Khối ngoại quay xe bán ròng sau 6 phiên mua liên tiếp, xả toàn bất động sản
Không có động lực nào thúc đẩy giao dịch cho thị trường trong phiên giao dịch hôm nay. Cả bên cầm tiền lẫn cầm cổ đều không có lý do để hành động quyết liệt hơn. Khi người cầm cổ không bán, cầm tiền không muốn mua, thanh khoản lại rơi về mức thấp.
Tính riêng các giao dịch khớp lệnh, sàn HoSE chỉ đạt khoảng 9.520 tỷ. Trong 6 phiên gần đây thì đã có tới 4 phiên thanh khoản sàn này xuống dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Giá cổ phiếu đa phần giằng co, nhất là các trụ khiến Vn-Index lương lự quanh 1.251 điểm, có lúc đỏ nhẹ nhưng cuối phiên vẫn tăng không đáng kể 0,75 điểm.
Dù vậy độ rộng vẫn nghiêng về phía đỏ với 221 mã giảm điểm trên 147 mã tăng. Ngân hàng là trụ chính kéo chỉ số đi lên hôm nay với một số cổ mạnh như VCB, LBP, riêng hai mã này đóng góp gần 2 điểm cho chỉ số. Ngoài ra còn có CTG, BVH và PNJ cũng là nhóm dịch vụ tài chính còng lưng kéo điểm cho chỉ số qua khỏi mốc tham chiếu.
Nhóm viễn thông hôm nay cũng được đánh giá cao với mức tăng chung của chỉ số nhóm này là 2,3%. Nguyên vật liệu tương tự tăng 0,44%. Ở chiều ngược lại, bất động sản và chứng khoán lại điều chỉnh nhẹ trong đó nhóm nhà đất như VHM, KDH, DXG, PDR, NLG giảm trung bình hơn 1% còn nhóm bất động sản khu công nghiệp vẫn đảo chiều xanh mướt.
Ngoài ra nhóm thực phẩm đồ uống, năng lượng và công nghệ thông tin cũng chịu sức ép giảm điểm. Top các cổ phiếu dìm chỉ số hôm nay gồm có FPT, BID, GAS, MSN, VIC.
Thanh khoản ba sàn khớp lệnh chỉ 13.400 tỷ đồng trong đó khối ngoại bán ròng mạnh sau 6 phiên liên tiếp mua với giá trị ròng hơn 424.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 310.2 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Ngân hàng, Hàng cá nhân & Gia dụng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: CTG, TCB, VPB, LPB, PNJ, TLG, VND, MWG, FUEVFVND, HVN.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, VRE, KDH, STB, HPG, NLG, VIC, MSN, KDC.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 442.4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 339.9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VRE, STB, VHM, SSI, KDH, HPG, MSN, VIC, NLG, VCB.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hàng cá nhân & Gia dụng, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: LPB, CTG, VCI, FPT, TLG, VGC, VND, REE, BWE.
Tự doanh mua ròng 69.9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 147.0 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Công nghệ Thông tin, Hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, DCM, HAH, SBT, FRT, DBC, HCM, GVR, HT1, SIP. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VHM, HPG, VPB, TCB, MBB, VNM, MSN, ACB, PNJ, TPB.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 208.1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 117.3 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hóa chất Top bán ròng có TCB, SSI, DCM, MWG, PNJ, CTG, SIP, FRT, VHM, FUEVFVND. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Công nghệ Thông tin. Top mua ròng có FPT, HPG, VCI, VCB, VGC, KDH, ACB, REE, MBB, BWE.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.911,5 tỷ đồng, tăng +42,7% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 21,7% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu VPB, với 12,5 triệu đơn vị tương đương 247,5 tỷ đồng được Tổ chức trong nước bán thỏa thuận cho Tự doanh trong nước. Ngoài ra xuất hiện giao dịch thỏa thuận sang tay giữa các Tổ chức nước ngoài ở nhiều cổ phiếu như ACB, MBB, FPT, PNJ, TNH,...
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (EIB, MSB, LPB, HDB), nhóm vốn hóa lớn (FPT, VHM, HPG) và KDH.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Ngân hàng, Xây dựng, Thép, Dầu khí, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng trong khi giảm ở Chứng khoán, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Bán lẻ, Phần mềm, Dệt may.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.
Xem thêm tại vneconomy.vn