Dư nợ trái phiếu lớn, Novaland tiếp tục gia hạn nhiều lô trái phiếu

Dư nợ lớn, Novaland gia hạn thêm nhiều lô trái phiếu

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (viết tắt là Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa công bố thông tin về việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản và điều kiện của các trái phiếu NVL2020, sắp đến ngày đáo hạn để gia hạn thêm 1 năm.

Dự nợ trái phiếu lớn, Novaland tìm cách gia hạn nhiều lô trái phiếu mã NVL2020.

Theo đó, có 4 lô trái phiếu được Novaland phát hành trong năm 2020 với mã NVL2020-01-480; NVL2020-01-500; NVL2020-01-450 và NVL2020-01-350 có tổng giá trị 1.780 tỷ đồng sẽ được gia hạn thêm 1 năm.

Cụ thể, lô trái phiếu NVL2020-01-480 và NVL2020-01-500 có tổng giá trị 980 tỷ đồng được điều chỉnh ngày đáo hạn đến ngày 20/7/2025. Và lô trái phiếu NVL2020-01-450 và NVL2020-01-350 có tổng giá trị 800 tỷ đồng cũng được điều chỉnh đáo hạn lần lượt 14/8 và 28/8/2025. 

Cũng liên quan đến 2 lô trái phiếu mã NVL2020-01-480 và NVL2020-01-500, Novaland cũng đã từng chậm thanh toán gốc, lãi với tổng số tiền lãi hơn 54 tỷ đồng.

Theo thông tin tìm hiểu được biết, tính đến cuối Quý I/2024, số dư cuối kỳ các khoản trái phiếu phát hành của Novaland lên tới hơn hơn 38.000 tỷ đồng, trong đó phát hành trái phiếu dài hạn hơn 16.000 tỷ đồng, và phát hành trái phiếu ngắn hạn hơn 22.400 tỷ đồng.

Nợ vay gia tăng, đa số tài sản đảm bảo là các dự án

Ngoài việc ghi nhận dự nợ trái phiếu hàng chục tỷ đồng buộc Novaland phải tìm cách tiếp tục gia hạn một số lô trái phiếu năm 2020, thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này cũng chưa thấy điểm sáng.

Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 236.000 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho ghi nhận hơn 140.000 tỷ đồng, thuế và các khoản phải thu Nhà nước hơn 262 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/3/2024, vốn chủ sở hữu của Novaland chỉ đạt gần 45.000 tỷ đồng, trong khi đó nợ phải trả gần 192.000 tỷ đồng cao gấp hơn 4 lần.

Đáng chú ý, kết thúc quý I/2024, vốn chủ sở hữu của Novaland chỉ đạt gần 45.000 tỷ đồng, trong khi đó nợ phải trả gần 192.000 tỷ đồng cao hơn 4 lần, điều này cho thấy Novaland đa số được tài trợ bởi các khoản vay. Cụ thể, vay nợ ngắn hạn của Novaland ghi nhận con số gần 93.000 tỷ đồng, tăng hơn 5.000 tỷ đồng so với cùng kỳ, và vay nợ dài hạn hơn 99.000 tỷ đồng.

Trong đó, đa số các khoản vay của Novaland đều dùng tài sản là các dự án ở Tp.Long Khánh tỉnh Đồng Nai; Tp.Hiên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Tp.Cần Thơ; Tp.HCM, Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận… để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Việc Novaland dùng tài sản các dự án để làm tài sản đảm bảo cho một số khoản vay, trong khi vẫn ký kết nhiều văn bản thỏa thuận bán các căn nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng dẫn đến việc trì hoãn triển khai ký kết hợp đồng mua bán dẫn đến nhiều khách hàng phải làm đơn phản ánh, tố cáo gửi đi khắp nơi. 

Đơn cử, là trường hợp của ông T.Q.Q. trú tại phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội. Theo ông Q. vào đầu tháng 5/2022, cũng chỉ vì tin vào thương hiệu bất động sản Novaland nên ông đã trót xuống tiền và ký văn bản thỏa thuận với Công ty Cổ phần Novareal để mua 4 bất động sản tại dự án tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương, tọa lạc tại xã Tiến Thành, Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Nhưng sau khi phát hiện một số thông tin pháp lý dự án mập mờ, cùng với đó là việc chờ ngày được ký hợp đồng mua bán nhưng không thấy phía Công ty Novareal phản hồi về thời gian ký hợp đồng cụ thể.

Trong khi đó, ông Q. đã thanh toán theo tiến độ cho 4 bất động sản là hơn 14 tỷ đồng. Và để đảm bảo quyền lợi của mình ông Q. đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Công ty Novareal cung cấp tiến độ và thông tin pháp lý dự án nêu trên nhưng không được cung cấp thông tin về dự án đầy đủ…

Cũng theo ông Q., Công ty Novareal sử dụng 04 văn bản thỏa thuận đưa khách hàng vào thế phải nộp tiền nhiều nhất có thể mặc dù chưa ký hợp đồng mua bán, trong khi nội dung thỏa thuận về đặt cọc tiền này lại cũng không đúng theo quy định của Điều 328 của Bộ Luật dân sự, bởi vì việc đặt cọc tiền chỉ là “một khoản tiền” nhưng lại bắt khách hàng như ông phải đặt cọc “toàn bộ giá trị của bất động sản giao dịch” là rất vô lý/bất thường. Bản chất của việc đặt cọc này theo ông Q. là thanh toán cho toàn bộ giá trị của tài sản giao dịch mà không phải chỉ là đặt cọc một khoản tiền nhỏ.

Xem thêm tại taichinhdoanhnghiep.net.vn