Doanh nghiệp ứng phó thế nào với biến động thương mại thế giới?

Theo phân tích của các chuyên gia, ngày 2/2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp áp thuế mới với hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc.

Một ngày sau, hai nước có chung biên giới với Mỹ được gia hạn thêm 30 ngày chuẩn bị, nhưng không có ngoại lệ nào dành cho Trung Quốc.

Theo đó, ngày 4/2, thuế nhập khẩu Mỹ áp lên Trung Quốc có hiệu lực. Theo sắc lệnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ký 3 ngày trước đó, toàn bộ hàng Trung Quốc vào Mỹ bị áp thuế nhập khẩu thêm 10%.

Trọng tâm của chính sách mới là bãi bỏ "de minimis" - quy định lô hàng hóa trị giá dưới 800 USD khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ được miễn thuế - đã tồn tại từ những năm 1930. Đây là bước đi quyết liệt nhằm thay đổi cán cân thương mại và mang lại cơ hội mới cho các công ty nội địa trước sự bành trướng của sàn thương mại điện tử nước ngoài...

Việc bị áp thêm thuế buộc nước này tung thêm chính sách kích thích để thúc đẩy tăng trưởng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã áp thuế 25% với khoảng 350 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Với chính sách thuế áp dụng trên, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho khả năng thương mại thế giới có những biến động.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng Công ty CP chứng khoán SSI cho rằng, chính sách thuế quan của Tồng thống Mỹ Donald Trump được cho là có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là sự cạnh tranh rất lớn không chỉ với các nước lớn mà với cả Việt Nam, không thể tách biệt cuộc chơi. Chính vì thế, Việt Nam cần thay đổi để thích ứng.

Hiện nay, Việt Nam đang kết nối với các quốc gia trên thế giới, sẵn sàng hợp tác với các nước lớn, nên cũng sẵn sàng tham gia cuộc chơi lớn. Theo báo cáo của tổ chức Jetro, khoảng 200 doanh nghiệp rời Trung Quốc đã sang Việt Nam.

“Ngày 4/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có phát biểu đề cập Việt Nam chuẩn bị cho khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại thế giới. Trong đó, Việt Nam đã có nhiều dư địa cho sản xuất trong nước, cũng như xuất khẩu, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy những cơ hội đầu tư từ Việt Nam… sẽ là những thuận lợi cho thương mại của Việt Nam”- ông Phạm Lưu Hưng nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc đầu tư lớn cho hạ tầng, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy thu hút đầu tư, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.

Ông Frank Kelly, Người sáng lập và đối tác quản lý tại Fulcrum Macro cho biết, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt khoảng 120 tỷ USD năm 2024.

Năm 2025 Việt Nam có những cơ hội, dân số Việt Nam gia tăng, nền kinh tế phát triển.

Việt Nam được nhìn nhận là nền kinh tế đang nổi lên, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tăng…

Theo bà Eva Huan Yi, Kinh tế trưởng tại Huatai Securities (USA), chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được định hình cho thấy thương mại giữa hai bên phát triển.

Cùng với đó, Việt Nam và Trung Quốc có sự hợp tác thông qua nhiều dự án xuyên biên giới.

Hiện nay, Trung Quốc làm chủ công nghệ, trong khi Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu này.

Đây là cơ hội hợp tác sâu hơn trong chuỗi cung ứng giữa hai quốc gia trong thời gian tới.

Chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tác động đến đồng nội tệ của các nước, trong đó có Việt Nam khi đồng USD tăng giá.

Chính vì thế doanh nghiệp phải chủ động quan sát biền động của đồng USD để điều chỉnh hoạt động XNK.

Giá trị đồng USD tăng cũng ảnh hưởng đến sức canh tranh của hàng hóa XK.

Trên thực tế phải nhìn thấy khả năng khó khăn trong việc huy động vốn trong việc mở rộng đầu tư, xuất khẩu… các doanh nghiệp cũng cần chủ động sẵn sàng cho khả năng thương mại thế giới có những biến động trong thời gian tới.

Xem thêm tại haiquanonline.com.vn