Khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; đề xuất dự án sân golf 100 triệu USD
Phú Yên chuẩn bị đấu giá 40 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác; giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với 18 mỏ đất, 12 mỏ đá, 6 mỏ cát, 4 mỏ sét trên địa bàn tỉnh.
Đối với 18 mỏ đất san lấp, huyện Đồng Xuân và Phú Hòa có 4 mỏ đất; thị xã Sông Cầu, huyện Tây Hòa, huyện Sông Hinh có 2 mỏ đất.
Một số mỏ đất có diện tích và tài nguyên dự báo lớn như mỏ đất thôn Mỹ Bình và thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa tại vị trí 2 với diện tích 46,4 ha, 4,5 triệu m3 (giá khởi điểm hơn 9,8 tỷ đồng), tại vị trí 1 có diện tích 39,4 ha, 4 triệu m3 (giá khởi điểm hơn 8,7 tỷ đồng); 2 mỏ đất tại huyện Phú Hòa đều có giá khởi điểm hơn 8,7 tỷ đồng, tài nguyên dự báo 4 triệu m3 gồm thôn Mậu Lâm, xã Hòa Quang Nam có diện tích 40 ha và mỏ đất thôn Long Phụng, xã Hòa Hòa Trị có diện tích 30 ha.
Đối với 12 mỏ đá, huyện Đồng Xuân có 4 mỏ; huyện Tây Hòa có 3 mỏ, thị xã Đông Hòa có 2 mỏ; thị xã Sông Cầu, huyện Phú Hòa, huyện Tuy An có 1 mỏ.
Một số mỏ đá có tài nguyên dự báo lớn như mỏ đá xây dựng thôn Lương Phước, xã Phú Hòa, huyện Tây Hòa có diện tích 55,3 ha, 8 triệu m3, giá khởi điểm hơn 28,6 tỷ đồng; mỏ đá thôn Lãnh Thượng, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân có diện tích 15,7 ha, 2,5 triệu m3, giá khởi điểm hơn 8,9 tỷ đồng…
Các mỏ đất, mỏ đá có bước giá 0,2; mỏ cát, mỏ sét có bước giá 0,3. Thời gian tổ chức đấu giá trong năm 2024.
Về phương pháp khai thác, đối với mỏ đá vật liệu thông thường, quy định sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, có thể sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
Mỏ đất san lấp, mỏ cát xây dựng, sử dụng phương pháp khai thác thiên, chỉ sử dụng các phương tiện xe cơ giới để bốc xúc trực tiếp lên phương tiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ, hoặc đến vị trí tập kết. Đối với mỏ cát xây dựng, UBND tỉnh Phú Yên quy định chỉ khai thác từ tháng 1 đến hết tháng 10 hàng năm (không khai thác vào các tháng mùa mưa, lũ), không sử dụng phương thức khai thác bằng bơm, hút.
“Hiện trạng sử dụng đất tại các mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản đều có tài sản gắn liền với đất (cây keo, bạch đàn, mía, cây ăn quả, hoa màu,...); hầu hết diện tích đất đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng”, UBND tỉnh Phú Yên thông tin về hiện trạng.
Do vậy, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện các thủ tục liên quan để được thuê đất trước khi khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với các điểm mỏ hiện trạng có rừng, khi thực hiện Dự án khai thác khoáng sản, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục trồng rừng thay thế và chuyển đích sử dụng rừng theo quy định hiện hành.
Tập đoàn Gốm sứ Hoa Liên mong muốn đầu tưdự án 200 triệu USD tại Thái Bình
Ngày 26/8, Tập đoàn Công nghiệp gốm sứ Hoa Liên (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về việc khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án thung lũng gốm sứ tại Thái Bình.
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp gốm sứ Hoa Liên mong muốn được đầu tư dự án 200 triệu USD tại Thái Bình. |
Thành lập năm 1994, Tập đoàn Công nghiệp gốm sứ Hoa Liên là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất gốm sứ của Trung Quốc, sản phẩm đã có mặt tại 42 quốc gia trên thế giới.
Trong chiến lực kinh doanh trong thời gian tới, gốm sứ Hoa Liên đang tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường quốc tế, trong đó mục tiêu là đầu tư vào Việt Nam để từng bước đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á.
Tại buổi làm việc, ông Xu Junqi, Chủ tịch Tập đoàn cho biết: Trên cơ sở những nghiên cứu, tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Thái Bình, Tập đoàn Công nghiệp gốm sứ Hoa Liên nhận thấy địa phương có nhiều lợi thế, điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gốm sứ. Tập đoàn mong muốn được đầu tư dự án, góp phần đưa Thái Bình trở thành thung lũng gốm sứ trong khu vực. Bước đầu dự án có tổng mức đầu tư khoảng trên 200 triệu USD. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động.
Đáp lại lời đề nghị của Tập đoàn Hoa Liên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng đã giới thiệu tới lãnh đạo Tập đoàn những tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp, trong đó có ngành vật liệu xây dựng. Năm 2023, ngành vật liệu xây dựng của tỉnh có giá trị sản xuất đạt 5.421 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 25.652 lao động, là ngành thu hút nhiều lao động và lao động có trình độ tay nghề cao.
Không chỉ có sẵn các điều kiện về hạ tầng Khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông kết nối, nguồn nhân lực dồi dào, cơ chế chính sách ưu đãi, hấp dẫn, Thái Bình còn có nguồn năng lượng khí, nhiệt điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp. Tỉnh Thái Bình cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Tập đoàn khảo sát và đầu tư về tỉnh.
Đánh giá cao mục tiêu, kế hoạch đầu tư của Tập đoàn tại tỉnh Thái Bình, Phó chủ tịch tNguyễn Quang Hưng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, chức năng của tỉnh, trong đó giao Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh làm đầu mối, chủ trì phối hợp với các sở, ngành của tỉnh làm việc cụ thể với Tập đoàn về các nội dung, kế hoạch đầu tư.
Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chung khu du lịch đảo Núi Cuống quy mô hơn 1.000 ha
Định hướng phát triển của huyện Đầm Hà theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phú phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023, theo đó: “Nằm trong phân khu vùng ưu tiên cho phát triển khu lịch khu vực biển đảo Vân Đồn, nhằm mục đích phát triển các ngành kinh tế biển, nằm trong hành lang liên kết giữa phân vùng du lịch đô thị Vân Đồn và phân vùng du lịch đô thị Móng Cái, tạo nên mạng lưới liên kết toàn tỉnh; Phát triển mạnh về dịch vụ, thương mại, du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển đảo. Đối với khu vực hải đảo: Ưu tiên phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, phát triển kinh tế biển; chủ yếu phát triển du lịch sinh thái đảo. Đến năm 2030, địa bàn huyện Đầm Hà có 1 sân gôn”.
Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đảo Đá Dựng. Ảnh: Trung tâm TT&VH huyện Đầm Hà |
Cũng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Đầm Hà đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 29/3/2023; định hướng phát triển khu Núi Cuống, khu nghỉ dưỡng cấp cao, du lịch biển có bãi tắm, sân gôn và khu thể thao mặt nước, khu sinh thái và bến du thuyền.
Nhằm cụ thể hóa những định hướng trên, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định số 2413/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 khu du lịch đảo Núi Cuống tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ diện tích đảo Núi Cuống tại xã Đại Bình, nằm ở phía Nam huyện Đầm Hà. Khu du lịch có quy hoạch phía Bắc giáp vùng nước giáp đảo núi Bìm Bìm ; phía Tây, phía Nam giáp khu vực viển phía Bắc đảo Cái Bầu; phía Đông giáp vịnh Bái Tử Long. Quy mô diện tích là 1.076,8 ha. Trong đó, khu vực lập quy hoạch là 672,13 ha, khu vực nghiên cứu phát huy giá trị rừng và biển là 404,67 ha.
Khu vực đảo Núi Cuống được quy hoạch là khu du lịch; dịch vụ hỗn hợp; sân gôn; khu nghỉ dưỡng sinh thái biển đảo; tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của huyện Đầm Hà. Đây sẽ là khu vực phát triển về du lịch, kết cấu hạ tầng song song việc quản lý bảo vệ nghiêm ngặt môi trường rừng, biển hiện có tại khu vực đảo Núi Cuống.
Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan tại khu du lịch sẽ bao gồm 3 trung tâm chính. Đó là, trung tâm dịch vụ - nghỉ dưỡng phía Tây; lõi dịch vụ tổng hợp, trung tâm dịch vụ - giải trí phía Đông; ngoài ra còn đan xen các khu vực dịch vụ, thương mại và bảo tồn sinh thái.
Dựa trên cấu trúc, phân vùng phát triển không gian, yếu tố địa hình, đặc điểm tự nhiên và cấy trúc hệ thống giao thông, khu du lịch đảo Núi Cuống được phân thành 4 khu vực, mỗi phân khu vực đều được gắn với từng Dự án động lực cụ thể làm hạt nhân phát triển.
Định hướng phân khu 1 là khu tổng hợp đa chức năng hỗn hợp dịch vụ - thương mại và khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tại vị trí cửa ngõ phía Bắc sang phía Đông đảo núi Cuống. Khu vực này kết nối với trung tâm huyện Đầm Hà và cao tốc Vân Đồn – Móng Cái và khu kinh tế Vân Đồn. Quy nộ diện tích đất xây dựng khoảng 190,42 ha. Đây sẽ là khu vực tập trung phát triển hỗn hợp dịch vụ - thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, vui chơi giải trí và bến du thuyền, bến thủy phi cơ.
Đối với phân khu 2 là khu du lịch nghỉ dưỡng phía Tây đảo núi Cuống sẽ tập trung phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu dịch vụ thương mại. Quy mô diện tích xây dựng khoảng 120,38 ha. Phân khu 3 sẽ là khu du lịch nghỉ dưỡng và sân gôn Đầm Hà, gắn với dự án sân gôn Đầm Hà 27 hố, quy mô khoảng 166,91 ha.
Còn phân khu 4 là khu du lịch nghỉ dưỡng phía Nam đảo núi Cuống. Đây sẽ là khu vực tập trung phát triển hỗn hợp dịch vụ - thương mại và khu nghỉ dưỡng sinh thái trên các hòn đảo bao quanh bởi thiên nhiên.
Theo quy hoạch, các đảo biệt lập xây dựng các làng nghỉ dưỡng với mật độ trung bình với những đặc điểm và hình thái, kiến trúc đa dạng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng các loại hình trải nghiệm.
Bao quanh các phân khu chức năng sẽ là khu vực nghiên cứu phát huy giá trị rừng và biển. Có chức năng là vành đai sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái chung cho toàn bộ khu du lịch.
UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu UBND huyện Đầm Hà chủ trì, phối hợp với các đơn vụ có liên quan thực hiện hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số kiệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ đồ án quy hoạch. Quản lý chặt chẽ quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng tại khu vực, quả lý chặt chẽ không gian sinh thái: đồi, rừng, mặt nước. Không hợp thức hóa các sai phạm, “lợi ích nhóm”, phát huy giá trị sử dụng đất.
TP.HCM khó giải ngân 15.899 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2024
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND Thành phố về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và giải pháp thực hiện giải ngân những tháng còn lại của năm 2024.
Dự án ngăn triều tại TP.HCM năm 2024 được bố trí vốn 6.800 tỷ đồng, song cũng khó giải ngân trong năm nay do Thành phố đang phối hợp với các Bộ, ngành để tháo gỡ thủ tục - Ảnh:TN |
Qua rà soát kết quả giải ngân và căn cứ vào tình hình tháo gỡ vướng mắc tại các Dự án, dự kiến có 15.899 tỷ đồng (tương đương 20,1% tổng kế hoạch vốn năm 2024), khó có khả năng giải ngân trong năm 2024.
Trong số 15.899 tỷ đồng thì có 4.651 tỷ đồng khó có khả năng giải ngân trong năm nay do vướng thủ tục điều chỉnh quy hoạch 1/2000.
Vướng mắc quy hoạch ở các dự án tại TP.HCM hiện nay chủ yếu liên quan đến công tác quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị và điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 trong quá trình thực hiện các dự án thoát nước.
Nếu như trước đây, các dự án đầu tư xây dựng công trình từ 2 tầng hầm trở lên, thì mới buộc phải điều chỉnh đồ án quy hoạch phân khu 1/2000, từ đó điều chỉnh quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, hiện nay phát sinh thêm nội dung khó khăn vướng mắc là các dự án có 1 tầng hầm cũng phải điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đối với những dự án có hạng mục cải tạo hệ thống thoát nước, do kích thước cống thoát nước lớn hơn kích thước trong quy hoạch nên chủ đầu tư phải phối hợp với UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức tiến hành lập phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 khu dân cư.
Bên cạnh các vướng mắc về quy hoạch, TP.HCM đã bố trí vốn cho 2 dự án lớn gồm: Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn I (bố trí 6.800 tỷ đồng) và dự án metro số 1 bố trí 3.717 tỷ đồng, song cũng khó giải ngân được số vốn này trong năm nay.
Nguyên nhân khó giải ngân vì hai dự án này đang gặp vướng mắc về thủ tục và đang trong quá trình phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ nên chưa thể giải ngân ngay được các khoản vốn đã bố trí.
Ngoài ra, còn 731 tỷ đồng khó giải ngân vì dự án chậm bàn giao mặt bằng nên không thể triển khai thi công.
Trong những tháng còn lại của năm 2024, TP.HCM đang phải “chạy nước rút” để đạt kết quả giải ngân 95%. Để đạt được mục tiêu này, Thành phố thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt như điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án giải ngân cao.
Với những dự án đang chờ các bộ, ngành và cơ quan có liên quan xử lý vướng mắc, Thành phố điều chuyển tạm số vốn từ các dự án này để bố trí cho các dự án khác có thể giải ngân ngay.
Thành phố tiếp tục rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục với các dự án đầu tư công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp chậm trễ.
Đầu tư 693 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ((GTVT) vừa ký quyết định phê duyệt Dự ánđầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT.
Đây là công trình hạ tầng hàng hải có mục tiêu đầu tư cải tạo luồng, vũng quay tàu luồng hàng hải Quy Nhơn cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT (đầy tải) hoặc lớn hơn (đảm bảo điều kiện an toàn hàng hải) đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa của khu vực.
Một góc cảng Quy Nhơn - Bình Định. |
Phạm vi của Dự án gồm việc cải tạo, nâng cấp tuyến luồng có chiều dài khoảng 7,16 km từ phao số 0 vào đến vũng quay tàu bến số 1, bề rộng luồng 140 m, cao độ đáy luồng - 13 m (hải đồ); nâng cấp vũng quay tàu hiện hữu tại vị trí trước bến số 1 thành vũng quay tàu dùng chung đường kính 400 m; mở rộng luồng đoạn cong từ 220 m đến 235 m; di chuyển hệ thống phao tiêu báo hiệu phù hợp với tuyến luồng nâng cấp.
Dự kiến khối lượng nạo vét tại Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT là khoảng 4,1 triệu m3.
Tổng mức đầu tư Dự án là 693,2 tỷ đồng được huy động từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, trong đó năm 2024 bố trí khoảng 50 tỷ đồng, năm 2025 bố trí khoảng 643,238 tỷ đồng.
Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án Hàng hải chịu trách nhiệm tổ chức khảo sát, thiết kế, lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công theo quy định; lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp được cấp có thẩm quyền giao.
Ban quản lý dự án Hàng hải còn có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các khoản chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến cảng Quy Nhơn - Thị Nại - Đống Đa (Bình Định) được quy hoạch cho cỡ tàu khai thác là tàu container, tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 DWT và tàu trọng tải đến 70.000 DWT giảm tải.
Hiện nay tuyến luồng ra/vào khu bến Quy Nhơn đang khai thác cho cỡ tàu 30.000 DWT, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khai thác (Cảng Quy Nhơn đã được đầu tư 1 bến tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT).
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khai thác đồng bộ với hạ tầng bến cảng sẵn có và thúc đẩy đầu tư các bến cảng tiếp theo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, khu vực Tây Nguyên, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến luồng Quy Nhơn cho tàu đến 50.000 DWT là cần thiết.
Đầu tư hơn 895 tỷ đồng thực hiện dự án khu công nghiệp ở Quảng Nam
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với vốn đầu tư 895,5 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai làm chủ đầu tư.
Dự ánđầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 895 tỷ đồng. |
UBND tỉnh Quảng Nam vừa Quyết định số 1992 Phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng. Cụ thể, dự án có tổng vốn đầu tư 895,5 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai làm chủ đầu tư. Dự án thực hiện trong vòng 48 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất.
Dự án thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng theo quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) đã được phê duyệt trong phạm vi 242,27 ha; gồm các hạng mục: hệ thống giao thông, san nền, hệ thống cấp nước, PCCC, thoát nước mưa, thoát nước thải công nghiệp, thoát nước thải sinh hoạt, trạm xử lý nước thải,trạm biến áp, điện chiếu sáng và cây xanh.
nhà thầu khảo sát xây dựng là Công ty TNHH tư vấn thiết kế - xây dựng Hòa Bình; nhà thầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam(VCC). Địa điểm xây dựng tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam; dự án thuộc nhóm A; Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp I.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án và quản lý dự án theo đúng quy định, phải có cam kết đảm bảo vốn thực hiện dự án, chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng huy động vốn theo tiến độ của dự án để đảm bảo hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm trong trường hợp không đảm bảo nguồn vốn dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án.
Chủ đầu tư chịu phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị tư vấn bồi thường và các Sở, ngành có liên quan, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng quy định đối với phần diện tích nằm trong ranh giới dự án được duyệt.
Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai (chủ đầu tư) căn cứ các nội dung đã được phê duyệt, tổ chức lập các hồ sơ, thủ tục tiếp theo đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các ngành, đơn vị, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Bình Dương cắt 1.115 tỷ đồng tại 58 dự án để chuyển sang dự án giải ngân cao
HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước.
Trong đó, Nghị quyết bổ sung 18 Dự án vào Kế hoạch đầu tư công năm 2024 với tổng số vốn 17,4 tỷ đồng. Số vốn bổ sung này được bố trí để chuẩn bị đầu tư nhiều dự án trường học như Trường THCS Hội Nghĩa (TP. Tân Uyên), Trường Tiểu học Tân Vĩnh Hiệp B (TP. Tân Uyên)…
Thi công mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương |
Đối với những dự án đưa vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 nhưng chưa thực hiện được, HĐND tỉnh Bình Dương cũng quyết định bỏ ra khỏi kế hoạch 13 dự án với tổng số vốn hơn 400 tỷ đồng.
Nhiều dự án hạ tầng giao thông bị bỏ ra khỏi kế hoạch đầu tư công năm 2024 gồm cầu Hiếu Liêm; cầu Tam Lập 2; Nút giao Nguyễn Chí Thanh- Quốc lộ 13; xây dựng đường từ Tân Thành đến cầu Tam Lập thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên- Phú Giáo - Bàu Bàng. Ngoài ra, Dự án Trung tâm Thông tin báo chí Bình Dương và xây mới thư viện tỉnh cũng bị đưa ra khỏi kế hoạch đầu tư năm nay.
Đặc biệt, sau khi rà soát các dự án giải ngân cao, HĐND tỉnh Bình Dương quyết định tăng vốn đối với 50 dự án với tổng số vốn tăng 1.498 tỷ đồng.
Trong đó, Dự án thành phần 5: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi) tăng thêm gần 122 tỷ đồng; Dự án thành phần 6: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương tăng thêm 128 tỷ đồng; Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT748 (đoạn từ giáp giao lộ ngã tư Phú Thứ đến vành đai Bắc thị trấn Mỹ Phước) tăng thêm 659 tỷ đồng; Dự án nâng cấp, mở rộng đường từ ngã tư Bình Chuẩn đến ngã ba giao với tuyến đường Đài Liệt sĩ Tân Phước Khánh tăng thêm 159 tỷ đồng.
Để tăng vốn cho 50 dự án, tỉnh Bình Dương đã cắt vốn tại 58 dự án với tổng số vốn giảm 1.115 tỷ đồng, bao gồm nhiều dự án thoát nước, xây dựng khu tái định cư, giải phóng mặt bằng…
Ngoài ra, tỉnh đã giảm vốn bội chi ngân sách địa phương năm 2024 cho 2 dự án gồm: Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương giảm 995 tỷ đồng và Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng Bình Dương giảm 6,6 tỷ đồng.
Năm 2024, tỉnh Bình Dương được giao 22.000 tỷ đồng vốn đầu tư công (cao hơn 200 tỷ đồng so với năm 2023). Tính đến hết tháng 7/2024, tỉnh mới giải ngân được 5.021 tỷ đồng, đạt 22,8% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 32,9% kế hoạch Thủ tướng giao.
Gần 20 năm, TP.HCM chưa thu hồi được 1.215 tỷ đồng tiền tạm ứng từ 3 dự án
Theo báo cáo mới đây của Kho bạc Nhà nước TP.HCM gửi Sở tài chính, trong tổng số dư tạm ứng tính đến ngày 30/6/2024, có 125 Dự án với số dư tạm ứng quá hạn là 1.666 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,16% tổng số vốn tạm ứng, giảm nhẹ so với số dư tạm ứng quá hạn đầu năm 2024 (1.687 tỷ đồng).
Đã gần 20 năm trôi qua, số tiền tạm ứng để giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao TP.HCM vẫn chưa thu hồi được - Ảnh: Lê Quân |
Trong số 125 dự án có vốn tạm ứng quá hạn thì 3 dự án có vốn tạm ứng lớn nhất là xây dựng đường Lê Thánh Tôn nối dài; cầu Thủ Thiêm; giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao.
Trong đó, Dự án xây dựng đường Lê Thánh Tôn nối dài do Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư tạm ứng 463 tỷ đồng.
Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư tạm ứng 118 tỷ đồng.
Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư - Khu Công nghệ cao (Quận 9-nay là TP.Thủ Đức) do Ban Quản lý các dự án đầu tư - xây dựng Khu công nghệ cao TP.HCM làm Chủ đầu tư tạm ứng 634 tỷ đồng.
Ba dự án nói trên, trước đây thực hiện tạm ứng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM với tổng số tiền tạm ứng là 1.215 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 72% trong tổng số dư tạm ứng quá hạn.
Kể từ thời điểm tạm ứng đến nay đã kéo dài gần 20 năm, song các chủ đầu tư vẫn chưa có biện pháp thu hồi số vốn tạm ứng tại 3 dự án này.
Theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước TP.HCM, đa số các dự án có khoản tạm ứng để chi cho bồi thường, hỗ trợ tái định cư, song chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức về các mốc thời gian để hoàn trả về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc, để hoàn trả ngân sách đối với trường hợp không chi trả được cho người thụ hưởng.
Hơn nữa, nhiều chủ đâu tư chưa thực hiện nghiêm quy định lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP chưa quy định mẫu biểu thống nhất dẫn đến khó khăn trong công tác báo cáo của chủ đầu tư cũng như công tác quản lý, theo dõi tổng hợp tại Kho bạc.
Tại các dự án bị đình hoãn, nhà thầu giải thể, chủ đầu tư không liên lạc được với nhà thầu hoặc chủ đầu tư đã sáp nhập vẫn chưa được giải quyết.
Trước tình hình khó thu hồi vốn tạm ứng, ngày 21/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản số 4791/UBND-DA yêu cầu chấn chỉnh tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Trong đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu, đối với các khoản tạm ứng quá hạn, các Sở, ngành rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân từng khoản tạm ứng quá hạn; xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân phải hoàn ứng.
Từ đó đề xuất phương án xử lý triệt để và quyết liệt thực hiện, đảm bảo thu hồi hết số vốn tạm ứng quá hạn bao gồm cả biện pháp khởi kiện ra tòa, chuyển cơ quan thanh tra, công an.
Trường hợp nhà thầu, đơn vị cung ứng không có thiện chí phối hợp xử lý các khoản tạm ứng quá hạn, chủ đầu tư khẩn trương báo cáo cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố không cho các nhà thầu này tham gia thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố.
Đà Nẵng thông xe tuyến đường và cầu qua sông Cu Đê, tổng vốn hơn 93 tỷ đồng
Ngày 28/8, thành phố Đà Nẵng tổ chức thông xe tuyến đường giao thông kết nối đường ĐT601 và thôn Lộc Mỹ (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang).
Ông Nguyễn Minh Huy - Giám đốc Ban quản lý Dự ánđầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng cho biết, công trình có tổng mức đầu tư hơn 93 tỷ đồng; gồm các hạng mục: Đường nhánh chính có chiều dài hơn 870 mét; đường nhánh kết nối vào thôn Lộc Mỹ có chiều dài gần 300 mét; cầu qua sông Cu Đê; cầu qua suối Bàu Bàng.
Thành phố Đà Nẵng thông xe tuyến đường giao thông kết nối đường ĐT601 và thôn Lộc Mỹ. |
Công trình hoàn thành đã góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch, tạo thêm một tuyến kết nối giữa đường Bắc Thủy Tú - Phò Nam và đường ĐT601 thuộc xã Hòa Bắc; giải quyết cơ bản vấn đề giao thông trong công tác cứu hộ cứu nạn trong mùa mưa lũ; rút ngắn khoảng cách đi trung tâm xã Hòa Bắc.
Công trình đã kịp hoàn thành trước mùa mưa bão, vượt tiến độ 5 tháng so với kế hoạch.
Chủ tịch TP.Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh cho biết, tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ giải quyết cơ bản vấn đề giao thông trong công tác cứu hộ cứu nạn mùa mưa lũ, rút ngắn khoảng cách đi trung tâm xã Hòa Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chủ tịch TP.Đà Nẵng khẳng định, sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư, hoàn thiện hơn nữa hạ tầng giao thông trên địa bàn xã Hòa Bắc, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân.
Để công trình đưa vào khai thác phát huy hiệu quả, ông Lê Trung Minh đề nghị Sở Giao thông vận tải thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố và các nhà thầu khẩn trương tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình để đưa vào vận hành, khai thác chính thức.
Các sở, ngành, địa phương tổ chức tiếp nhận, giao đơn vị chức năng tổ chức quản lý, khai thác thực hiện công tác vận hành, duy tu, bảo trì các hạng mục công trình; phát huy hiệu quả đầu tự dự án…
Đề xuất tăng thêm 768 tỷ đồng cho dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM
Ban Quản lý Dự ánđầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. HCM (gọi tắt là Ban hạ tầng đô thị), vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng TP.HCM về việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
Trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh, Ban hạ tầng đô thị đề xuất điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 8.200 tỷ đồng thành 8.968 tỷ đồng (tăng 768 tỷ đồng), do tăng chi phí giải phóng mặt bằng và phát sinh nhiều hạng mục trong quá trình triển khai Dự án.
Các hạng mục phát sinh gồm: đường tạm tại khu vực Dự án cống kiểm soát triều Vàm Thuật -Nước Lên; hệ thống bến lấy nước phục vụ phòng cháy chữa cháy (75 vị trí) trên địa bàn 7 quận, huyện.
Dự án cũng cần phải xây dựng bổ sung 29 cống tại 6 gói thầu và lắp mới các cửa van ngăn triều cho các cống hiện trạng. Ngoài ra, Dự án còn phải điều chỉnh tăng mức bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Theo Ban hạ tầng đô thị, việc bổ sung các hạng mục này là cần thiết để các dự án thi công sau này có thể kết nối với các cống kiểm soát triều của Dự án, tránh tình trạng khi dự án đã đưa vào khai thác lại phải đào lên để thi công sẽ gây tốn kém chi phí.
Vì vậy, Ban hạ tầng đô thị kiến nghị Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua Sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn).
Liên quan đến vốn cho Dự án này, năm 2024 dự án được bố trí 2.300 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được 515 tỷ đồng đạt tỷ lệ 22,4%. Dự kiến, đến hết năm 2024 Dự án sẽ giải ngân hết 2.300 tỷ đồng.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án sân golf 100 triệu USD tại Quảng Trị
Chiều 28/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã tiếp và làm việc với Công ty TNHH Phát triển DRP Hàn Quốc để nghe đề xuất đầu tưDự án xây dựng sân golf tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Tại buổi làm việc, ông Kim Byung Chang, Phó giám đốc Công ty TNHH phát triển DRP Hàn Quốc cho biết, với mong muốn được tìm hiểu và đầu tư nhiều dự án tại Quảng Trị, vào tháng 3/2024, lãnh đạo Công ty đã đến khảo sát, nghiên cứu, tìm cơ hội đầu tư tại huyện Gio Linh. Sau khi trở về nước, Công ty đã hình thành ý tưởng và nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân golf kết hợp với khu nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Gio Linh.
Khu vực ven biển huyện Gio Linh, nơi nhà đầu tư đề xuất dự án sân golf kết hợp khu nghỉ dưỡng. |
Về kế hoạch tổng thể, sân golf sẽ kết hợp với khu nghỉ dưỡng dự kiến có quy mô diện tích 172,4 ha tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh với tổng vốn đầu tư dự kiến 100 triệu USD. Các hạng mục xây dựng gồm: Cơ sở vận động, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, cơ sở vui chơi giải trí…
Theo ông Kim Byung Chang, sân golf hiện nay là một yếu tố rất cần thiết trong việc thu hút khách du lịch, do vậy, phía Công ty TNHH phát triển DRP Hàn Quốc đề ra mục tiêu hoàn thiện sân golf trước khi tỉnh Quảng Trị hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, nhằm đón đầu lượng du khách trong nước và quốc tế đến Quảng Trị tham quan, du lịch, hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực cũng như đến với sân golf và khu nghỉ dưỡng để có nhiều trải nghiệm thú vị.
Ông Kim Byung Chang cũng bày tỏ mong muốn lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, huyện Gio Linh và các sở, ban ngành liên quan tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để Công ty có thể triển khai thực hiện dự án này đạt hiệu quả cao.
Trao đổi với nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đã có nhiều dự án của các tổ chức, doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc đã triển khai thực hiện có hiệu quả. Sau khi nghe đề xuất đầu tư Dự án xây dựng sân golf tại huyện Gio Linh, UBND tỉnh thống nhất đồng ý về mặt chủ trương bởi Dự án phù hợp với Quy hoạch và chiến lược phát triển của tỉnh; Dự án khi thành hiện thực cũng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và mang lại nhiều lợi ích lớn đối với nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đề nghị Công ty TNHH Phát triển DRP Hàn Quốc cần cam kết và thể hiện rõ quyết tâm trong triển khai thực hiện dự án; thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Chủ tịch Võ Văn Hưng cũng đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo huyện Gio Linh trong việc tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn Công ty trong việc khảo sát, hình thành ý tưởng dự án; đồng thời yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Công ty hoàn thiện các thủ tục tiếp theo, sớm phê duyệt và triển khai dự án.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 tại Thái Bình
Sáng ngày 29/8/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) tại xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Sự kiện được tổ chức theo hình trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính diễn ra tại trạm biến áp 500 kV Phố Nối (Hưng Yên) kết nối trực tuyến đến 8 điểm cầu thuộc 8 tỉnh nơi có Dự án đi qua.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cùng các đại biểu cắt băng khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối tại điểm cầu tỉnh Thái Bình. |
Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là dự án quy mô lớn, có tổng chiều dài 519 km, 2 mạch với 1.177 vị trí cột, tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng. Dự án có khối lượng đào đất đá là hơn 2,5 triệu m3, sử dụng hơn 705.000 m3 bê tông, gần 70.000 tấn cốt thép móng; tổng khối lượng lắp dựng cột thép là 139.000 tấn; kéo tổng cộng gần 14.000 km dây dẫn các loại.
Đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa rất quan trọng để tăng cường năng lực truyền tải điện qua hệ thống 500 kV từ Trung - Bắc với công suất từ 2.500 MW hiện nay lên 5.000 MW, nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2025 và các năm tiếp theo, giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây và trạm 500 kV hiện hữu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Quá trình thi công dự án gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, song với tư duy, phương pháp, cách tiếp cận mới so với cách làm trước đây nên thời gian triển khai dự án đã được rút ngắn đáng kể, đáp ứng yêu cầu tiến độ hoàn thành dự án như đồng chí Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Đây là điều chưa từng có tiền lệ với các công trình xây dựng đường dây 500 kV trước đó khi theo đánh giá, các dự án có quy mô, khối lượng tương tự phải triển khai trong thời gian từ 3 đến 4 năm.
Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đã hoàn thành sau khoảng 6 tháng thi công. Xét về quy mô công trình, đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 cần dựng 60.000 tấn cột thép thì dự án này phải dựng tới 139.000 tấn thép, tức là gấp hơn 2 lần so với mạch 1.
Phát biểu tại điểm cầu chính tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Dự án hoàn thành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với an ninh năng lượng của cả nước. Đặc biệt, dự án sẽ góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với các cam kết của Chính phủ. Đồng thời công trình thể hiện khát vọng, tự tin, bản lĩnh, giá trị con người Việt Nam, với tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; mang ý nghĩa kết nối nền kinh tế, liên kết vùng; đề cao trách nhiệm với sự nỗ lực vượt bậc, chủ động, tích cực, sáng tạo, quyết liệt, làm việc không ngừng nghỉ của các chủ thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần, quyết tâm, sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của các bộ, ngành, các lực lượng, tổ chức chính trị xã hội, các ban quản lý dự án, nhà thầu tư vấn, thi công xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị, các tỉnh, nhất là nhân dân và hệ thống chính trị những địa phương có dự án đi qua, cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động trên công trường và các chủ thể có liên quan… để dự án về đích theo yêu cầu.
Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia phối hợp với các cơ quan địa phương làm tốt công tác hoàn nguyên, vệ sinh môi trường; tổ chức vận hành dự án đường dây 500 kV mạch 3 cùng cả hệ thống điện quốc gia an toàn, đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển nguồn và hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ, vững chắc nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Các cấp chính quyền 9 tỉnh có dự án đi qua phối hợp với chủ đầu tư tiếp tục quan tâm, chăm lo để ổn định, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống người dân bị ảnh hưởng trong khu vực dự án đi qua theo đúng tinh thần nơi ở mới phải ít nhất bằng và cơ bản phải tốt hơn nơi ở cũ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Tinh thần thần tốc, quyết thắng của dự án Đường dây 500 kV mạch 3 đã truyền động lực cho người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, tiếp tục công cuộc phát triển hạ tầng của đất nước, góp phần thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng mà các kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, XIII đã đề ra, hướng tới hoàn thành 2 mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại 9 điểm cầu đã thực hiện nghi thức khánh thành dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Đồng thời thực hiện nghi thức gắn biển đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024).
Tại điểm cầu xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cùng các đại biểu cũng thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
Dự án 230 tỷ đồng ở Quảng Nam lại đề nghị gia hạn tiến độ
Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam có Tờ trình số 53 gửi UBND tỉnh về việc bố trí kế hoạch vốn và thời gian thực hiện dự án Đường trục chính vào Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng.
Theo Ban Quản lý, Dự án Đường trục chính vào Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng được Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai có tổng mức đầu tư 230 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Trưng ương hỗ trợ có mục tiêu.
Dự án Đường trục chính vào Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng có tổng vốn đầu tư 230 tỷ đồng gặp khó trong giải phóng mặt bằng. |
Tiến độ dự án được duyệt từ năm 2017- 2020 và được điều chỉnh thời gian thực hiện đến năm 2024 tại Quyết định số 1041 ngày 2/5/2024. Tuy nhiên, đến nay dự án không có nguồn vốn để chi trả chi phí bồi thường cho các phương án đã phê duyệt và triển khai thi công.
Dự án được khởi công vào ngày 22/01/2020. Tuy nhiên, do các tồn tại, vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên công trình phải gia hạn tiến độ thi công nhiều lần và mới nhất là Quyết định số 1041 ngày 2/5/2024 điều chỉnh tiến độ dự án 2020 - 2024.
Dự án do Liên danh Công ty TNHH Thanh Tiến - Tổng Công ty Thăng Long - CTCP - Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 510 trúng thầu thi công.
Ban Quản lý cho biết, kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương bố trí và giải ngân đến nay là 150,869 tỷ đồng. Trong đó kế hoạch vốn bố trí giai đoạn 2021 - 2022 là 30,970 tỷ đồng, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 bố trí cho dự án là 86,136 tỷ đồng, đã giải ngân 30,971 tỷ đồng, số còn lại là 55,165 tỷ đồng đã cắt giảm, điều chuyển cho dự án khác.
Năm 2023 và năm 2024 dự án chưa đủ điều kiện giao vốn theo quy định tại Khoản 2, Điều 52 Luật Đầu tư công. Để tiếp tục bố trí vốn thực hiện dự án đúng quy định tại Khoản 2, Điều 52 Luật Đầu tư công, UBND tỉnh đã trình, báo cáo Chính phủ xin kéo dài thời gian bố trí cho dự án đến năm 2024. Tuy nhiên, đến nay chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh cho rằng việc đầu tư hoàn thành dự án Đường trục chính Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng là rất cần thiết, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chi trả tiền cho nhân dân là rất cấp bách.
Tuy nhiên, thủ tục trình kéo dài bố trí vốn chưa được chấp thuận, không có nguồn vốn để chi trả chi phí bồi thường cho các phương án đã phê duyệt và triển khai thi công đoạn tuyến còn lại, dự án không thể hoàn thành trong năm 2024 như dự kiến.
Vì vậy, Ban Quản lý đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2025. Ngoài ra, đơn vị cũng đề nghị tỉnh tạm ứng ngân sách tỉnh số tiền 17 tỷ đồng để thực hiện chi trả các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trường hợp dự án không được kéo dài thời gian bố trí vốn, không được bố trí kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương trong năm 2024, Ban Quản lý đề nghị UBND tỉnh bố trí ngân sách tỉnh số tiền 79 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư phần còn lại của dự án để hoàn thành trong năm 2025.
Hải Phòng chủ trương xây cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện 2
Văn phòng UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành Thông báo số 422/TB-VP kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố về phương án đầu tư xây dựng cầu Tân Vũ- Lạch Huyện 2 và đường dẫn 2 đầu cầu.
Theo đó, sau khi nghe Sở GTVT Hải Phòng, đơn vị tư vấn báo cáo cũng như ý kiến của các sở, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã đồng ý chủ trương đầu tưDự án xây dựng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2 và đường dẫn 2 đầu cầu.
Cụ thể, đầu tư xây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2 có chiều dài 5.443 m, bề rộng 16 m, tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy hoạch (bề rộng nền đường 68 m). Dải phân cách giữa giữ nguyên hiện trạng, mở rộng nền đường về hai phía phân kỳ đầu tư xây dựng đường với chiều rộng nền đường 51 m. Đồng thời, đầu tư 3 nút giao khác mức tại lý trình: Km2+800, Km10+800 và Km13+20.
Khi thi công, cầu sẽ giữ nguyên dải phân cách giữa hiện trạng; mở rộng nền đường về 2 phía, phân kỳ đầu tư, xây dựng đường với chiều rộng nền đường 51 m (làn xe cơ giới 6x3,75=22,5 m, làn hỗn hợp 4x3,5=14 m, dải phân cách giữa 9 m, dải phân cách phụ 2x1,5-3 m, dải an toàn 2x0,5+2x0,25=1,5 m, lề đất 2x0,5=1 m).
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng giao Sở GTVT chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thiện đề xuất dự án cũng như nghiên cứu thêm phương án chỉ đầu tư cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, giữ nguyên đường dẫn hai bên cầu theo hiện trạng. Sau đó tiến hành đánh giá, so sánh, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố.
Trước đó, đúng dịp Quốc khánh 2/9 năm 2017, Bộ GTVT TP. Hải Phòng đã khánh thành cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện nối khu vực đất liền thuộc quận Hải An với đảo Cát Hải thuộc huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng). Trong đó, tổng chiều dài toàn tuyến là 15,63 km, riêng cầu vượt biển dài 5,44 km. Đây là công trình vượt biển dài nhất Việt Nam và một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á.
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện đi vào hoạt động đã giải quyết triệt để vấn đề kết nối giao thông giữa nội thành TP. Hải Phòng và đảo Cát Hải, thay thế tuyến phà vượt biển cũ. Cũng nhờ cây cầu này, hàng loạt dự án trọng điểm đã được “đổ bộ” vào đảo Cát Hải như Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, Cáp treo Cát Bà...
Công trình đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện số 2 chuẩn bị được đầu tư xây dựng có mục tiêu là phương án dự phòng, điều tiết giao thông cho cây cầu hiện tại khi bị ùn tắc, hoặc xảy ra tai nạn giao thông và các sự cố khác. Công trình có vai trò kết nối với toàn khu vực nói chung; góp phần tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh, phục vụ việc vận tải hàng hóa ra cảng của khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo dự báo, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng dự kiến đến năm 2030 sẽ có công suất tối đa đạt khoảng 125 triệu tấn/năm, đưa Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn. Bên cạnh đó, khách du lịch đến Cát Bà thời gian qua liên tục tăng mạnh. Dự báo đến năm 2030, lượng du khách đến Cát Bà lên tới hơn 10 triệu lượt/năm.
Các số liệu về nhu cầu vận tải và du lịch này đều vượt so với dự kiến của tiến trình đầu tư trước đây. Do đó, theo TP. Hải Phòng, cần phải nghiên cứu đầu tư, sớm triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện số 2.
Sau khi đề nghị Thủ tướng Chính phủ và tham vấn ý kiến các bộ, ngành Trung ương liên quan, TP. Hải Phòng thể hiện quyết tâm sớm xây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2 bằng việc bổ sung dự án vào Quy hoạch Thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cầu vượt hơn 2.200 tỷ đồng tại Huế dự kiến thông xe vào cuối năm 2024
Sau nhiều tháng khẩn trương thi công, Dự án cầu Nguyễn Hoàng đã hợp long xong vòm thép nhịp chính thượng, hạ lưu. Hoàn thành công tác lắp dầm dọc, dầm ngang mặt cầu. Thi hoàn thành xử lý đất yếu bằng cọc đất gia cố xi măng. Công tác đúc 912/912 tấm bản mặt cầu cũng đã hoàn thành chờ lắp ráp.
Cầu vượt sông Hương dự kiến khánh thành vào tháng 3.2025 để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế. |
Theo kế hoạch, dự án dự kiến hoàn thành vào ngày 17/12/2025, nhưng hiện nay các đơn vị đang tập trung nỗ lực để có thể rút ngắn thời gian hoàn thành vào dịp tháng 3/2025 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ đầu tư Dự án. Hiện nay, nhà thầu tiếp tục khẩn trương tập trung thi công, dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2024.
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế (chủ đầu tư dự án) cho biết: Tiến độ thi công phần cầu đến nay đáp ứng được tiến độ yêu cầu và các hạng mục thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, quy mô dự án. Riêng tiến độ thi công phần đường hai đầu cầu bị chậm do quá trình giải phóng mặt bằng. Mặt bằng thi công chưa giải phóng hoàn toàn, mới đủ mặt bằng triển khai phần cầu.
Ông Bùi Ngọc Chánh, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế thông tin, tại dự án cầu Nguyễn Hoàng, đơn vị cũng đang tập trung giải phóng mặt bằng, hiện vẫn còn một số hộ chưa bàn giao. Dự kiến 30/9, sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án.
Dự án khởi công ngày 23/12/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2025, với thời gian 3 năm.
Dự án xây dựng cầu vượt sông Hương (TP. Huế) bằng kết cấu vòm thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với tổng chiều dài khoảng 643 m, trong đó chiều dài cầu 350 m. Tại nhịp chính 180 m, bố trí 2 vòm thép riêng biệt theo hướng dọc hai bên cầu phân cách giữa phần xe cơ giới với phần xe thô sơ và lề đi bộ. Bề rộng cầu 43 m, bao gồm 6 làn xe cơ giới, trong đó chiều rộng mặt đường 21 m.
Điểm đầu tiếp giáp với dự án đường Nguyễn Hoàng kéo dài, tại khu vực nút giao đường Kim Long - Nguyễn Phúc Nguyên - Nguyễn Hoàng, thuộc phường Kim Long (TP. Huế). Điểm cuối tại khu vực nút giao đường Bùi Thị Xuân, thuộc phường Phường Đúc, tiếp giáp dự án đường Vành đai 3 (TP. Huế).
Đường Nguyễn Hoàng rộng 43 m, theo quy mô dự án đường Nguyễn Hoàng đang được đầu tư triển khai, bao gồm 6 làn xe. Đường dẫn đầu cầu vượt sông Hương rộng 43 m, bao gồm 6 làn xe cơ giới 2 làn xe hỗn hợp. Đường Kim Long rộng 23 m, 4 làn xe chạy, bố trí tường chắn hai bên hết phạm vi chỉ giới đường đỏ. Đường Bùi Thị Xuân rộng 19,5 m.
Bộ Giao thông Vận tải làm rõ định hướng đầu tư 36 km đường Vành đai 5 qua Hà Nam
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Nam phản hồi kiến nghị của địa phương này về việc hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng tuyến đường song hành hai bên Vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến Vành đai 5 - vùng Thủ đô đi qua địa bàn tỉnh Hà Nam có chiều dài khoảng 36 km, bao gồm tuyến cao tốc 6 làn xe và đường song hành có quy mô 2 làn xe mỗi bên, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Ảnh minh hoạ. |
“Để sớm hình thành trục động lực Đông - Tây thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quản lý quỹ đất theo quy hoạch, việc nghiên cứu đầu tư đường song hành hai bên vành đai là cần thiết và thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Hà Nam trong trường hợp tách khỏi đường cao tốc”, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá.
Bộ GTVT cho biết là các cơ quan trực thuộc Bộ GTVT đang triển khai lập quy hoạch chi tiết tuyến đường Vành đai 5 - vùng Thủ đô trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Đường bộ Việt Nam để xác định phạm vi, ranh giới của đường song hành, làm cơ sở triển khai đầu tư.
Về nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu phương án đầu tư tuyến đường song hành hai bên Vành đai 5 - vùng Thủ đô, xác định kinh phí đầu tư và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trước đó, UBND tỉnh Hà Nam đã kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT quan tâm hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ các nguồn dự phòng, tăng thu và ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành hai bên đường Vành đai 5 - vùng Thủ đô (giai đoạn I).
Dự án này, theo UBND tỉnh Hà Nam là có tác động kết nối liên vùng tỉnh Hà Nam với các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, TP. Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường vành đai - vùng Thủ đô (ký hiệu CT 39) dài 272 km, không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 3 và 59,5 km đi trùng đường Hồ Chí Minh.
Tuyến đi qua địa bàn TP. Hà Nội, Hoà Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài tăng 1.832 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng
Thông tin từ Ban Quản lý Dự ánđầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (gọi tắt là Ban Giao thông) cho biết, công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đoạn đi qua TP.HCM đang được gấp rút thực hiện.
Ngày 27/8/2024, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh Tây Ninh về việc triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư.
Điểm đầu của cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ nối với đường Vành đai 3, TP.HCM. |
Theo kế hoạch trong tháng 9/2024, TP.HCM sẽ ban hành thông báo thu hồi đất, tháng 10/2024 sẽ đo đạc kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất. Dự kiến TP.HCM sẽ bàn giao mặt bằng từ tháng 4/2025.
Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đoạn qua TP.HCM có chiều dài 24,6 km đi qua địa bàn 11 xã của huyện Củ Chi.
Tổng số trường hợp bị ảnh hưởng là 1.808 trường hợp, trong đó có 336 trường hợp đủ điều kiện tái định cư.
Về dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 7.102 tỷ đồng, tăng 1.832 tỷ đồng so với dự toán được phê duyệt tại Quyết định số 760/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 5.270 tỷ đồng do áp dụng theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Theo Quyết định đã được Chính phủ phê duyệt, Dự án có tổng chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với Quốc lộ 22 ( Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 19.617 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT).
Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỷ đồng. Còn phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỷ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỷ đồng).
Việc đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nhằm giảm tải cho Quốc lộ 22, phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP.HCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và Tây Ninh nói riêng và các tỉnh vùng Đông Nam bộ nói chung.
Sắp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM, tổng vốn 128.063 tỷ đồng
Ngày 29/8, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị khẩn trương phối hợp với Thành phố để hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự ánđầu tư đường Vành đai 4, TP.HCM.
UBND TP.HCM cho biết, ngày 26/8/2024, tại buổi làm việc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với lãnh đạo UBND các tỉnh, Thành phố liên quan về tình hình triển khai Dự án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị TP.HCM chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh có dự án đi qua hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho tổng thể toàn tuyến với chiều dài 207 km, để trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
Sau đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp vào tháng 10/2024.
Về chủ trương đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xác định các dự án thành phần đi qua tỉnh nào thì giao cho địa phương đó tổ chức thực hiện (tương tự như xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM).
Vì vậy, để kịp thời triển khai, đáp ứng tiến độ cấp bách, UBND Thành phố đề nghị các UBND các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/9.
Theo báo cáo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các địa phương, tổng chiều dài tuyến Vành đai 4 TP.HCM là 207 km. Trong đó, đoạn đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,2 km; Đồng Nai 45,5 km; Bình Dương 47,4 km; TP.HCM: 17,3 km; Long An: 78,3 km.
Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc.
Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 128.063 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 76.772 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 51.291 tỷ đồng.
Phân chia mức đầu tư từng đoạn qua các địa phương thì Bà Rịa-Vũng Tàu 7.972 tỷ đồng; Đồng Nai 19.151 tỷ đồng; Bình Dương 19.827 tỷ đồng; TP.HCM 14.089 tỷ đồng; cao nhất là đoạn qua Long An 67.024 tỷ đồng.
Thủ tướng bấm nút khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia
Sáng 30/08/2024, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyền Văn Hùng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các lãnh đạo bấm nút khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia |
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là Dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ. Lễ khởi công dự án được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) và hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Với tổng quy mô lên tới 90 ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, Tổ hợp được dự báo sẽ là “kỳ quan mới” của Thủ Đô, khởi phát nền kinh tế “Expo” sôi động, sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.
“Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tin tưởng Tập đoàn Vingroup với nhiều kinh nghiệm và thành công trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt luôn đề cao triết lý phát triển dựa trên lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại - sẽ đảm bảo hoàn thành và đưa công trình khai thác đúng tiến độ đề ra, xứng đáng là công trình biểu tượng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2025 và chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết.
“TP. Hà Nội sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ cùng chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án với mục tiêu đưa công trình vào khai thác vận hành trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ đẩy mạnh tiến độ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị và hệ thống cầu bắc qua sông Hồng, như cầu Tứ Liên, đường Vành đai 3 phía bắc thành phố, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô và các tuyến đường sắt đô thị liên quan, nhằm tạo kết nối đồng bộ giữa công trình Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia với các khu vực lân cận, khai thác hiệu quả giá trị công trình và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Thủ đô”, ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại lễ khởi công.
Với tầm vóc khác biệt và quy mô thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới - Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ là điểm đến quốc tế cho các sự kiện thương mại, triển lãm hàng đầu toàn cầu, khởi phát nền kinh tế Expo sôi động, tương tự mô hình Dubai Expo (Các Tiểu vương Quốc Ả rập thống nhất), Frankfurt (Đức), Fiera Milano (Ý)... Đây là nền tảng quan trọng tạo môi trường quốc tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao lưu, kết nối, xúc tiến thương mại, đồng thời là động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Dự án tọa lạc ngay cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, tâm điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng đi các tỉnh gồm đường bộ, đường không và metro đã được quy hoạch.
Từ “tọa độ kim cương” của dự án chỉ cần 15 phút di chuyển đến sân bay quốc tế Nội Bài, 5 phút sang các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ thông qua cầu Tứ Liên (sắp xây dựng), kế cận tuyến metro tương lai kết nối Đông Anh với các địa điểm khác trong thành phố Hà Nội.
Hiện tại, dự án đang kết nối thuận tiện vào trung tâm Hà Nội thông qua Quốc lộ 5 kéo dài, đường Trường Sa và cầu Đông Trù, Nhật Tân.
Bên cạnh “tọa độ kim cương”, dự án còn sở hữu tổng quy mô lên đến 90 ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới cả về diện tích tổng thể cũng như diện tích triển lãm.
Công trình nhà triển lãm trong nhà là tâm điểm của tổ hợp, mang hình ảnh thần Kim Quy - một trong 4 vị tứ linh linh thiêng theo văn hóa phương Đông, gắn liền với truyền thuyết thần Kim Quy bảo hộ cho mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Cổ Loa, Đông Anh. Không chỉ mang tới vượng khí cho mảnh đất, Kim Quy còn biểu trưng cho tinh thần mãnh liệt, kiên cường của người Việt Nam, cùng khát vọng vươn tầm quốc tế mạnh mẽ thông qua hình ảnh công trình trung tâm triển lãm tầm vóc toàn cầu.
Không gian triển lãm được kiến tạo dưới khối mai thần Kim Quy vững chãi, chia thành 9 phân khu với diện tích hơn 10.000 m2/phân khu và sảnh chính rộng lớn hơn 7.000 m2. Phụ trợ cho không gian triển lãm trong nhà là các công trình chức năng được trang bị hiện đại như các phòng khánh tiết, Phòng hội thảo, nhà hàng…, đáp ứng nhu cầu tổ chức triển lãm trong mọi lĩnh vực ngành nghề.
Công trình nhà triển lãm trong nhà là tâm điểm của tổ hợp, mang hình ảnh thần Kim Quy gắn liền với truyền thuyết về mảnh đất Cổ Loa, Đông Anh, biểu trưng cho tinh thần mãnh liệt, kiên cường của người Việt Nam, cùng khát vọng vươn tầm quốc tế mạnh mẽ thông qua hình ảnh công trình trung tâm triển lãm tầm vóc toàn cầu |
Đặc biệt, chủ đầu tư cũng chú trọng đưa thiên nhiên vào thiết kế triển lãm khi lắp đặt kính trên phần sảnh và không gian tâm điểm, đón trọn ánh dương rực rỡ mỗi ngày, đem đến cho du khách trải nghiệm giác quan độc đáo. Xung quanh khu triển lãm là hồ nước và cây xanh, tạo ra không gian thư giãn ngoài trời trong lành, dễ chịu.
Cộng hưởng với công trình nhà triển lãm chính là 4 khu Công viên triển lãm ngoài trời đáp ứng các hoạt động sự kiện, triển lãm, lễ hội, văn hoá du lịch quy mô lớn hoặc nhiều hoạt động diễn ra cùng lúc. Với tổng diện tích không gian triển lãm ngoài trời lên đến 20,6 ha, nơi đây cũng là trung tâm triển lãm ngoài trời lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á.
Sau khi hoàn thành công trình chính, 2 nhà triển lãm trong nhà quy mô nhỏ khác cũng sẽ được triển khai để tăng quy mô và lựa chọn cho khách hàng.
Phục vụ cho khu vực lõi triển lãm là hệ sinh thái những công trình phụ trợ đa dạng, bao gồm các khu vực thương mại, dịch vụ, văn phòng cao tầng, khách sạn quốc tế 5 sao dự kiến được quản lý bởi Marriott, khu vực đỗ xe ngoài trời... tạo nên một “thành phố giao thương quốc tế” sôi động suốt ngày đêm.
Với việc chính thức khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh, Vingroup tiếp tục ghi dấu ấn là một trong những doanh nghiệp tiên phong góp phần thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tại Hà Nội, Tập đoàn đã tham gia đầu tư 16 khu đô thị Vinhomes, 12 trung tâm thương mại Vincom, 32 cơ sở trường học Vinschool, 1 trường đại học VinUni, 4 bệnh viện/Phòng khám đa khoa quốc tế Vinmec…
Vingroup cũng đang tích cực xây dựng một Hà Nội xanh với hệ thống cơ sở hạ tầng cho xe điện và hệ thống xe buýt điện phủ khắp, góp phần hiện thực hóa chiến lược đưa Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, “Xanh - Thông minh - Thanh bình - Thịnh vượng”, là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến đến năm 2050.
Xem thêm tại baodautu.vn