Đưa 3 Trung tâm thương mại vào hoạt động trong vòng 1 tháng, VRE lại tăng trần đưa vốn hóa của Vincom Retail tiệm cận 50.000 tỷ

Ngày 1/7, cổ phiếu VRE của CTCP Vincom Retail gây chú ý khi tăng kịch trần 7% lên mức 21.850 đồng/cp. Đây là cổ phiếu duy nhất trong VN30 tăng trần trong ngày hôm nay.

Tính kể từ sau khi Vingroup thoái vốn khỏi Vincom Retail, cổ phiếu của doanh nghiệp này đã có phiên trần thứ hai.  Vốn hóa của Vincom Retail lúc này cũng đã đạt mức 49.650 tỷ đồng (khoảng 1,95 tỷ USD), giảm hơn 4.500 tỷ so với số đầu năm. 

Đưa 3 Trung tâm thương mại vào hoạt động trong vòng 1 tháng, VRE lại tăng trần đưa vốn hóa của Vincom Retail tiệm cận 50.000 tỷ- Ảnh 1.

Cổ phiếu VRE tăng trần sau khi doanh nghiệp này khai trương cùng lúc 2 trung tâm thương mại (TTTM) là Vincom Plaza Hà Giang và Vincom Plaza Điện Biên Phủ. Vincom Plaza Hà Giang có tổng diện tích mặt sàn 12.000m2 gồm 4 tầng thương mại nằm trong khu tổ hợp đô thị, khách sạn 5 sao Four Point by Sheraton; vị trí tại ngã 3 đường Trần Phú - Quốc lộ 34, tỉnh Hà Giang. Còn Vincom Plaza Điện Biên Phủ tọa lạc tại phường Mường Thanh, sát cạnh Quảng trường 7/5 của TP. Điện Biên; tổng diện diện tích sàn là 12.000m2, gồm 4 tầng thương mại.

Trước đó, vào ngày 1/6, VRE có đã khai trương Vincom Megamall Grand Park tại quận 9, TP. HCM với tổng diện tích sàn là 45.255m2. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, công ty là đã đưa vào hoạt động 3 TTTM với tổng diện tích sàn là 78.255m2 và nâng tổng số TTTM đang sở hữu lên 86 cơ sở, hiện diện ở 46 tỉnh thành.

Đưa 3 Trung tâm thương mại vào hoạt động trong vòng 1 tháng, VRE lại tăng trần đưa vốn hóa của Vincom Retail tiệm cận 50.000 tỷ- Ảnh 2.

Trong quý 1/2024, Vincom Retail (VRE) đạt 2.254.6 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 1.082,6 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận biên lợi nhuận sau thuế ở mức 48% doanh thu, hoàn thành 24% và 24% kế hoạch năm 2024.

Theo báo cáo mới nhất về Vincom Retail của VPBankS, VRE ghi nhận biên lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng nhờ vào việc tập trung tối ưu về hiệu quản hoạt động và chi phí quản lý vận hành. Dù vậy, việc tỷ lệ lấp đầy có sự sụt giảm liên tục trong 2 quý gần đây (giảm 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ) sẽ là rủi ro cần chú ý quan sát trong thời gian tới.

Doanh thu cho thuê bán lẻ đạt 1.928 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và giảm 1% so với quý trước. Biên thu nhập hoạt động ròng (NOI) của mảng cho thuê bán lẻ đạt 72,3% trong Q1/2024, giảm 5,7 điểm % so với mức cơ sở cao trong Q1/2023 và gần như đi ngang quý trước, chủ yếu do tỷ lệ lấp đầy trung bình giảm. Theo đó, tỷ lệ lấp đầy trung bình quý 1/2024 là 82,8%, giảm 0,2 điểm % so với quý trước và -2,6 điểm % so với cùng kỳ.

Theo ban lãnh đạo VRE, biên thu nhập hoạt động ròng (NOI) của mảng cho thuê bán lẻ sẽ tiếp tục giảm trong quý 2/2024 do chi phí năng lượng tăng trong mùa hè và kỳ vọng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024 được hỗ trợ bởi sự cải thiện của tỷ lệ lấp đầy trung bình.

Đưa 3 Trung tâm thương mại vào hoạt động trong vòng 1 tháng, VRE lại tăng trần đưa vốn hóa của Vincom Retail tiệm cận 50.000 tỷ- Ảnh 3.

Trong năm 2024, VPBankS dự phóng doanh thu cho thuê bán lẻ Vincom Retail sẽ tăng 13% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi kỳ vọng về doanh số khách thuê cao hơn nhờ niềm tin của người tiêu dùng và sức mua phục hồi, theo đó tỷ lệ lấp đầy sẽ dần tăng từ nền thấp của quý 1/2024.

Theo VPBankS, cải thiện tỷ lệ lấp đầy cũng là mục tiêu chính của Vincom Retail trong năm 2024 để tránh ảnh hưởng trải nghiệm của người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tác động dây chuyền khi lượng khách thấp càng khiến tỷ lệ lấp đầy giảm, và VPBankS cho rằng Vincom Retail có thể sẽ giảm tốc độ tăng trưởng giá thuê để đạt mục tiêu này.

Doanh thu từ chuyển nhượng shophouse sẽ không còn đóng góp đáng kể trong tương lai do VRE dự kiến sẽ chỉ ghi nhận lần lượt 700 tỷ doanh thu shophouse trong 2024 - hàng tồn kho bất động sản tại quý 1/2024 chỉ còn 511 tỷ. VPBankS đánh giá các căn shophouse chuyển nhượng/ cho thuê sẽ không đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh ngắn hạn của VRE.

Về dài hạn hơn, các dự án triển khai sau 2024 sẽ cần được đàm phán cụ thể với Vingroup. Dù chiến lược mở rộng của Vincom Retail ít nhất sẽ không bị ảnh hưởng trong năm tới do trước đây VRE đã thanh toán một khoản đặt cọc sớm để mua đất của VIC tại giá vốn, trong dài hạn hơn, chi phí chuyển nhượng có thể sẽ kém thuận lợi hơn mức giá gốc hiện nay, tức có rủi ro gia tăng chi phí liên quan đến mở rộng quỹ đất.


Xem thêm tại cafef.vn