Trong phiên hôm qua, thị trường nhanh chóng quay đầu lao dốc sau ít phút mở cửa khi lực bán đột ngột gia tăng, chỉ số VN-Index có lúc rơi về sát vùng 1.220 điểm trước khi bật hồi nhẹ sau đó.
Sau giờ nghỉ trưa, lực cầu vẫn tham gia mạnh mẽ nhưng áp lực bán thường trực khiến thị trường luôn trong trạng thái tràn ngập sắc đỏ. Tuy vậy, sự hồi phục của một số mã lớn giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm và đóng cửa còn giảm hơn 20 điểm về 1.243 điểm.
Đáng chú ý là thanh khoản bùng nổ, đạt mức cao nhất trong hơn 3 năm với mức trên 43.000 tỷ đồng chỉ tính riêng trên sàn HOSE.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 19/3, áp lực bán tiếp tục chững lại trên thị trường, nhưng về phía cầu cũng dè dặt khiến các chỉ số chủ yếu giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu. Thanh khoản cũng có dấu hiệu suy yếu mạnh khi nhà đầu tư có phần thận trọng sau phiên giảm sốc hôm qua.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý nhất vẫn là bất động sản, xây dựng, dù không còn giữ được đà tăng mạnh mẽ như phiên trước, nhưng vẫn đang hút giao dịch nhất với những cái tên như TCH, HHV, VRE, DIG, PDR, VCG, BCG và CII đang là những mã thanh khoản thuộc top cao nhất sàn, trong đó, BCG và CII tăng 3-4%, khớp lệnh bỏ xa phần còn lại trên bảng điện tử.
Nhóm cổ phiếu thép cũng có tín hiệu trỗi dậy, với NKG tăng gần 4%, HSG và TLH nhích gần 3%, trong khi HPG, POM, SMC cũng đang có sắc xanh vững chắc.
Dù sắc xanh trở lại chiếm ưu thế trên bảng điện tử, nhưng sức cầu chỉ dừng lại ở mức thăm dò. Đối với VN-Index, không có thêm diễn biến nào đáng kể trong nửa sau của phiên, khi tiếp tục giằng co quanh tham chiếu với biên độ hẹp với dòng tiền suy giảm khi sự thận trọng vẫn là tâm lý chủ đạo trên thị trường.
Chốt phiên, sàn HOSE 235 mã tăng và 194 mã giảm, VN-Index tăng 2,78 điểm (+0,22%), lên 1.246,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 420 triệu đơn vị, giá trị 9.939,6 tỷ đồng, giảm khoảng 60% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 30,5 triệu đơn vị, giá trị 640,5 tỷ đồng.
Các trụ cột đa phần ít thay đổi, ngoại trừ một vài cái tên nổi bật như PLX +3,2% lên 37.650 đồng, HPG +3% lên 30.500 đồng và GVR +2,9% lên 33.500 đồng. Trong đó, HPG khớp lệnh vượt trội trong nhóm VN30 với hơn 13,4 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, cũng chỉ có ba cổ phiếu giảm hơn 1% là HDB -2% xuống 21.850 đồng, BID -1,2% xuống 51.400 đồng, FPT -1,1% xuống 111.800 đồng, còn lại chỉ mất điểm nhẹ.
Nhóm các cổ phiên này nổi lên là các mã ngành thép, ngoài HPG nêu trên thì NKG và SMC đã vươn lên giá trần tại 25.350 đồng và 12.600 đồng, khớp lệnh lần lượt 14,4 triệu và 0,41 triệu đơn vị, còn lại HSG +5,3% lên 22.800 đồng, khớp 9,7 triệu đơn vị; TLH +5,4% lên 9.150 đồng, khớp 1,64 triệu đơn vị; POM +3,7% lên 5.390 đồng, khớp 0,98 triệu đơn vị.
Đa phần các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp tăng tốt đầu phiên đều đã chững lại, ngoại trừ một số mã như PHR +5% lên 63.500 đồng, BCG +4,5% lên 9.020 đồng, LHG +3,9% lên 36.350 đồng, TCD +3% lên 7.940 đồng, CII +2,6% lên 19.500 đồng. Trong đó, hai cổ phiếu CII và BCG khớp lệnh thuộc nhóm cao nhất sàn với 10,2 triệu và 15,8 triệu đơn vị.
Cổ phiếu EIB bất ngờ vươn lên thanh khoản cao nhất sàn với 20,8 triệu đơn vị và đảo chiều tăng 2,2% lên 18.800 đồng.
Ở những mã giảm, nhà đầu tư tiết cung giá thấp và đa phần chỉ mất điểm nhẹ, với những cổ phiếu ngân hàng, bất động sản VIB, TCB, HDB, STB, SCR, HQC, DXG, VRE, DIG khớp lệnh từ 1,8 triệu đến hơn 10,3 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index sau nhịp tăng đầu phiên đã dần lùi về tham chiếu và giằng co, rung lắc nhẹ trên vùng giá cao cho đến khi kết phiên.
Chốt phiên, sàn HNX có 80 mã tăng và 62 mã giảm, HNX-Index tăng 0,52 điểm (+0,22%), lên 237,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47 triệu đơn vị, giá trị 925 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,7 triệu đơn vị, giá trị 19,6 tỷ đồng.
Cổ phiếu thép nhận hiệu ứng tích cực chung từ ngành là VGS khi +7,9% lên 27.400 đồng, khớp 0,94 triệu đơn vị. Cùng với đó là APS khi vượt trội khác +6,1% lên 7.000 đồng, khớp 1,35 triệu đơn vị.
Các mã tăng khác còn SHS, PVS, HUT, IDJ, LAS, PVC, TNG, API, nhưng mức tăng chỉ trên dưới 1%. Trong đó, SHS khớp lệnh vượt trội với hơn 20,2 triệu đơn vị.
Trái lại, đáng kể nhất là MCO, khi tiếp tục có phiên giảm sàn -9,9% xuống 28.200 đồng, khớp 0,28 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu LIG, DTD, TIG, CEO giằng co và chỉ dừng lại ở tham chiếu khi kết phiên, khớp từ 0,41 triệu đến hơn 6,6 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index rung lắc nhẹ trên tham chiếu từ sớm và có nhịp bật lên đáng kể ở cuối phiên.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,4%), lên 90,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,3 triệu đơn vị, giá trị 160,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,78 triệu đơn vị, giá trị 20,2 tỷ đồng.
Các cổ phiếu thanh khoản cao nhất đa số tăng, với EIN tăng trần +12,8% lên 4.400 đồng, khớp 0,17 triệu đơn vị và PXT +10,5% lên 4.200 đồng, khớp 0,23 triệu đơn vị.
Các mã BCR, DRI, KVC, HHG tăng trên dưới 5%, trong đó, BSR khớp lệnh cao nhất UpCoM với 2,33 triệu đơn vị.