[LIVE] ĐHCĐ Xây dựng Hòa Bình (HBC): Cổ đông lo lắng Chủ tịch Lê Viết Hải có giữ được công ty?

Chiều ngày 25/4, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2024.

Tại cuộc họp lần này, Hòa Bình dự kiến trình cổ đông phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu 10.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 433 tỷ đồng.

Đồng thời, Hòa Bình sẽ phát hành 274 triệu cổ phiếu, trong đó 74 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng cho đối tác để hoán đổi nợ và 200 triệu cổ phiếu giá 12.000 cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, số tiền huy động được dùng trả nợ ngân hàng.

Trước đó, kết thúc năm 2023, Hòa Bình ghi nhận doanh thu 7.537,1 tỷ đồng và lỗ 1.115,3 tỷ đồng. Năm 2022, Hòa Bình cũng lỗ 2.609,8 tỷ đồng. Do vậy, vốn chủ sở hữu chỉ còn 93 tỷ đồng. Nợ phải trả là 15.156,5 tỷ đồng, gấp 163 lần vốn chủ sở hữu.

Phần thảo luận:

Cổ đông hỏi: Cổ phiếu HBC liệu có bị hủy niêm yết?

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT: Cho đến nay HBC vẫn đáp ứng điều kiện niêm yết. Công ty đã tham vấn các công ty chứng khoán và nhiều công ty tư vấn tài chính.

Cổ đông hỏi: Tại sao lại trả phí cho tài khoản thế chấp? Giá cổ phiếu trên sàn đang giao dịch 7.000 - 8.000 đồng nhưng giá phát hành cho cổ đông chiến lược lên đến 10.000 đồng, có khả năng thành công không?

Ông Lê Viết Hải: Các nhà thầu phụ, nhà cung cấp đồng ý mua cp giá 10.000 đồng trong khi trên sàn 7.000 - 8.000 đồng do họ dành tình cảm rất lớn cho HBC, tin tưởng HBC và hiểu văn hóa của doanh nghiệp. Có nhà cung cấp đến gặp ông tôi, yêu cầu bằng mọi cách giúp Hòa Bình vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Không bao giờ chúng tôi có ý định chiếm dụng vốn của nhà thầu phụ. Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên HBC phải kéo dài thanh toán trước khoản nợ lần đầu tư còn lại trước nay đều thanh toán rất tử tế.

Các nhà cung cấp, nhà thầu mong muốn HBC duy trì hoạt động, vì thế họ chấp nhận hoán đổi cổ phiếu với giá cao hơn giá trên sàn. Họ tin khi HBC vượt qua khó khăn, giá cổ phiếu vượt 30.000 đồng.

Book value thực tế cổ phiếu HBC là trên 20.000 đồng, còn cộng thêm giá trị vô hình là trên 26.000 đồng. Đó là còn trong hoàn cảnh cổ phiếu nằm ở diện kiểm soát đặc biệt. Do vậy, những quyết định vừa vì tình cảm cũng vừa vì kỳ vọng lợi ích tương lai.

Cổ đông hỏi: Tăng vốn như vậy thì cổ phiếu bị pha loãng, ban lãnh đạo nghĩ sao? Tỷ lệ ROE dự kiến bao nhiêu?

Ông Lê Văn Nam - Tổng Giám đốc: Việc tăng vốn đương nhiên sẽ xảy ra sự pha loãng song nhìn chung nhà đầu tư được hưởng lợi do, book value của HBC đang khoảng hơn 500 đồng/cp. Nếu phát hành với giá từ 10.000 đồng/cp thì cổ đông cũ sẽ hưởng lợi.

Do năm 2022, 2023 lỗ nên ROE âm.

Cổ đông lo lắng tỷ lệ của ông Hải giảm xuống liệu có giữ được công ty? Ví dụ trường hợp CTD.

Ông Lê Văn Nam: Có những đối tác sẵn sàng mua 200 triệu cổ phiếu và nắm tỷ lệ cao hơn anh Hải thì tôi nghĩ anh Hải cũng đã sẵn sàng. Anh Hải sẵn sàng hy sinh việc cá nhân để làm cho tập đoàn phát triển, để Hòa Bình quay lại và lấy lại vị thế tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam.

15h45: Lãnh đạo doanh nghiệp thông báo về tình hình thực hiện các dự án ở nước ngoài gồm 2 dự án ở Mỹ và các dự án tại Kenya.

hiuu.jpg

15h: Ông Lê Văn Nam - Tổng Giám đốc báo cáo kế hoạch kinh doanh 2024 - 2026.

Năm 2024, doanh thu là 10.800 tỷ đồng trong đó, backlog từ 2023 chuyển sang là 5.400 tỷ đồng, doanh thu ghi nhận các dự án chỉ định thầu trong năm 2024 là 2.600/7.000 tỷ đồng, doanh thu các dự án dự kiến đấu thầu mới 2.800/7.500 tỷ.

Doanh thu năm 2025, tập đoàn dự kiến doanh thu 12.000 tỷ đồng và năm 2026 là 15.900 tỷ.

Trong 10 năm tới, Hòa Bình sẽ tăng quy mô vốn chủ sở hữu lên trên 10.000 tỷ đồng, đẩy mạnh xây dựng trên thị trường nước ngoài và hướng đến Top 50 công ty xây dựng lớn nhất thế giới.

Tổng Giám đốc Hòa Bình đưa ra 8 giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, bán dự án, tăng cường thu hồi công nợ... giúp nâng vốn chủ sở hữu từ 149 tỷ đồng ở hiện tại lên 4.765 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hòa Bình dự kiến phát hành thêm 200 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng cho cổ đông chiến lược. Vốn chủ sở hữu đến năm 2026 dự kiến là 7.165 tỷ đồng.

3771e4dac1346f6a3625.jpg
Hình ảnh tại cuộc họp

14h15: Số lượng cổ đông đến tham dự là 398 cổ đông, đại diện cho 144,3 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết, tỷ lệ 52,65%. Đại hội thỏa mãn điều kiện để tổ chức.

14h30: Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT phát biểu mở đầu đại hội. Ông Hải bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến các nhà thầu phụ đã đồng ý hoán đổi nợ. Tổng giá trị phát hành để hoán đổi công nợ dự kiến đã đạt 790 tỷ đồng.

Tập đoàn vừa trải qua năm 2023 đầy sóng gió, đây là năm khó khăn nhất trong hành trình phát triển 36 năm của Hòa Bình. Khó khăn manh nha từ năm 2017 khi các quy định pháp luật siết chặt ngành xây dựng. Ông Hải còn cho rằng có nhiều nhà thầu lớn cạnh tranh không lạnh mạnh với mục đích lấy được gói thầu.

Trước kết quả kinh doanh yếu kém năm 2023, ông Hải nhận trách nhiệm. Tuy nhiên ông Hải khẳng định luôn xem Hòa Bình là đứa con ruột thịt, vận dụng mọi nguồn lực, cả của cá nhân và gia đình để chèo lái con con thuyền Hòa Bình để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cổ đông.

Trong nguy có cơ, ông Hải đã tìm ra "những người bạn vàng”, giá trị hơn những gì đã mất.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn