Khối ngoại bán ròng 3.100 tỷ trong một phiên
Thị trường có phiên đáo hạn phái sinh khá bình yên, dù có lúc VN-Index bị ép xuống dưới tham chiếu nhưng đóng cửa vẫn tăng 6,18 điểm lên mức 1242,36 điểm. Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp và nhìn suốt từ nhịp giảm bắt đầu từ 15 phiên trước thì đây là lần đầu tiên có hai phiên xanh liên tục. Động lực quan trọng giúp nâng đỡ VN-Index là phiên đáo hạn, với lực cầu dâng cao ở đợt ATC.
Cho đến cuối đợt khớp lệnh liên tục VN-Index vẫn còn giảm khoảng 0,1 điểm nhưng đóng cửa được kéo bật tăng 6,18 điểm. VN30-Index phút cuối đã giảm hơn 2 điểm, bất ngờ ATC lại thành tăng 5,61 điểm. Nhóm blue-chips hôm nay khá may mắn khi sức ép bán ra từ khối ngoại chủ yếu thực hiện qua thỏa thuận.
Rổ VN30 bị bán tới 2.8151,1 tỷ đồng ròng trong tổng giá trị ròng -3105,7 tỷ đồng ở sàn HoSE. VIC xuất hiện giao dịch đột biến -2.040 tỷ đồng nhưng là qua thỏa thuận, giá trên sàn vẫn tăng 1,09%. FPT bị bán ròng 187,2 tỷ, giá vẫn tăng 0,69%. STB -126,8 tỷ, giá tăng 1%. SSI -118,4 tỷ, giá tăng 1,04%. CTG -109,4 tỷ, giá tăng 0,14%. Các giao dịch thỏa thuận không tác động đến cung cầu bình thường trên sàn niêm yết và thường là các đối tác tự tìm đến nhau thực hiện lô gia dịch lớn.
Nhìn chung thị trường ngoại trừ các giao dịch bán mạnh của khối ngoại, cung cầu thực tế khá tích cực. Độ rộng cuối ngày tốt với 222 mã tăng/150 mã giảm. Nhóm cổ phiếu tầm trung vẫn đang rất mạnh. SSI, VND, VCI, HCM, VIX phiên này khớp lệnh rất cao và giá tăng trên 1%. Ngoài ra CTR, BAF, CTD, DXG, GMD, CMG, NLG tăng tăng tốt.
Thực ra ngay cả khi VN-Index bị ép thủng tham chiếu gần cuối phiên thì số cổ phiếu tăng giá vẫn nhiều hơn số giảm. Đây thuần túy là hành động ép trụ. Như vậy thị trường vẫn đang có dòng tiền riêng biệt tìm kiếm cơ hội mà không quan tâm nhiều đến diễn biến của VN-Index. Thị trường chỉ có 6 phiên giao dịch nữa là nghỉ tới 2 tuần tết, do đó đây là cơ hội để dòng tiền đầu cơ hoạt động.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3109.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1048.9 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Truyền thông. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, KBC, VTP, DBC, VGC, VIC, GEX, VSC, YEG, CTI.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, STB, SSI, CTG, HPG, VCB, DGC, VCI, HSG.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3625.0 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1486.6 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 12/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, SSI, STB, CTG, HPG, MWG, VPB, HDB, ACB, VCB.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 6/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: KBC, MBB, VSC, VTP, CTD, NLG, PC1, PLX, VND.
Tự doanh bán ròng 515.3 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 531.2 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng cá nhân & Gia dụng, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MBB, E1VFVN30, PC1, VCI, HCM, REE, PNJ, GEE, DXS, HDG. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FPT, HPG, VHM, TCB, HDB, ACB, MWG, VPB, STB, VCB.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 3.5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 93.6 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Công nghệ Thông tin Top bán ròng có MWG, FPT, DBC, VPB, VRE, KDH, ACB, GEE, CTG, FCN. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VCB, FUEVFVND, STB, CTD, HPG, VSC, NLG, PLX, HDB, VND.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 3.922,9 tỷ đồng, tăng +79,3% so với phiên liền trước và đóng góp 27,3% tổng giá trị giao dịch.
Nổi bật là giao dịch thỏa thuận ở cổ phiếu VIC, nước ngoài bán cho cá nhân trong nước với hơn 50,8 triệu cổ phiếu tương đương hơn 2.058 tỷ đồng
Trước đó vào cuối tuần trước, SK Investment Vina II đã đăng ký bán hơn 50,8 triệu cổ phiếu này.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Ngân hàng, Chứng khoán, Hóa chất, Nuôi trồng nông & hải sản, Phần mềm, Chuyển phát nhanh trong khi GIẢM ở Bất động sản, Xây dựng, Thép, Thực phẩm, Bán lẻ, Dầu khí, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Vận tải thủy.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Xem thêm tại vneconomy.vn