Gần 20 mã chứng khoán lập đỉnh, 4 cổ phiếu họ FPT cùng ghi danh
Công ty Chứng khoán DSC vừa điểm mặt loạt cổ phiếu nổi bật lập đỉnh giá trong hơn 4 tháng trở lại đây (tính từ đầu tháng 11/2023).
Các cổ phiếu này chủ yếu tập trung tại các nhóm như ngân hàng (ACB, HDB, MBB, VCB, LPB, BID), chứng khoán (BSI, CTS...) nhóm cổ phiếu họ FPT (FPT, FRT, FTS, FOX), nhóm sản xuất (BMP, DRC...).
Ngoại trừ trường hợp của FRT khi giá cổ phiếu tăng theo kỳ vọng chuỗi nhà thuốc Long Châu, đa số các cổ phiếu còn lại đều tăng nhờ bức tranh lợi nhuận 2023 ấn tượng.
Với nhóm chứng khoán, kỳ vọng tăng giá còn đến từ câu chuyện áp dụng hệ thống KRX và nâng hạng thị trường. Đây sẽ là động lực thức đẩy thanh khoản lên cao, công ty chứng khoán có thêm nguồn thu từ phí giao dịch, phí môi giới, cho vay margin cũng như gia tăng lợi nhuận mảng tự doanh cổ phiếu.
Trong khi đó, một số cổ phiếu ngân hàng "bay cao" nhờ câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận, kỳ vọng tín dụng tăng và việc kiểm soát nợ xấu.
>> Loạt cổ phiếu ngân hàng xuất hiện tín hiệu bán ngắn hạn
Cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) tăng tới 92% từ đầu tháng 11/2023 tới ngày 29/2/2024 (thời điểm giao dịch phiên cuối cùng trên sàn UPCoM) lên mức đỉnh lịch sử. Được biết VTP sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên HoSE vào ngày 12/3 tới, giá tham chiếu là 65.400 đồng/cp.
Một số yếu tố hỗ trợ khác đến từ động thái mua vào của khối ngoại hay mức tăng 49% lợi nhuận sau thuế trong năm 2023, đạt hơn 380 tỷ đồng. Ông Hoàng Trung Thành - Tổng Giám đốc Viettel Post kỳ vọng doanh số 5 năm tới sẽ gấp 10 lần năm 2023, tương đương mức tăng trưởng 60 - 65%/năm.
Một cổ phiếu khác trong họ Viettel là CTR cũng ghi nhận mức tăng gần 190% sau 15 tháng qua đó thiết lập đỉnh giá 112.500 đồng/cp (kết phiên 11/3).
Rất nhiều cổ phiếu trong số này giá đã vượt mức 3 chữ số (Lưu ý: Thông số giá đáy/đỉnh của CTS và CTR đang bị đảo lộn) |
>> 4 năm Covid-19, một doanh nghiệp trả cổ tức gần 80%/năm, cổ phiếu tăng 200%/năm thuộc 'của hiếm' trên sàn
“
Tâm lý thị trường thường lo ngại về "giá đắt" đối với các cổ phiếu đang ở vùng đỉnh nên có xu hướng dịch chuyển sang các cổ phiếu khác, một số trường hợp cổ phiếu tiếp tục tăng giá khiến nhà đầu tư tiếc nuối.
Để đánh giá dư địa tăng giá các cổ phiếu đã chạm và vượt đỉnh, ông Bùi Nguyên Khoa - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, cần xem xét nhiều yếu tố.
Chẳng hạn, với cổ phiếu thuộc nhóm ngành có tính chu kỳ cao, chu kỳ hiện tại cần được đánh giá kỹ lưỡng vì nếu chu kỳ ngành đi qua thì cổ phiếu có thể mất nhiều năm để quay trở lại vùng đỉnh cũ và xác lập đỉnh mới. Với cổ phiếu vượt đỉnh vì lợi nhuận đột biến và các thông tin hỗ trợ, nhà đầu tư cần tìm hiểu xem yếu tố đó có mang lại triển vọng tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp hay không.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu ý, có cổ phiếu vượt đỉnh không đến từ nội tại doanh nghiệp mà đến từ xu hướng vận động chung của ngành và thị trường.
>> Những cổ phiếu tăng mạnh bất chấp VN-Index giảm 33 điểm, một mã phân bón gây chú ý
Xem thêm tại nguoiquansat.vn