, tăng trưởng 6%. Lợi nhuận thu về khoảng 2,5 triệu USD, cao hơn 6% so với cùng kỳ.
Tổng giám đốc Song Jae Ho nói đã nhận đơn hàng khoảng 85% công suất cho quý II và còn 15% công suất đang tìm kiếm. Với quý III, công ty cũng đã nhận được 80% đơn hàng theo kế hoạch. Với năng lực hiện tại, công ty có thể hoàn thành mục tiêu năm đặt ra.
Doanh nghiệp dệt may này còn có xung lực lớn khi thông báo đã nhận được đơn hàng 10 triệu sản phẩm từ đối tác E-Land, cao gấp đôi so với năm ngoái; đồng thời việc mua lại nhà máy SY Vina kỳ vọng nhận được nhiều đơn hàng vải dệt và quần áo.
Năm 2024, Sợi Thế Kỷ (Mã: STK) đặt chỉ tiêu doanh thu tăng trưởng 90% lên hơn 2.703 tỷ đồng và lợi nhuận cao đột biến 3,4 lần lên trên 300 tỷ đồng, đều là các mức cao kỷ lục sau một năm kinh doanh khó khăn.
Tổng giám đốc Đặng Triệu Hòa nói rằng có nền tảng cho kế hoạch tham vọng trên, bởi nhận thấy sự phục hồi của thị trường chung, nhu cầu các thương hiệu tăng lên do tồn kho đang ở mức thấp và kết hợp với sự dịch chuyển đơn hàng về Việt Nam.
Chứng khoán Phú Hưng cho biết đơn hàng của Sợi Thế Kỷ đang phục hồi nhanh, dự kiến đạt 9.000 tấn trong quý II, gần gấp đôi quý I. Đơn hàng trong các quý III và IV sẽ còn tăng mạnh với khối lượng dự kiến lần lượt đạt 10.500 tấn và 12.000 tấn.
Hay StartFragmentĐầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG)EndFragment thông báo StartFragmentký được các đơn hàng may xuất khẩu đến hết nửa đầu 2024 nhờ nhiều đối tác lớn đã bán hết hàng tồn kho và hãng Decathlon tăng cường đặt hàng phục vụ Olympic.Công ty StartFragmentsẽ nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhânEndFragment từ tháng 3.
Thực tế, số liệu mới nhất từ Hải quan cho thấy quý I/2024, kim ngạch xuất toàn ngành dệt may đạt trên 9,53 tỷ USD, tăng 9,62% so với cùng kỳ khi các doanh nghiệp có đơn hàng trở lại.
Ngành thép hồi phục
Tại đại hội sáng 11/4, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) tiết lộ kết quả kinh doanh quý I tương đối tốt. Tập đoàn đã tăng sản lượng bán hàng và bán hết tồn kho giá cao, lượng hàng tồn kho xuống thấp kỷ lục.
Doanh thu sơ bộ 31.000 tỷ và có lãi sau thuế khoảng 2.800 tỷ đồng. Tạm tính so với với quý I/2023, doanh thu tăng trưởng hơn 16% và lợi nhuận gấp 7,3 lần kết quả cùng kỳ năm ngoái.
Năm nay, tập đoàn thép đầu ngành lên kế hoạch doanh thu 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng. Với kết quả trên, đơn vị ước thực hiện 22% chỉ tiêu doanh thu và 28% về mục tiêu lợi nhuận.
Trong thông báo mới đây, Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) dự kiến sẽ có lãi trở lại trong quý I đến từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính và thanh lý tài sản. Công ty sẽ tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế thực tế trong quý II để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Nhà phân phối thép khẳng định sẽ tăng cường áp dụng các giải pháp kinh doanh trong quản trị tồn kho và mua hàng trên nguyên tắc cẩn trọng, tối ưu hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí và đặc biệt thực hiện chuyển nhượng và thanh lý tài sản để cải thiện tình hình lỗ 2 năm trước đó.
Năm 2024, Thương mại SMC lên kế hoạch kinh doanh với sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 900.000 tấn thép các loại. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 80 tỷ đồng.
Nhiều đơn vị khởi sắc
Ngành chứng khoán cũng đang ghi nhận các kết quả tích cực ban đầu. Ông Nguyễn Miên Tuấn - Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt (Mã: VDS) ước tính doanh thu quý I/2023 ước đạt 138 tỷ đồng, tăng trưởng 178% khi thanh khoản thị trường và diễn biến giá tốt hơn trong giai đoạn đầu năm.
Lợi nhuận sau thuế ước tính 110 tỷ đồng, tăng 97% so với cùng kỳ năm trước. So với mục tiêu lãi trước thuế 360 tỷ đồng cả năm, đơn vị môi giới chứng khoán này hoàn thành 38% chỉ tiêu sau một quý.
Trong đại hội thường niên mới đây, ông Bạch Quốc Vinh - Tổng giám đốc Chứng khoán DSC (Mã: DSC) tiết lộ lợi nhuận 2 tháng đầu năm đạt hơn 54 tỷ đồng và ước tính cả quý I đạt khoảng 70 tỷ đồng, cao gấp 5,4 lần quý cùng kỳ năm ngoái.
Ở lĩnh vực xăng dầu, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL - Mã: OIL) cho biết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh ghi nhận nhiều kết quả tăng trưởng khả quan trong quý đầu năm, tất cả đơn vị thành viên đều có lãi.
Sản lượng kinh doanh xăng dầu đạt gần 1,4 triệu m3/tấn, tăng 22% so với cùng kỳ; doanh thu hợp nhất đạt 29.400 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư vừa qua, lãnh đạo Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) thông tin doanh thu quý I ước đạt 674 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 109 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với quý I/2023.
Doanh thu mảng BOT tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ lưu lượng xe tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán và 4 trạm thu phí được tăng phí thêm 18%. Doanh thu mảng xây lắp cũng tăng tới 46% so với quý I/2023, đạt 200 tỷ đồng.
Với kết quả trên, ban lãnh đạo Giao thông Đèo Cả tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu 3.146 tỷ đồng và lợi nhuận 404 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 11% so với năm 2023.
Xem thêm tại vietnambiz.vn