Khởi động 2 dự án 6.900 tỷ đồng; Thêm 1.275 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 1

Thủ tướng phát lệnh khởi công Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Hôm nay (ngày 1/1/2024), tại xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức khởi công Dự án PPP đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Đây là Dự án do UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam - Công ty CP đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) - Công ty CP Xây dựng Công trình 568 được tin tưởng lựa chọn là nhà đầu tư dự án. Trong đó HHV là đơn vị thi công chủ lực tại công trình nhiều thách thức về mặt kỹ thuật này.

Nhắc lại sự kiện cách đây đúng một năm, khi cũng trong ngày đầu năm mới 2023, Thủ tướng đã phát lệnh đồng loạt khởi công Dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 – 2025 và đến cuối năm 2023 là khánh thành 4 dự án hạ tầng giao thông lớn, trong đó cầu Mỹ Thuận 2.

Đặc điểm chung của các dự án này là đều gặp rất nhiều khó khăn về vốn, vật liệu thi công. Tuy nhiên cả 4 dự án này đều hoàn thành đúng tiến độ, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tạo cảm hứng to lớn cho các dự án khác, trong đó có Dự án PPP đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng).

“Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Vấn đề là chúng ta có quyết tâm hay không, có dám làm hay không và có biết cách làm hay không để mang lại những thành công mới”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng bày tỏ sự xúc động khi chứng kiến những nỗ lực vượt khó, vươn lên của lãnh đạo, nhân dân tỉnh Cao Bằng, trong việc phát triển ngành công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng với phương châm “giao thông đi trước mở đường”. Đặc biệt là sự kiện khởi công Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) diễn  ra đúng tại vị trí diễn ra chiến thắng Thu Đông lịch sử.

Thủ tướng đánh giá Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) là công trình được chọn thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù, trong đó có việc nâng tỷ lệ vốn góp của Nhà nước lên tới 70%. Điều này thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc, quyết tâm triển khai công trình đặc biệt này, qua đó góp phần hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km cao tốc vào năm 2030.

“Với khí thế; động lực; niềm tin và kinh nghiệm, năng lực tích luỹ được trong thời gian vừa qua, tôi tin tưởng chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm hoàn thành mục tiêu được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho biết là việc hoàn thành cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là khát khao, mong mỏi của chính quyền, nhân dân tỉnh Cao Bằng vì sự phát triển của địa phương thông qua việc kết nối với các địa phương trong khu vực; đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh cho các tỉnh phía Bắc, tạo nên một tuyến cao tốc đối ngoại mới cho đất nước. Đây là lý do khiến Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) từng được lên kế hoạch đầu tư sau năm 2030 nhưng đã được ưu tiên nguồn lực để triển khai sớm.

Ngoài khó khăn về địa chất, Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế huy động vốn PPP; tính khả thi tài chính. Tuy nhiên với tinh thần “vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đó”; tăng thu, tiết kiệm chi để có thêm nguồn lực ngân sách, Dự án đã từng bước vượt qua khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị triển khai Dự án phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, "qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi" để làm cao tốc được thẳng nhất, ít tác động tới môi trường cảnh quan; xem xét triển khai ngay việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh từ 2 làn xe lên quy mô 4 làn xe.

Đặc biệt, Thủ tướng biểu dương Tập đoàn Đèo Cả đã kiên trì; đổi mới sáng tạo; tinh thần tiến công vượt khó những khó khăn về kỹ thuật, pháp lý, nguồn vốn, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc khi tham gia vào Dự án. Thủ tướng đánh giá cao Đèo Cả đã sáng tạo, áp dụng mô hình PPP+ được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm đầu tư, thi công các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam của Tập đoàn Đèo Cả; ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong triển khai các dự án.

Thủ tướng yêu cầu chính quyền 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn quyết liệt hơn nữa trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, quan tâm hỗ trợ nhà đầu tư; liên danh nhà đầu tư do Đèo Cả đứng đầu huy động mọi nguồn lực, thi công 3 ca, 4 kíp, “vượt nắng thắng mưa” để hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; quan tâm chăm lo đời sống của người dân trong vùng dự án, nhất là những hộ dân phải di dời giải phóng mặt bằng. Phải coi việc triển khai Dự án là một "chiến dịch Thu Đông với chiến thắng Đông Khê mới" trong năm 2024.

Thủ tướng giao Tập đoàn Đèo Cả quan tâm xây dựng 1 trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho 2 tỉnh: Lạng Sơn và Cao Bằng, trước mắt là nguồn lao động cho chính dự án.

Được biết, mặc dùcó lợi thế đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 333km, nhưng Cao Bằng hiện chưa có đường sắt, sân bay, không có cảng biển… Đường bộ là phương thức vận tải duy nhất nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Những hạn chế của hệ thống giao thông đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải có đường cao tốc.

Theo ông Trần Hồng Minh, Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng, khởi đầu tư năm 2015, sau 2 nhiệm kỳ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1 hiện đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, trong đó có việc lựa chọn nhà đầu tư vào đầu tháng 12/2023. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, Dự án này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội.

Tuy nhiên, quá trình đàm phán ký kết hợp đồng đã phát sinh một số yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi và tiến độ hoàn thành dự án, trong đó chủ yếu là khó khăn về huy động vốn tín dụng.

Tuy nhiên, được chấp thuận của Quốc hội tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023, phần vốn nhà nước tham gia trong Dự án được được điều chỉnh từ 6.580 tỷ đồng thành 9.800 tỷ đồng (chiếm 68,76 % tổng mức đầu tư của dự án) qua đó góp phần đảm bảo tính khả thi tài chính cho công trình.

“Đây là động lực rất lớn để Dự án tháo gỡ các vướng mắc về tài chính, sớm trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố quốc phòng - an ninh quốc gia, kết nối Cao Bằng với các tỉnh biên giới, với các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa và quốc tế”, ông Trần Hồng Minh đánh giá.

“Đảng bộ, nhân dân Cao Bằng quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, không phát sinh thêm chi phí đầu tư để trở thành công trình kiểu mẫu về PPP. Chúng tôi mong lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn phối hợp chặt chẽ để hoàn thành công trình theo đúng mục tiêu đề ra”, ông Trần Hồng Minh cho biết.

Theo ông Hồ Minh Hoàng, Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là công trình đầu tiên được khởi công cho việc thí điểm vốn NSNN hỗ trợ lên đến 70% của Quốc hội sẽ tiền đề minh chứng cho sự tháo gỡ thành công của cơ chế chính sách hiện nay để tiếp tục triển khai các dự án trọng điểm khó khăn trong thời gian tới.

Cụ thể, theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. Trên cơ sở tính toán về phương án tài chính và sự phù hợp với tính khả thi để có thể thu xếp vốn nhưng đảm bảo tiết kiệm tối đa cho ngân sách nhà nước, UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất vốn ngân sách tham gia khoảng 9.800 tỷ đồng (chiếm 68,76% tổng mức đầu tư).

Ông Hồ Minh Hoàng cho biết, Tập đoàn Đèo Cả xem dự án này là “thao trường” để triển khai công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, là nơi doanh nghiêp Việt Nam ứng dụng những công nghệ và phương thức quản trị mới, qua đó sẽ nâng cao năng lực, kinh nghiệm “thực chiến” cho đội ngũ nhân sự (công nhân sẽ nâng cao tay nghề, kỹ sư sẽ có khả năng thực chiến - ứng dụng công nghệ; cấp quản lý sẽ minh bạch hơn trong quản lý đầu tư, thi công và quá trình thanh quyết toán dự án).

“Những giải pháp đầu tư, thi công được áp dụng tại cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được đúc rút qua nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các dự án khó của Tập đoàn Đèo Cả. Thay mặt Liên danh các nhà đầu tư, Tập đoàn Đèo Cả xin hứa với Chính phủ, người dân sẽ thực hiện dự án với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ tiến không lùi”, “đã nói là làm và đã cam kết là phải thực hiện hiệu quả” như tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo lan toả ngành GTVT trong thời gian qua”, ông Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh.

Tại lễ khởi công, lãnh đạo Tập đoàn Đèo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT làm đầu mối để cùng các Bộ ngành, các cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ngành giao thông hợp tác, học tập các mô hình của doanh nghiệp quốc tế là Nhật Bản, Trung Quốc... về các công nghệ lõi của ngành giao thông sẽ phải triển khai trong thời gian tới nhằm đón bắt cơ hội phát triển doanh nghiệp như metro, đường sắt, cầu dây văng, đây võng, thí nghiệm đặc thù… để tiếp nhận việc chuyển giao ứng dụng công nghệ mới trong quá trình hợp tác.

Bên cạnh đó, cần sớm có cơ chế, chính sách đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ thông qua mô hình hợp tác của doanh nghiệp với các đơn vị đào tạo là các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề nhằm chuẩn bị kiến thức và con người sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ các công nghệ đột phá để doanh nghiệp Việt Nam có thể đón đầu các công việc đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

“Chúng tôi mong các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức đào tạo, ứng dụng công nghệ số đồng bộ không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho các đối tác, đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý và ban ngành chuyên môn để nhất quán và thuận lợi trong quá trình thực hiện. Đồng thời tổ chức đánh giá để qua đó điều chỉnh tiêu chuẩn, quy định pháp luật phù hợp để có hành lang pháp lý tạo sự minh bạch trong quản lý đầu tư, thi công”, ông Hồ Minh Hoàng đề xuất.

Được biết, Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh từng được Bộ GTVT lập quy hoạch có chiều dài 144km, với tổng vốn đầu tư trên 47.000 tỷ đồng.

Đây là dự án rất khó về yếu tố kỹ thuật bởi địa hình hiểm trở, đặc biệt là suất đầu tư rất lớn, lưu lượng thấp dẫn đến bài toán hoàn vốn khó khăn. Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể thực hiện được.

Với năng lực đầu tư, kinh nghiệm tổ chức giải quyết nhiều dự án khó khăn phức tạp về kỹ thuật, tài chính, pháp lý… Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất phương án điều chỉnh hướng tuyến với 4 hầm xuyên núi cùng các cầu vượt thung lũng, rút ngắn 23km chiều dài tuyến xuống còn 121km, tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn còn gần 23.000 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với phương án ban đầu.

Nhà đầu tư phải tiếp tục có những giải pháp để tối ưu hơn, trong đó bao gồm áp dụng mô hình PPP+ được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm đầu tư, thi công các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam của Tập đoàn Đèo Cả.

Cụ thể, mô hình PPP+ là giải pháp huy động nguồn vốn cho dự án từ vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn trái phiếu đặc biệt là vốn nhà đầu tư, bên cạnh đó, nhà đầu tư thứ cấp đồng thời là các tổng thầu thầu thiết kế - thi công (EC), hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công (EPC) có năng lực, kinh nghiệm.

Hiện nay nguồn vốn nhà đầu tư huy động hơn 4.451 tỷ đồng (chiếm 31,24% tổng mức đầu tư) đã được các nhà đầu tư thu xếp đủ, trong đó ngân hàng VPBank đồng ý cấp nguồn tín dụng 2.500 tỷ đồng cho dự án.

Tỉnh Cao Bằng đã cắt giảm 22 dự án đầu tư công, dồn nguồn lực, tăng vốn tham gia của ngân sách địa phương từ 2.500 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng.

Tại Dự án này, Tập đoàn Đèo Cả sẽ hợp tác với các trường đại học, trường đào tạo nghề,  để nâng cao tay nghề cho công nhân, khả năng thực hành, ứng dụng công nghệ cho kỹ sư và đúc kết mô hình quản lý, thi công chuẩn mực cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số, mô hình BIM để kiểm soát giải phóng mặt bằng, minh bạch trong thiết kế, tối ưu hóa chi phí; các quy tắc ứng xử, sơ cứu cấp cứu sẽ được tổ chức đào tạo và diễn tập thường xuyên tại công trường.

Công trình hầm luôn là nút thắt quan trọng của tiến độ dự án. Việc cải tiến phương pháp thi công hầm bằng “công nghệ NATM hệ Đèo Cả” giúp tăng mũi đào và bước đào, rút ngắn chu kỳ đào một gương hầm để tăng từ 4 mũi lên 6 mũi sẽ rút ngắn tiến độ thi công.

“Chúng tôi đã huy động đủ nguồn lực và quyết tâm hoàn thành sớm nhất Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thỏa lòng mong mỏi của người dân Cao Bằng về tuyến đường nối liền Thủ đô Hà Nội với miền biên viễn, phên dậu Tổ quốc”, đại diện liên danh nhà đầu tư cam kết.

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh có chiều dài 121 km, đi qua địa phận huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) và huyện Thạch An, huyện Quảng Hoà và huyện Trùng Khánh (Cao Bằng); được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: đầu tư khoảng 93,35km (từ Km0+00 đến Km93+350), lựa chọn kích thước mặt cắt ngang với nền đường rộng 17m đối với các đoạn thông thường (chiếm khoảng 24%) và mặt cắt ngang nền đường 13,5m đối với các đoạn khó khăn (chiếm khoảng 76%) kiểm soát tổng mức đầu tư trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu giao thông trong giai đoạn 2025 - 2030.
Giai đoạn 2 (hoàn thiện): đầu tư tiếp khoảng 27,71km từ Km93+350 đến Km121+060, điểm đầu nối với điểm cuối của giai đoạn 1, điểm cuối tại cửa khẩu Trà Lĩnh quy mô bề rộng nền đường 17m và hoàn thiện quy mô cắt ngang 17m với các đoạn tuyến châm chước trong giai đoạn 1, trung bình 500m bố trí 1 vị trí dừng xe.
Hiện nay, UBND tỉnh Cao Bằng đang báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 106

Tập đoàn John Cockerill muốn đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP.HCM

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa có báo cáo số 1496/KCNC-XTĐT gửi UBND TP.HCM về tiến độ xin giấy phép đầu tư của Tập đoàn John Cockerill.

Một khu đất trống nằm trong Khu Công nghệ cao TP.HCM chưa được đầu tư -Ảnh: Lê Quân

Theo báo cáo vào giữa tháng 6/2023, Ban Quản lý SHTP đã có buổi làm việc lần đầu với đại diện của John Cockerill để giới thiệu về các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các thông tin về ưu đãi, quy trình đăng ký đầu tư vào SHTP.

Đến đầu tháng 11/2023, Ban Quản lý SHTP tiếp tục có buổi làm việc lần 2 với đại diện của Tập đoàn John Cockerill. Tại buổi làm việc lần 2, phía Tập đoàn John Cockerill đã trình bày về ý định đầu tư Dự án làm dịch vụ giải pháp tiét kiệm năng lượng, đánh giá lại hệ thống để nâng cấp hiệu năng hoạt động của nhà máy điện, tích hợp nhiều công nghệ cao.

Công ty cũng trình bày về công nghệ nguồn và sử dụng nhân lực chất lượng cao khi đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM.

Sau đó, Ban Quản lý SHTP đã hướng dẫn đại diện của Tập đoàn John Cockerill thực hiện các mẫu đơn đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư vào SHTP.

Ban Quản lý SHTP cũng hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện giải trình công nghệ và đề nghị doanh nghiệp sớm hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký đầu tư và nộp cho Ban Quản lý SHTP để xem xét cấp phép theo đúng quy định.

Được biết, Tập đoàn John Cockerill có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất máy móc và giải pháp công nghiệp trong năng lượng, môi trường, hydrogen, dịch vụ công nghiệp.

Vào giữa tháng 5/2023, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã làm việc với ông Francois Michel, Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn John Cockerill để xem xét mở rộng đầu tư vào TP.HCM, sau khi đã thực hiện dự án đầu tiên về xử lý nước thải tại Thành phố.

Quảng Ninh khánh thành, khởi động 2 dự án 6.900 tỷ đồng ngay ngày đầu tiên năm 2024

Sáng ngày 1/1, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ khánh thành Cầu Cửa Lục 3 (cầu Bình Minh) và khởi động dự án Trung tâm Thương mại Thành Phố Hạ Long.

Đây đều là những Dự án quan trọng gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Cầu Bình Minh.

Cầu Bình Minh (cầu Cửa Lục 3), cây cầu thứ 2 nối hai khu vực Hạ Long - Hoành Bồ sau 4 năm sáp nhập. Cầu có tổng chiều dài tuyến (cầu và đường) L=2.615,82m, bao gồm Phần cầu có chiều dài 1.639,55m; Phần đường có chiều dài 976,27m. Có điểm đầu nối với tuyến đường bao biển Cao xanh - Hà Khánh (tuyến đường chính trong quy hoạch của khu đô thị FLC Tropical City Hạ Long, phường Hà Khánh, TP Hạ Long); Điểm cuối nối với Quốc lộ 279 tại Km16+415 thuộc địa phận xã Thông nhất, Hoành Bồ. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, được triển khai từ cuối năm 2020.

Cây cầu được lấy ý kiến nhân dân đặt tên là cầu Bình Minh, thể hiện cho sự kết nối, gắn bó giữa 2 bờ vịnh Cửa Lục, cùng hướng tới phát triển xây dựng TP. Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc gia, vươn tầm quốc tế.

Để tránh ảnh hưởng, tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực, Quảng Ninh đã quyết định điều chỉnh thiết kế hướng tuyến bám theo hệ thống lạch sông. Bằng cách thay phần đường dẫn bằng cầu dẫn và dịch sang hướng khác bám theo lạch sông đã hạn chế tác động đến khoảng 70% diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng so với thiết kế ban đầu là làm đường dẫn. Điều này giúp cơ bản giữ nguyên được hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực.

Việc đưa Cầu Cửa Lục 3 (cầu Bình Minh) vào khai thác có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực của thành phố, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn Tỉnh. Cầu Cửa Lục 3 khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sẽ tạo nên sự kết nối đồng bộ, thu hút đầu tư, bổ sung thêm hạ tầng kết nối mới, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, liền mạch giữa các khu vực TP. Hạ Long.

TP.Hạ Long được xác định là hạt nhân mang sức mạnh mới cho mô hình phát triển “một tâm, hai tuyến, đa chiều” của tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, chiến lược phát triển mới của TP Hạ Long được định hướng theo mô hình đa cực, Vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Ninh quyết định đầu tư 3 cây cầu bắc qua Vịnh gồm cầu Cửa Lục 1, Cửa Lục 2 và  Cửa Lục 3.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của chủ đầu tư và các nhà thầu, sớm hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng.

“Việc đầu tư xây dựng dự án Cầu Cửa Lục 3 từng bước hoàn thiện mạng lưới đường khu vực theo quy hoạch chung TP. Hạ Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ đó, phát triển và mở rộng không gian đô thị nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án phát triển đô thị trên địa bàn TP. Hạ long, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, giúp giảm tải lưu lượng giao thông qua cầu Bãi Cháy và QL.18 đoạn qua khu vực nội thị TP. Hạ Long, đảm bảo nhu cầu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi, an toàn trong mùa mưa bão”, ông Huy nhấn mạnh.

Dự án Cầu Cửa Lục 3 không chỉ mang ý nghĩa kết nối, mà còn là công trình cảnh quan mới, đẹp, đồng bộ, hiện đại ngay giữa trung tâm thành phố, góp phần bổ sung thêm hạng mục kết nối để vịnh Cửa Lục trở thành trung tâm kết nối mới của TP. Hạ Long.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, công trình Cầu Cửa Lục 3 được đánh giá có những đột phá trong ngành xây dựng cầu Việt Nam từ trước đến nay, đánh dấu những bước tiến lớn trong quản lý điều hành, thi công. Đây là cây cầu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với 6 làn xe cơ giới với kết cấu 5 nhịp vòm thép liên tục. Hai bên cầu có vỉa hè cho người đi bộ, có sàn vọng cảnh và bồn hoa tạo cảnh quan du lịch.

Cũng trong sáng nay, TP. Hạ Long cũng đã tổ chức lễ khởi động dự án Trung tâm thương mại TP. Hạ Long.

Trước đó, ngày 17/5/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định chấp thuận địa điểm nghiên cứu Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trung tâm thương mại AEON Mall tại khu đất đường Cái Lân, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long.

Với diện tích đất nghiên cứu rộng 9.12 ha, diện tích đầu tư hạ tầng giao thông đấu nối là 3,92 ha, tổng mức đầu tư trên 5.200 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích sàn 208.000m2. Aeon “tham vọng” sẽ biến Aeon Mall Hạ Long trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn bậc nhất Việt Nam.

Trung tâm thương mại mới có vị trí thuận lợi, kết nối giữa Bãi Cháy và Hòn Gai, là điểm giao thoa tuyến đường giao thông liên tỉnh, kết nối ngắn nhất các tiện ích trong thành phố.

Phát biểu tại lễ khởi động, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Phát cho biết: “ Dự án sau khi hoàn thành, đưa vào hoạt động sẽ là một điểm nhấn về kiến trúc, nâng tầm không gian cảnh quan đô thị, là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm. Xứng tầm với phát triển của TP. Hạ Long, một thành phố du lịch văn minh, hiện đại với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã từ lâu nổi tiếng không chỉ với người dân trong nước mà còn được biết bởi bạn bè quốc tế”.

Có thể nói, sự xuất hiện của trung tâm thương mại sẽ không chỉ mang đến cho cư dân sinh sống tại đây một trung tâm mua sắm, giải trí rộng lớn mà còn biến Hạ Long thành một địa điểm thu hút các chuyên gia - những người có yêu cầu khắt khe về một cuộc sống vừa an toàn, riêng tư, nhưng cũng sôi động và tiện lợi. Điều này cũng hoàn toàn có cơ sở khi Quảng Ninh là tỉnh đứng đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI trong năm qua.

“Với sự khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh Quảng Ninh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Aeon Mall Việt Nam đã chính thức đầu tư vào TP. Hạ Long và ký kết hợp đồng hợp tác phát Triển Trung tâm thương mại với Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Phát. Chúng tôi, Aeon Mall Việt Nam và Tập đoàn Việt Phát sẽ triển khai dự án và sớm đưa dự án đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất”, ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam chia sẻ tại buổi lễ.

CT Group xin đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trị giá 9,98 tỷ USD

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn CT Group vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến TP.HCM - Cần Thơ theo phương thức PPP.

Theo đề xuất của CT Group, Dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ là tuyến đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tổng chiều dài khoảng 174 km, bao gồm 12 ga, chạy cả tàu khách và tàu hàng với tổng mức đầu tư khoảng 9.98 tỷ USD. Dự án đi qua địa phận 6 địa phương gồm: Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

CT Group dự kiến bắt tay với Công ty TNHH Tập đoàn thiết kế đường sắt Trung Quốc (CRECG), Tổng công ty công trình quốc tế Tập đoàn xây dựng Điện lực Trung Quốc (Power China), Cục 2 Đường sắt Trung Quốc (China Railway No.2 Group), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (Tedi South) để hình thành 1 liên doanh đầu tư có tên là Liên doanh tàu điện tốc độ cao Đồng bằng sông Cửu Long (CMEX) để nhận gói hỗ trợ tài chính cho Dự án từ các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như WB, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank), Ngân hàng Quốc gia Trung Quốc (Bank of China), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

Ngoài doanh thu từ hoạt động vận tải hàng khách và hàng hoá, CMEX dự kiến hoàn vốn đầu tư cho Dự án bằng việc thực hiện phát triển đô thị theo mô hình Green TOD.

Trong đó, mỗi nhà ga sẽ là công trình hiện đại mang bản sắc riêng có của mỗi tỉnh với 5 bán kính khác nhau lần lượt từ 500m đến 10.000m, bắt đầu từ vành đai thương mại dịch vụ trong bán kính 500m đến các khu dân cư, khu công nghệ; logistic và nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng đô thị xanh, đồng bộ với sự phát triển tại địa phương nhằm, dịch chuyển địa tô, tạo nguồn đầu tư cho nhà nước, làm lợi cho nhà đầu tư và người dân.

CT Group cam kết hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong 6 tháng đầu năm 2024 để trình phê duyệt; đồng thời cam kết huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành Dự án trước năm 2032, cụ thể là: chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án (2024 ), thiết kế chi tiết (2025), giải phóng mặt bằng (2025 -2026), triển khai thi công, đào tạo nhân lực, tổ chức vận hành (2027 -2032).

Thành lập từ năm 1992, Tập đoàn C.T Group tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn, do ông Trần Kim Chung sáng lập. Hiện C.T Group có 36 công ty thành viên, hoạt động đa lĩnh vực, bao gồm: Bất động sản, bán lẻ, xây dựng, đầu tư tài chính, ẩm thực – giải trí và giáo dục – y tế, đồn điền – khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái. Tuy nhiên, CT Group chưa từng tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông cũng như đường sắt theo hình thức PPP.

"Nới" tiến độ hoàn thành Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Ban quản lý dự án Hàng hải về việc chấp thuận chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2).

Thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2)
Thi công Dự ánđầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2).

Theo đó, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện của Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) đến ngày 31/3/2024 theo đề xuất của Ban quản lý dự án Hàng hải.

Ban quản lý dự án Hàng hải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục gia hạn thời gian thực hiện các gói thầu liên quan, trên nguyên tắc không làm phát sinh các chi phí do việc gia hạn thời gian thực hiện dự án, không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Đơn vị chủ đầu tư cũng được yêu cầu căn cứ các điều khoản hợp đồng, xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện các gói thầu để xử lý theo quy định; chỉ đạo đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu rà soát khối lượng, lập tiến độ thực hiện, hoàn thiện các hạng mục còn lại để thi công hoàn thành Dự án theo thời gian đã được chấp thuận; đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác giải ngân và đưa công trình vào khai thác theo kế hoạch.

Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 1) đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2017.

Dự án được phê duyệt điều chỉnh lần 2 theo Quyết định 1319/QĐ-BGTVT ngày 16/7/2021 (giai đoạn 2) để hoàn thiện các hạng mục còn lại (kè bảo vệ bờ đoạn kênh Quan Chánh Bố (cấp I), đường ven kênh Tắt, khu tránh tàu…) đảm bảo tính ổn định công trình, đồng bộ, phục vụ dân sinh, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2 là 2.596,168 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025); thời gian thực hiện giai đoạn 2 là từ năm 2021 đến năm 2023.

Được biết, các gói thầu chính của Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) được khởi công tháng 5/2022, đến cuối tháng 12/2023 đã hoàn thành khối lượng thi công xây dựng 1.734,82/1.790,64 tỷ đồng, đạt khoảng 96,95%.

Khối lượng thi công kè còn lại (gồm các đoạn KN3, KN4 và KB1 thuộc gói thầu SH- XL03 có chiều dài khoảng 940,6m) chưa hoàn thành, do chậm bàn giao mặt bằng.

Đến ngày 5/10/2023 UBND tỉnh Trà Vinh mới bàn giao hoàn chỉnh chiều dài kênh còn lại để tiếp tục triển khai thi công hạng mục còn lại. Tại thời điểm hiện tại, việc triển khai thi công khối lượng còn lại là rất khó khăn do điều kiện thi công nằm trong vùng 3 ảnh hưởng triều (nạo vét, thảm thảm đá trên cạn và thảm đá dưới nước; dự kiến còn khoảng 2.680 rọ phải thi công khoảng 3 tháng).

Như vậy, việc hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) trong năm 2023 theo tiến độ đã được phê duyệt là không thực hiện được.

Bổ sung 1.275 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 1 qua Nghệ An

Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1702/QĐ-TTg giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho UBND tỉnh Nghệ An.

Quốc Lộ 1 đoạn qua Nghệ An, ảnh minh họa.
Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Nghệ An.

Cụ thể, giao bổ sung 1.275 tỷ đồng dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 để UBND tỉnh Nghệ An để giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng (bao gồm cả phần chậm trả) của các Dự ánmở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Nghệ An thuộc nhiệm vụ ngân sách Trung ương phát sinh sau khi các dự án này đã quyết toán.

UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thông báo hoặc quyết định giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách và đầu tư công.

Thời gian thực hiện và giải ngân số vốn được giao nêu trên theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư công.

UBND tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác đối với số chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (bao gồm cả phần chậm trả), căn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện, chỉ thanh toán những nghĩa vụ thuộc trách nhiệm của Nhà nước, bảo đảm không phát sinh khiếu kiện.

Đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng (bao gồm cả phần chậm trả) của các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Nghệ An theo các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 40/2023/UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính trước ngày 30/8/2024 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội.

Bộ GTVT nêu quan điểm về việc lập quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ninh liên quan đến đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc đề nghị lập quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo Bộ GTVT, vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái, chiều dài khoảng 150 km được hoạch định tiến độ đầu tư sau năm 2030.

Về nghiên cứu lập quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái, Bộ GTVT cho biết là trên cơ sở kết quả trao đổi trong các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu xem xét cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại để khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lạng Sơn - Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng.

“Trong trường hợp được phía Trung Quốc chấp thuận hỗ trợ, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Đường sắt Việt Nam và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật phía Trung Quốc trong quá trình thực hiện”, Bộ GTVT nêu rõ.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Bộ GTVT về việc lập quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái.

Tại công văn này, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ GTVT giao Cục Đường sắt Việt Nam lập Quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái hoặc bổ sung đoạn Hạ Long - Móng Cái vào Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh do Cục Đường sắt Việt Nam đang triển khai làm cơ sở để kêu gọi, xúc tiến đầu tư cũng như để quản lý quỹ đất theo quy hoạch tuyến được phê duyệt.

Được biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch 3 tuyến đường sắt.

Tuyến thứ nhất là Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có chiều dài 129 km, khổ đường 1.000 mm và 1.435 mm, lộ trình đầu tư đến năm 2030.

Tuyến thứ hai là Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh có chiều dài dự kiến là 101 km, khổ đường 1.435 mm, lộ trình đầu tư sau năm 2030.

Tuyến thứ hai là Hạ Long - Móng Cái có chiều dài dự kiến là 150 km, khổ đường 1.435 mm, lộ trình đầu tư sau năm 2030.

Triển khai Quy hoạch mạng lưới đường sắt, Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (điểm cuối tại TP. Hạ Long).

UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, phía Trung Quốc đang triển khai đầu tư tuyến đường sắt từ TP. Phòng Thành đến TP. Đông Hưng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt cảng Phòng Thành đến TP. Đông Hưng sẽ kết nối với mạng lưới đường sắt của Trung Quốc.

“Do vậy, việc sớm triển khai tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái sẽ tạo thành mạng lưới đường sắt khép kín kết nối từ Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc), góp phần quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hoá và hành khách giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN”, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá.

Hải Dương triển khai dứt điểm giải phóng mặt bằng 7 khu công nghiệp

Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, Khu công nghiệp Đại An mở rộng giai đoạn 2 có diện tích quy hoạch 416,21 ha, đã giải phóng mặt bằng 150,6 ha; Khu công nghiệp Tân Trường mở rộng (cùng ở Cẩm Giàng) có diện tích quy hoạch 112,6 ha, đã giải phóng mặt bằng 86,5 ha; Khu công nghiệp Gia Lộc có diện tích quy hoạch 197,94 ha, đã giải phóng mặt bằng 173,69 ha; Khu công nghiệp Cộng Hòa (Chí Linh) có diện tích 201,43 ha, đã giải phóng mặt bằng 201,23 ha; Khu công nghiệp An Phát 1 (Nam Sách) có diện tích 180 ha, đã giải phóng mặt bằng 178,41 ha; Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng (Bình Giang) có diện tích 235,64 ha, đã giải phóng mặt bằng 183,4 ha; Khu công nghiệp Kim Thành có diện tích 164,98 ha, đã giải phóng mặt bằng 33,5 ha.

Ông Lưu Văn Bản, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương, kiên quyết trong thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, nhất là những diện tích đất thuộc diện thu hồi từ lâu.

Tại cuộc họp, đại diện các địa phương, chủ đầu tư hạ tầng của các khu công nghiệp đã báo cáo, thảo luận và cho ý kiến liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp điện, nước, phương án thu gom, xử lý nước thải…

Sau khi nghe báo cáo, ý kiến tham gia của các sở, ngành, địa phương, ông Lưu Văn Bản, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương triển khai dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng. Kiên quyết thu hồi đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định, nhất là đối với những diện tích thuộc diện thu hồi từ lâu; tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân trong di dời mồ mả nằm trong diện tích đất bị thu hồi trước Tết Nguyên đán 2024.

Bên cạnh đó, rà soát, chủ động phương án di dời những công trình như kênh mương, đường điện, cầu cống... trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Xây dựng báo cáo, kế hoạch chi tiết về phương án giải phóng mặt bằng báo cáo UBND tỉnh chậm nhất ngày 5/1 tới đây. Trong 10 ngày làm việc sau cuộc họp này, Sở Xây dựng phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan lập báo cáo toàn diện về khả năng cung ứng nước sạch tại từng khu vực. Sở Công thương phối hợp lập báo cáo toàn diện về khả năng cung cấp điện.

Đối với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, phối hợp đơn vị cấp điện, nước làm rõ nhu cầu, khả năng cung cấp, có phương án dự phòng để sẵn sàng bổ sung năng lực cung cấp điện, nước cho nhà đầu tư thứ cấp.

“Hải Dương đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đối với nhà đầu tư thứ cấp, đồng thời không chấp nhận để nhà đầu tư lãng phí nguồn lực đất đai. Riêng nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Gia Lộc chậm nhất 12 giờ trưa ngày 5/1 phải có báo cáo và cam kết bằng văn bản về tiến độ đầu tư hạ tầng đối với khu công nghiệp này ”, ông Bản nhấn mạnh.

Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương sẽ thành lập mới 21 khu công nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn về khu công nghiệp. Năm 2030, phấn đấu toàn tỉnh có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích là 5.661 ha. Ngoài ra, sẽ thành lập thêm một số khu công nghiệp sau khi được điều chỉnh, bổ sung thêm chỉ tiêu sử dụng đất (nhu cầu bổ sung thêm khoảng 2.340 ha).

Hải Dương cũng sẽ phát triển 1 khu kinh tế chuyên biệt tại trung tâm vùng công nghiệp động lực thuộc huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện, quy mô dự kiến khoảng 5.300 ha, sẽ được triển khai khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Khu kinh tế chuyên biệt tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics...; có trung tâm đổii mới sáng tạo cấp vùng, các khu phi thuế quan, đô thị - dịch vụ sinh thái hiện đại.

Diễn biến mới tại Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến phúc đáp Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ khách sạn Bạch Đằng về Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.

Theo đó, UBND tỉnh này cho biết, Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai, đi qua 2 địa phương tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Do đó, UBND tỉnh đề nghị Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng báo cáo Bộ GTVT theo quy định.

Liên quan đến Dự án này, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng vừa có Tờ trình số 100/BDC gửi Bộ GTVT và Cục Đường sắt Việt Nam về việc thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP.

Trước đó, vào tháng 7/2022, Bộ GTVT đã giao Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng chủ trì lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP.

Bộ GTVT yêu cầu Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi phải làm rõ được hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án và phương án tài chính sơ bộ (dự báo nhu cầu, nguồn thu và khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư, thời gian hoàn vốn và thời hạn hợp đồng dự án, khả năng chi trả của cộng đồng người sử dụng, tổ chức bao tiêu).

Bên cạnh đó, nhà đầu tư đề xuất dự án sẽ chịu mọi chi phí, rủi ro trong các trường hợp: Hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư đề xuất không được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án không lựa chọn được nhà đầu tư.

Tại Tờ trình trên, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng đề xuất khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua địa phận TP. Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), với chiều dài khoảng 83,5 km, dự kiến bao gồm 16 ga và trạm khách (tuyến cũ bao gồm 12 ga, tuyến khôi phục bổ sung 2 ga và 2 trạm khách).

Dự án bao gồm 2 hợp phần. Trong đó, hợp phần có khối lượng lớn hơn là khôi phục đoạn tuyến từ ga Tháp Chàm đến ga Trại Mát có chiều dài 76,8 km, gồm việc khôi phục, xây dựng mới 64 cầu, 5 hầm, 11 ga, xây dựng toàn bộ kết cấu tầng trên đường sắt. Hợp phần thứ hai là nâng cấp đoạn tuyến từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt - đoạn đang khai thác với chiều dài 6,7 km, trong đó có việc tôn tạo, bảo tồn các ga Đà Lạt, Trại Mát.

Toàn bộ tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có khổ đường 1.000 mm, tốc độ thiết kế 30 - 60 km/h; sử dụng đầu máy diesel và toa xe tải trọng nhẹ.

Trước đó, tháng 11/2022, UBND tỉnh Ninh Thuận đã làm việc với Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng (nhà đầu tư đề xuất) và Tedi South (đơn vị tư vấn) liên quan đến đề xuất hướng tuyến Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.

Tại buổi làm việc, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng và Tedi South đề xuất, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có chiều dài 83,5 km, qua 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng, với 3 đoạn đường ray răng cưa dài 16 km; chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 49 km, với 7 ga.

Để xây dựng tuyến đường sắt qua địa bàn, tỉnh Ninh Thuận dự kiến phải thu hồi 147 ha đất của 303 tổ chức và hộ dân ở huyện Ninh Sơn và TP. Phan Rang - Tháp Chàm. Chi phí đền bù để giải phóng mặt bằng khoảng 472 tỷ đồng.

Theo ông Phan Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ góp phần hoàn thiện thêm hạ tầng giao thông kết nối giữa Ninh Thuận và Lâm Đồng. Đây là tuyến đường sắt răng cưa có ý nghĩa lịch sử, là điểm nhấn để phát triển loại hình du lịch vận tải giữa 2 tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cơ bản thống nhất với đề xuất hướng tuyến của đơn vị tư vấn; đề nghị Sở Xây dựng cùng với UBND huyện Ninh Sơn và TP. Phan Rang - Tháp Chàm hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt để xin ý kiến các Bộ, ban, ngành Trung ương trong tháng 12/2022.

Quan điểm của ông Cảnh là quá trình triển khai dự án cần giữ lại được nét kiến trúc độc đáo của tuyến đường cũ; đồng bộ giữa xây dựng Dự án với các quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; có kế hoạch phát triển các khu vực xung quanh các nhà ga nhằm khai thác hết tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đó, vào ngày 6/7/2022, Bộ GTVT có văn bản chấp thuận việc lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đồng thời, Dự án này cũng được phê duyệt quy hoạch vào Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050 tại Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1769 ngày 19/10/2022.

Theo quy hoạch, việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt nhằm mục đích phục vụ du lịch.

Đà Nẵng rà soát pháp lý đất đai của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng

Theo UBND TP.Đà Nẵng, địa phương đang tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn thành Đề án di dời Khu công nghiệp Đà Nẵng.

Hiện UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát và đề xuất các vấn đề liên quan đến pháp lý đất đai của các doanh nghiệp trong KCN Đà Nẵng.

Theo quy hoạch chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn.
Theo quy hoạch sẽ chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn.

Đồng thời giao Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp tổng hợp nội dung để Thành phố báo cáo Ban cán sự đảng UBND Thành phố và Thường trực Thành uỷ xin ý kiến chỉ đạo.

Theo Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì sẽ chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành Khu phố tài chínhquốc tế An Đồn, hình thành đô thị hiện đại, trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố.

Khu công nghiệp Đà Nẵng có quy mô 50,1 ha, hiện có 42 doanh nghiệp đang hoạt động, do Công ty TNHH Massda Land làm chủ đầu tư.

Được biết, ngày 7/4/2017, Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đưa Khu công nghiệp Đà Nẵng ra khỏi quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp của cả nước.

Đồng thời, chỉ đạo UBND TP. Đà Nẵng thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu công nghiệp sang đất đô thị theo đúng pháp luật hiện hành về đô thị, đất đai; lập Đề án di dời các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Đà Nẵng và trình duyệt theo quy định.

Đến tháng 8/2019, UBND TP Đà Nẵng đã giao Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp tiếp tục xây dựng Đề án di dời các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng.

Thống nhất chọn phương án ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị hoặc không có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì được ưu tiên chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.

Theo kết quả khảo sát của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp tại Công văn số 2777, ngày 6/12/2019, có đến 18/42 doanh nghiệp, với tổng diện tích 23,73 ha (chiếm 55,71% diện tích đất công nghiệp) chọn ở lại Khu công nghiệp Đà Nẵng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, có 13 doanh nghiệp, tổng diện tích 9,58 ha (chiếm 22,49%) thống nhất chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của thành phố; 11 doanh nghiệp có nhiều nguyện vọng hoặc không có ý kiến phản hồi.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã thu hồi 93,92% diện tích đất 

Theo báo cáo, Dự án xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài 112,8km, qua địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh. Dự án được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Đến nay, TP. Hà Nội và 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.306,06/1.390,63 ha, đạt 93,92% tổng diện tích cần thu hồi; di chuyển 11.540/15.556 ngôi mộ đạt 74,18%.

Các đại biểu kiểm tra thực địa tình hình thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Phạm Đăng

Theo đó, TP.  Hà Nội đã thu hồi 764,0/791,35 ha (đạt 96,54%) và di chuyển 8.718/10.082 ngôi mộ (đạt 86,42%). Đã khởi công và tổ chức xây dựng 12/13 khu tái định cư, trong đó huyện Thường Tín đã tổ chức bốc thăm cho 137 hộ dân đủ điều kiện bố trí tái định cư.

Tại tỉnh Hưng Yên, đã thu hồi đất 195,6/230,2 ha (đạt 85%) và di chuyển 2.587/3.743 ngôi mộ (đạt 69%). Đã tổ chức thi công xây dựng 5/11 khu tái định cư và 2/7 khu cải tạo mở rộng nghĩa trang, các khu tái định cư và khu cải tạo mở rộng nghĩa trang còn lại, hiện đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công.

Còn tại tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi đất 346,46/369,08 ha (đạt 93,87%) và di chuyển 1.071/1.731 ngôi mộ (đạt 61,87%). Đã tổ chức thi công xây dựng 2/12 khu tái định cư, các khu còn lại dự kiến triển khai xây dựng trong quý II/2024.

Đối với nhóm dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành, Dự án thành phần 2.1 hiện đang được triển khai trên toàn tuyến với 32 mũi thi công (bao gồm 23 mũi thi công đường và 9 mũi thi công cầu). Tổng giá trị hợp đồng của 4 gói thầu thuộc Dự án thành phần 2.1 khoảng 4.691 tỷ đồng; sản lượng thi công đến nay ước đạt khoảng 422 tỷ đồng.

Đối với Dự án thành phần 2.2 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, hiện nay đã tổ chức 4 mũi thi công đường. Tổng giá trị hợp đồng của gói thầu thuộc Dự án thành phần 2.2 khoảng 1.253 tỷ đồng, sản lượng thi công đến nay đạt 13 tỷ đồng.

Còn dự án thành phần 2.3 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tuyến đường song hành chia thành 3 phân đoạn tương ứng với 3 gói thầu xây lắp, trong đó 3/3 phân đoạn đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

Về tình hình giải ngân, thanh toán, đối với Thành phố Hà Nội, kế hoạch vốn đã bố trí đến nay là hơn 11.000 tỷ đồng; đã giải ngân đến nay là hơn 7.600 tỷ đồng. Đối với tỉnh Hưng Yên, kế hoạch vốn năm 2023 đã bố trí là hơn 2.200 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Đối với tỉnh Bắc Ninh, kế hoạch vốn năm 2023 đã bố trí là hơn 2.100 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 1.400 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên cho biết, hiện nay, tỉnh Hưng Yên đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo. Đề nghị Ban Chỉ đạo trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành có phương án xử lý trong thời gian sớm. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo sớm có ý kiến phản hồi cho phép các địa phương trong việc linh hoạt sử dụng nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, qua kiểm tra ở hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và kết quả kiểm tra trên địa bàn Hà Nội vừa qua, nhìn chung tình hình tiến độ triển khai thực hiện Dự án đường Vành đai 4 đến thời điểm này rất khả quan. Quá trình triển khai rất bài bản, phối hợp chặt chẽ giữa 3 địa phương, có sự vào cuộc nhiệt tình, trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ đồng thuận của người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết. Trong đó, công tác thẩm định, phê duyệt hạng mục di chuyển công trình ngầm nổi, đặc biệt là công tác di chuyển tuyến đường dây điện cao thế từ 110KV đến 500KV còn chưa đáp ứng tiến độ đề ra; tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Dự án thành phần 3 còn chậm. Do đó, các địa phương cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng tình, ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng cần quan tâm, xem xét, sớm có văn bản thẩm định đối với hồ sơ thiết kế thi công hạng mục di dời hệ thống điện 110kV, 220kV và 500kV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hướng dẫn phương pháp xác định giá vật liệu tại mỏ khai thác theo cơ chế đặc thù làm cơ sở để các địa phương công bố giá vật liệu phục vụ công tác thanh, quyết toán cho nhà thầu. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai áp dụng hình thức chỉ định thầu theo đúng nội dung của Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội. Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những vướng mắc trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án…

Trước đó, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo đã đến kiểm tra thực địa tình hình thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Năm 2024, TP.HCM sẽ có 38 công trình giao thông về đích 

Theo báo cáo của Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TP.HCM, năm 2024 là năm cuối triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây cũng là năm bản lề triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM nên sẽ có nhiều Dự án được khởi công và khánh thành.

Thi công đường nối từ đường Cộng Hòa đến đường Trần Quốc Hoàn, Quận Tân Bình - Ảnh: Tuấn Kiệt

Đối với dự án khởi công mới có 16 dự án, trong đó có một số dự án trọng điểm như:mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, các gói thầu còn lại của nút giao thông An Phú và nút giao thông Mỹ Thủy, nút giao Ngã Tư Đình (giao Quốc lộ 1 với đường Nguyễn Văn Quá), Quận 12, các công trình kè chống sạt lở bờ sông...

Trong khi, số lượng dự án hoàn thành trong năm 2024 là 38 dự án (cao gấp 2 lần so với số lượng dự án hoàn thành năm 2023). Rất nhiều dự án quan trọng giao thông được đưa vào khai thác gồm: đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa; hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; một số gói thầu của nút giao thông An Phú, nút giao thông Mỹ Thủy; mở rộng Quốc lộ 50; cầu Phước Long nối Quận 7 với huyện Nhà Bè,...

Và dự án đặc biệt quan trọng với TP.HCM là tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ khai thác vào tháng 7/2024.

Để kịp hoàn thành theo đúng tiến độ, các dự án nút giao thông An Phú; mở rộng Quốc lộ 50; đường nối đường Trần Quốc Hoàn-Cộng Hoà; hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thi công xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trong năm 2023, TP.HCM hoàn thành đưa vào sử dụng 19 dự án như: đường song hành từ đường Mai Chí Thọ, mở rộng đường Lê Văn Chí (TP.Thủ Đức), cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè), cầu Vàm Sát 2 (huyện Cần Giờ), cầu Long Đại (TP.Thủ Đức),..

Cũng trong năm 2023, ngành giao thông đã khởi công 12 công trình trọng điểm gồm Quốc lộ 50, hầm chui nút giao đường Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý…

Đặc biệt là dự án đường Vành đai 3, TP.HCM được khởi công với thời gian kỷ lục chỉ sau 1 năm kể từ ngày Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, nhanh hơn từ 1 đến 1,5 năm so với cách triển khai trước đây. Đây là Dự án có ý nghĩa rất quan trọng, có sức lan tỏa, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ nói chung.

KCN Thành Thành Công xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 15.000 m3

Ngày 02/01/2024, Công ty CP KCN Thành Thành Công (TTC IZ, thành viên Tập đoàn TTC) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng xây dựng dự án nhà máy xử lý nước thải có công suất 15.000 m3/ngày đêm, góp phần phát triển bền vững kinh tế và môi trường.

Hợp đồng được ký kết theo hình thức EPC (Thiết kế - Cung cấp vật tư thiết bị - Xây dựng lắp đặt), trong đó TTC IZ là chủ đầu tư, Công ty TNHH Koastal Eco Industries (trực thuộc Tập đoàn Koastal) là đơn vị thi công và Công ty TNHH DV TM Tư vấn Xây dựng Trịnh Gia là đơn vị tư vấn giám sát.

Theo nội dung hợp tác, Koastal Eco sẽ là đơn vị thi công nhà máy xử lý nước thải tập trung, có quy mô lớn, công suất 15.000 m3/ngày đêm do TTC IZ làm chủ đầu tư.

Nhà máy có quy mô lớn công suất lên đến 15.000 m3/ngày đêm, có tổng mức đầu tư gần 4,3 triệu đô la Mỹ, tương đương 104,3 tỷ đồng. Khi đưa vào vận hành sẽ xử lý triệt để toàn bộ nước thải phát sinh cho tất cả các nhà máy xí nghiệp xây dựng trong Khu công nghiệp (KCN) Thành Thành Công tại phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Thời gian khởi công dự kiến vào quý I/2024.

Tiến độ triển khai thực hiện đã được TTC IZ nghiên cứu đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý nhằm đảm bảo đầu tư tập trung có hiệu quả, cam kết tiến độ thi công và đưa vào vận hành đúng thời gian quy định. Khi hoàn thành, nhà máy có ý nghĩa thiết thực trong việc đảm bảo nguồn nước xả ra không bị ô nhiễm cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động tưới tiêu và việc cung cấp nước sạch trong khu vực không bị ảnh hưởng.

Theo ông Nguyễn Thành Chương - Tổng Giám đốc TTC IZ, là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại thị trường phía Nam, với tầm nhìn dài hạn, TTC IZ ý thức được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và giá trị cho cộng đồng.

“Nhà máy xử lý nước thải là một trong những Dự án trọng điểm của TTC IZ tại tỉnh Tây Ninh vào năm 2024, hứa hẹn mang đến lợi ích kép cho cả doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời tạo dựng một diện mạo mới cho KCN, góp phần tăng sự tin tưởng cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng các nhà máy và sản xuất tại đây”, ông Nguyễn Thành Chương khẳng định.

Với công nghệ xử lý hàng đầu thế giới, chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định và đáp ứng các tiêu chuẩn của hệ xử lý nước thải và hệ tái sử dụng nước thải. Mặt khác, công trình vừa tối ưu chi phí vận hành, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ cao đối với mỹ quan, giúp cho môi trường sinh thái tại KCN Thành Thành Công trong sạch và an toàn.

Nhà máy xử lý nước thải với quy mô lớn bên cạnh giải quyết được bài toán xử lý lượng nước thải của các nhà máy sản xuất trong KCN còn mang lại những lợi ích khác. Khi đưa vào vận hành, ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương thì lượng bùn sau công đoạn xử lý có thể đem ép bùn để làm phân Compost (loại phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng).

Việc toàn bộ lượng nước thải của KCN Thành Thành Công được thu gom và xử lý sẽ tránh cho khu vực những tổn hại về mặt sinh thái cũng như môi trường, phòng ngừa được rủi ro về sức khỏe cho cán bộ công nhân viên đang làm việc tại đây. Ngoài ra nguồn nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn, còn góp phần bổ sung cho các lưu vực nước xung quanh khu vực một khối lượng nước rất lớn, đặc biệt vào mùa khô hạn và thiếu nước hoặc được sử dụng cho việc tưới tiêu đất nông nghiệp trong vùng.

Được biết, KCN Thành Thành Công trực thuộc TTC IZ là điểm đến đầu tư lý tưởng của hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước, giải quyết được việc làm cho hơn 30.000 lao động của tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận. Dự kiến trong thời gian tới, KCN Thành Thành Công sẽ mở rộng thêm 500 ha, nâng tổng quy mô hơn 1.520 ha. Với mục tiêu đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng KCN hệ sinh thái mới, KCN Thành Thành Công đang đẩy nhanh tiến trình kiến tạo KCN sinh thái thông minh.

TTC IZ là hạt nhân của Tổng Công ty Bất động sản Công nghiệp Thành Thành Công (TTC IR), lĩnh vực kinh doanh chính là thực hiện đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN và các dịch vụ đi kèm cung cấp cho khách hàng trong KCN; cho thuê kho - xưởng; kinh doanh cảng thủy nội địa, cung cấp dịch vụ logistics.

Xem thêm tại baodautu.vn