Hàng loạt ông lớn rót vốn ồ ạt, khuấy động ngành lốp xe ô tô Việt Nam

Trong tháng 7/2024, bà Lưu Yến Hoa, Chủ tịch Tập đoàn Sailun (Trung Quốc), đã tuyên bố cam kết đầu tư thêm 200 triệu USD vào Việt Nam. Như vậy, tổng vốn đầu tư của Sailun tại nước ta đã lên tới 1,7 tỷ USD. Nhà máy Sailun Tire ở Tây Ninh đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng nhất của tập đoàn.

Cùng thời điểm, Tập đoàn Kumho Tire (Hàn Quốc) đã công bố kế hoạch đầu tư giai đoạn 3 vào năm 2025, với số vốn thêm 300 triệu USD. Nhà máy của Kumho ở Việt Nam sẽ nâng công suất từ 12,5 triệu lốp xe/năm lên 17 triệu lốp/năm, đáp ứng nhu cầu tăng cao từ các thương hiệu ô tô lớn.

Hàng loạt ông lớn rót vốn ồ ạt, khuấy động ngành lốp xe ô tô Việt Nam
Nhà máy của Kumho Tire tại Việt Nam. Ảnh: VnEconomy

Tại Khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico (Đồng Nai), Tập đoàn HAOHUA (Trung Quốc) cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình. Sau khi khánh thành giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, tập đoàn này tiếp tục rót thêm 280 triệu USD để mở rộng nhà máy thêm 31 ha. Khi giai đoạn 2 hoàn tất, công suất nhà máy dự kiến đạt 24,4 triệu lốp/năm.

Bên cạnh các tập đoàn quốc tế, các doanh nghiệp trong nước như Công ty TNHH Lốp Advance Việt Nam và Cao su Kenda cũng không ngắn ngại đầu tư lớn. Trong tháng 12/2024, Advance Việt Nam đã bắt đầu giai đoạn 3 dự án nhà máy thông minh, với vốn đầu tư 230 triệu USD nhầm tăng công suất thêm 6 triệu lốp radial/năm. Nhà máy dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, cung cấp lốp xe cho thị trường Bắc và Nam Mỹ.

Trong khi đó, Cao su Kenda tại KCN Giang Điền, Đồng Nai, đã tăng vốn đầu tư lên 296 triệu USD sau khi bổ sung 80 triệu USD trong năm nay.

Hàng loạt ông lớn rót vốn ồ ạt, khuấy động ngành lốp xe ô tô Việt Nam

Doanh nghiệp Việt tìm hiểu về công nghệ mới của ngành cao su, nhựa tại triển lãm VietnamPlas 2024. Ảnh: Internet

Trong khi Việt Nam đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư, thị trường châu Âu lại đối mặt với những khó khăn. Michelin, nhà sản xuất lốp xe hàng đầu tại Pháp, đã công bố đóng cửa hai nhà máy ở Cholet và Vannes vào năm 2026. Quyết định này được xem như một biện pháp cuối cùng trước áp lực từ lốp giá rẻ châu Á và chi phí sản xuất leo thang.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chứng kiến đà tăng trưởng của cổ phiếu ngành săm lốp. Cổ phiếu CSM của Công nghiệp Cao su Miền Nam đã tăng liên tục 6 phiên và tăng 45% kể từ tháng 11. Cấp cao nhất tới nay là 16.000 đồng/cp, vượt mức kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư.

Cả Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC) và Cao su Sao Vàng (SRC) đã góp phần không nhỏ vào đà tăng của ngành. DRC ghi nhận doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 3.555 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 14%. SRC tuy doanh thu 788 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gấp 7,5 lần nhờ chuyển nhượng đất.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn