Kirin Capital: Việt Nam là tam giác vàng khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam Á

Nhìn lại hành trình những năm vừa qua, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đang ngày một phát triển mạnh mẽ với hàng nghìn doanh nghiệp thành công trên con đường khởi nghiệp. Theo cùng sự phát triển và mở rộng của thị trường, sự hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại những dự án khởi nghiệp trong nước đang ngày một gia tăng, giúp cho thị trường ngày càng giàu tiềm năng.

Theo báo cáo mới nhất của Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII) năm 2023 vừa qua, Việt Nam là một trong những nước thuộc Top 3 có môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi, tích cực so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á, thể hiện qua tỷ lệ vốn đầu tư vào thị trường cũng như số lượng các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam.

Cụ thể, hiện tại Việt Nam đang đứng xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế theo GII, và đồng thời là một trong số những quốc gia thăng hạng nhanh nhất trong 10 năm vừa qua. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng ghi nhận là nước có hệ sinh thái khởi nghiệp đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, góp mặt trong số ít ỏi những nước có sự phát triển vượt ngoài sự kỳ vọng của giới đầu tư.

Việt Nam là quốc gia thăng hạng nhanh nhất trong 10 năm qua.

Việt Nam là quốc gia thăng hạng nhanh nhất trong 10 năm qua.

Ông Delano Musafer, Giám đốc thị trường vốn APAC thuộc Sở giao dịch chứng khoán New York cho biết: “Việt Nam đã và đang nổi lên nhanh chóng không chỉ ở châu Á mà còn trên thị trường toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư đang chú ý đến các công ty chất lượng có chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, thành tích tăng trưởng cao. Đó là tín hiệu tích cực với Việt Nam khi đã có một chiến lược rõ ràng về thị trường trong và ngoài nước”.

Tuy nhiên, Kirin Capital cho rằng nhìn lại năm 2023 cũng là một năm hết sức khó khăn đối với nền kinh tế nói chung cũng như các dự án khởi nghiệp nói riêng. Theo đó, tình hình đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước năm qua sụt giảm rõ rệt cả về giá trị đầu tư cũng như số thương vụ được rót vốn.

Tình hình đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Tình hình đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm bước ngoặt để có thể tạo dấu ấn trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên khi nói về hệ sinh thái khởi nghiệp, các chuyên gia thường nhắc đến số lượng kỳ lân xuất hiện tại quốc gia đó như một tiêu chí đo lường. Bởi đây là những minh chứng dễ thấy nhất cho thấy quy mô nền kinh tế cũng như khả năng hấp thụ vốn của thị trường. Việt Nam hiện nay đã ghi nhận có 4 “kỳ lân” công nghệ bao gồm VNG, VNPay, Momo và Sky Mavis, khẳng định vị thế của Việt Nam trong “tam giác vàng” khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam Á bên cạnh Indonesia và Singapore.

Trong đó, VNG Corporation (VNG) được thành lập từ năm 2004 có tên gọi ban đầu là VinaGame. Với sự chèo lái của “thuyền trưởng” Lê Hồng Minh cùng một số người bạn đã đưa VNG trở thành công ty kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam vào năm 2014.

Trong khi đó, Sky Mavies Sky Mavies được thành lập vào đầu năm 2018 bởi nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung. Sau hơn 3 năm thành lập, Sky Mavies đã thành công huy động được 152 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B và đạt mức định giá lên đến 3 tỷ USD. Đây là “kỳ lân” nhanh nhất Việt Nam khi chỉ mất chính xác 3 năm 8 tháng để làm được điều này, trong khi hai kỳ lân trước đó gồm VNG và VNPay phải mất lần lượt tới 10 năm và 13 năm.

Các công ty kỳ lân vươn lên dẫn đầu nhanh chóng và họ làm điều đó bằng cách phá vỡ thị trường bằng những đổi mới, đột phá.

Để có thể tìm được những dự án có tiềm năng trở thành những chú kỳ lân trong tương lai, McKinsey, một công ty tư vấn quản trị toàn cầu, đưa ra 4 tiêu chí cần được cân nhắc gồm: Team (đội ngũ sáng lập), Total addressable market (tổng quy mô thị trường mục tiêu), Timing (thời điểm tham gia thị trường), Technology (công nghệ).

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn