[LIVE] Thị trường 8/8: VN-Index tăng 3 điểm, một nhóm ngành 'bị lãng quên' bất ngờ thức giấc

11h30: Khép lại phiên sáng, VN-Index tăng 2,57 điểm lên 1.218,45 điểm dù có lúc chỉ số giảm gần 7 điểm. Tín hiệu tích cực xuất hiện sau khi dòng tiền tìm đến nhóm đầu tư công vốn luôn gặp áp lực bán kể từ đầu tháng 4. Nhiều cổ phiếu đầu ngành tăng trần như: VCG (+6,85%), LCG (+6,82%), HHV (+6,97%)...

z5710574065054_52dd3dfd28b75a5179de634066a2ddd7.jpg
Nhóm xây dựng - đầu tư công "lâu lắm rồi" mới có sóng

Nhóm dệt may tiếp tục được dòng tiền tìm đến, các cổ phiếu đã tích cực trong đầu giờ sáng tăng mạnh hơn, nhiều cổ phiếu trần và gần trần như MSH, TNG, ADS.

Cổ phiếu HAG bất ngờ giảm sàn kèm thanh khoản 30,6 triệu đơn vị, dẫn đầu HoSE.

Khối ngoại bán ròng 817 tỷ đồng, chủ yếu bán VJC (331 tỷ đồng), TCB (100 tỷ đồng), HPG (94 tỷ đồng)... Ngược lại, nhóm này mua vào MSN (37 tỷ đồng), GAS (36 tỷ đồng), VNM (29 tỷ đồng).

9h30: Sau khi giảm về 1.188 điểm vào phiên ngày 5/8, VN-Index đã có 2 phiên phục hồi liên tiếp lên lại gần 1.216 điểm, kèm thanh khoản thấp hơn trung bình 20 phiên. Bước sang phiên giao dịch ngày 8/8, áp lực bán quay trở lại, chỉ số mở gap giảm 4 điểm ngay sau ATO về vùng 1.212 điểm.

Độ rộng thị trường lệch về phía tiêu cực với 193 mã giảm, 56 mã tăng và 65 mã tham chiếu. Cổ phiếu gây chú ý là EIB khi khớp 9,4 triệu đơn vị ngay đầu phiên, chiếm 1/2 thanh khoản HoSE cùng thời điểm. Gần đây, cơ cấu cổ đông có sự biến chuyển, Gelex (GEX) sẽ tham gia với vai trò cổ đông lớn nhất, tỷ lệ sở hữu dự kiến đạt 10%.

Cổ phiếu VHM tiếp tục tăng mạnh bất chấp xu hướng thị trường chung sau thông tin Vinhomes sẽ mua 370 triệu đơn vị do giá hiện tại đang dưới giá trị thực.

[LIVE] Thị trường 8/8: VN-Index giảm 4 điểm, cổ phiếu EIB, VHM gây bất ngờ
Sắc đỏ bao phủ thị trường đầu phiên sáng 8/8

Về diễn biến nhóm ngành, chỉ có 3/19 ngành tăng điểm nhẹ gồm y tế, bảo hiểm, hàng & dịch vụ công nghiệp. Các ngành lớn đều điều chỉnh như ngân hàng (-0,34%), bất động sản (-0,18%), bán lẻ (-0,5%).

Thời điểm 9h30, nhóm dệt may đón dòng tiền, toàn ngành tăng mạnh với các cổ phiếu nổi bật: VGT (+3,65%), MSH (+3,94%), GIL (+2,48%)... Hiện tại, đối thủ cạnh tranh lớn nhất với dệt may Việt Nam là Bangladesh (kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 gần 39 tỷ USD) đang diễn ra khủng hoảng nghiêm trọng, Thủ tướng nước này vừa phải từ chức và đi tị nạn.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn