Hãng tàu biển lớn nhất thế giới muốn 'rót tiền' vào' siêu cảng' Quốc tế Cần Giờ
Theo đề án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vừa được trình Thủ tướng tuần qua, UBND TP. HCM cho hay cảng trung chuyển quốc tế là nơi chuyển tiếp container từ các “tàu thu gom” vận hành trên các tuyến biển gần (tuyến nhánh) chuyển sang các tàu lớn (tàu mẹ) để đi các tuyến vận tải quốc tế.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đánh giá là một công trình tầm vóc, mang lại lợi ích lớn cho đất nước. Việc xây dựng cảng đã được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ định hướng và giao nhiệm vụ nghiên cứu triển khai thực hiện.
Trước đó, tháng 11/2021, trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp tại Pháp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần cảng Sài Gòn đã ký kết và trao thỏa thuận khung hợp tác với MSC dưới sự chứng kiến của Thủ tướng.
Tháng 7/2022, chủ tịch Tập đoàn MSC đã sang thăm và báo cáo Thủ tướng về đề xuất đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Mô hình Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ |
>> Khu đô thị lấn biển Cần Giờ tổng mức đầu tư 217.000 tỷ đồng sắp được khởi công
Hồi tháng 4/2023, Công ty Terminal Investment Limited Holding S.A (công ty thành viên MSC) và Công ty cổ phần cảng Sài Gòn đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
Trong đó, MSC có kế hoạch di dời một phần hoạt động trung chuyển của hãng tàu về Việt Nam, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, hình thành trung tâm trung chuyển tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, MSC hiện có dịch vụ tới hệ thống các cảng container tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép - Thị Vải…
Hằng năm, đội tàu MSC vận chuyển hơn 1 triệu Teu hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam kết nối với các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á…
MSC dự kiến phát triển mạng lưới nội Á của mình, cũng như tạo ra một trung tâm trung chuyển sẽ tổng hợp khối lượng hàng hóa hiện đang thực hiện ở các địa điểm châu Á khác nhau.
Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến đạt khoảng 4,8 triệu Teu vào năm 2030 và khoảng 16,9 triệu Teu vào năm 2047, mục tiêu khai thác phần lớn là hàng trung chuyển quốc tế do hãng tàu MSC thực hiện.
Theo đề án, hoạt động vận tải hàng container toàn cầu hiện nay rất sôi động. Đặc biệt là tuyến vận tải biển qua Thái Bình Dương chiếm khoảng 60% lượng hàng hóa container toàn cầu. Đây là tuyến kết nối Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore với các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, tây và nam châu Á.
Hiện nay, các hãng tàu với tiềm lực tài chính mạnh và sở hữu hệ thống cảng lớn sẽ ngày càng sử dụng nhiều tàu container cỡ lớn đến 24.000 Teu cho các tuyến vận chuyển liên lục địa.
Còn các tàu loại nhỏ hơn (từ 5.000 Teu trở xuống) được sử dụng cho hoạt động gom hàng (feeder). Như vậy, với xu thế phát triển vận tải trung chuyển container nêu trên, cần phải có các cảng biển đảm bảo về độ sâu luồng hàng hải, cầu cảng, thiết bị bốc xếp hàng hóa hiện đại để đáp ứng phục vụ khai thác các tàu có tải trọng lớn.
Hiện hàng hóa tại các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Nam Trung Quốc và Philippines chủ yếu được trung chuyển tại Singapore hay Malaysia. Trường hợp hàng hóa từ quốc gia trong khu vực nêu trên trung chuyển tại Cần Giờ, cự ly vận chuyển giảm khoảng 30 - 70% so với khi đến Singapore.
Ngoài ra, chi phí bốc xếp hàng container tại khu vực Cái Mép - Cần Giờ hiện giảm khoảng 54% đối với container xuất nhập khẩu và giảm khoảng 40% đối với container trung chuyển quốc tế so với Singapore.
Vị trí dự kiến xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Nam Trung Quốc và Philippines.
MSC là hãng tàu lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Hãng tàu có năng lực chuyên chở của đội tàu đạt trên 23 triệu Teu/năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải đội tàu thế giới. Các tuyến dịch vụ kết nối tới hơn 500 cảng biển toàn cầu.
Tại Việt Nam, MSC hiện có dịch vụ tới hệ thống các cảng container tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép - Thị Vải…
Hằng năm, đội tàu MSC vận chuyển hơn 1 triệu Teu hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam kết nối với các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á…
MSC dự kiến phát triển mạng lưới nội Á của mình, cũng như tạo ra một trung tâm trung chuyển sẽ tổng hợp khối lượng hàng hóa hiện đang thực hiện ở các địa điểm châu Á khác nhau.
UBND TP khẳng định, việc hãng tàu lớn tham gia là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển hiệu quả Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; góp phần thu hút nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển; Thu hút vốn đầu tư lớn để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển hiện đại.
Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, Cảng Cần Giờ sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000-8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng, và tạo ra hàng chục ngàn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan...
Đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế từ hoạt động bốc xếp, lưu bãi của doanh nghiệp cảng; thuế thu nhập doanh nghiệp; các loại phí, lệ phí hàng hải từ tàu vào, rời cảng; phí thuê mặt nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm (giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh).
Ngoài ra, việc phát triển Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước phát triển, đổi mới doanh nghiệp cũng như hoạt động logistics, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận các thị trường mới, thu hút vốn đầu tư FDI vào khu công nghiệp trong toàn vùng Đông Nam bộ.
>> 'Siêu cảng' Quốc tế Cần Giờ: Dấu ấn của TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ vận tải biển thế giới
Xem thêm tại nguoiquansat.vn