Khối ngoại bán ròng hơn 60.000 tỷ đồng

Phiên đầu tuần, thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu khi chỉ đạt hơn 16.300 tỷ đồng cho thấy nhà đầu tư giao dịch với tâm lý vẫn còn thận trọng. Đặc biệt, thị trường có sự phân hóa rõ rệt trong đó tập trung một số có câu chuyện riêng. Dược phẩm và dầu khí là những nhóm ngày tỏa sáng trong phiên khi hầu hết các mã đều tăng mạnh.

Theo đó, IMP, DHT tăng trần, DVN tăng 8,3%, DP3 tăng 8,9&, PBC tăng 6,4%, VDP tăng 6,6%. Còn BSR tăng 2,5%, OIL tăng 5,6%, PLX tăng 3,7%, PSH tăng 5,2%, PVO tăng 4,2%...

Động lực chính của thị trường GVR, BCM, PLX, VJC... Trong khi đó VHM, HVN, VPB, VIC, FPT... nhuốm sắc đó kéo chỉ số VN-Index.

Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 1.500 tỷ đồng, trong đó tập trung vào HDB, STB, VPB, SAB...

Việc khối ngoại liên tục bán ròng đang trở thành câu chuyện gây chú ý của thị trường. Trong báo cáo gần đây, SSI Research cho biết, tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã rút ròng tổng cộng 15.700 tỷ, tương đương giảm khoảng 21% tổng tài sản vào cuối năm 2023, đưa tổng tài sản các quỹ ETF về 66.000 tỷ đồng. Đồng thời, SSI cho biết, dòng vốn rút ra ở các quỹ chủ động chuyên đầu tư vào Việt Nam.

Tính từ đầu năm đến phiên 12/7, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 58.882 tỷ đồng. Đặc biệt phiên giao dịch ngày 8/7, khối ngoại bán ròng lên đến 1.921 tỷ đồng trên sàn HoSE, đã vượt qua kỷ lục 1.185 tỷ đồng của phiên ngày 27/3/2024. Nếu tính phiên hôm nay, giá trị bán ròng của khối ngoại vượt 60.380 tỷ đồng.

Dẫn đầu là HDB bị khối ngoại bán ròng 491,5 tỷ đồng, kế tiếp là STB (-289,2 tỷ đồng), SAB (-189,2 tỷ đồng), MWG (-157,8 tỷ đồng), FPT (-127,6 tỷ đồng),…

Khối ngoại bán ròng hơn 60.000 tỷ đồng ảnh 1

Nhóm cổ phiếu tác động đến thị trường trong phiên giao dịch ngày 15/7.

Theo SSI Research, sự chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá cao... đã tác động đáng kể tới hành động của nhà đầu tư ngoại trong thời gian qua. Không chỉ Việt Nam, mà các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt.

Đặc biệt, xu hướng bán ròng cũng cho thấy sự thận trọng nhất định của nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Việt Nam. Câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán hấp dẫn dòng vốn ngoại vẫn chỉ dừng lại ở kỳ vọng.

Theo các chuyên gia, động thái bán ròng liên tục của khối ngoại ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2019, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 20% toàn thị trường, nhưng hiện chỉ còn chưa tới 10% nên tác động không quá mạnh. Nhà đầu tư cá nhân hiện chiếm tỷ rọng lớn trên thị trường nên áp lực bán ròng của khối ngoại đều được nhà đầu tư trong nước "cân hết".

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/7, VN-Index giảm nhẹ 0,93 điểm, về còn 1.279,8 điểm, HNX-Index giảm 0,18 điểm, về 2,44,8 điểm, Upcom giảm 0,28 điểm, về còn 97,86 điểm.

Xem thêm tại tienphong.vn