Lướt ‘sóng M&A’ không còn dễ

Mới nhất, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB) công bố ý định phân bổ hơn 800 tỷ đồng để mua lại CTCP Bia Sài Gòn Bình Tây (Tập đoàn Sabibeco). Giao dịch thành công sẽ nâng cổ phần của Sabeco tại Sabibeco lên 59,6%, tương đương gần 52,2 triệu cổ phiếu, đưa Sabeco trở thành công ty mẹ của Sabibeco.

Lại ‘nóng’ MA

Cũng trong thời gian tới, Sabeco sẽ chi tiền để tăng tỷ lệ sở hữu tại một công ty con là CTCP Bia Sài Gòn Miền Tây (WSB) với việc chi trên 100 tỷ để mua thêm 2 triệu cổ phiếu WSB.

-6458-1730108210.png

Thị trường MA đang "nóng" trở lại.

Đầu tháng 9, Masan Group (MSN) công bố kế hoạch đầu tư 200 triệu USD để mua lại 7,1% cổ phần của WinCommerce từ SK Group. WinCommerce điều hành một chuỗi bán lẻ bao gồm hơn 130 siêu thị WinMart và hơn 3.600 siêu thị mini WinMart+/WIN.

Tính đến cuối tháng 8/2024, KIDO (KDC) đã hoàn tất thỏa thuận, nâng tỷ lệ sở hữu tại Hung Vuong Corporation lên 75,39%.

KIDO cũng góp mặt vào danh sách các thương vụ MA trên thị trường ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (FB), với việc 51% vốn cổ phần tại công ty thành viên Kido Foods bán cho Nutifood.

Một thỏa thuận quan trọng khác, thu hút sự quan tâm rộng rãi là thông báo gần đây về việc Mitsui Co chính thức trở thành cổ đông chiến lược tại Tasco Auto, một công ty con của Tasco. Mặc dù giá trị chính xác vẫn chưa được tiết lộ, nhưng giao dịch này được cho là sẽ mang lại sự thúc đẩy đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin và vận tải.

Trong lĩnh vực logistics, Viconship (VSC) gần đây đã hoàn tất việc mua lại cảng Nam Hải Đình Vũ, với khoản đầu tư gần 399,99 tỷ đồng (16 triệu USD) trong tổng số vốn điều lệ 400 tỷ đồng của CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, tương đương 99,99% cổ phần.

Hay như Chứng khoán VIX (VIX) đã chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn PC1 chi hơn 309 tỷ đồng để mua hơn 10,8 triệu cổ phiếu PC1, nâng tổng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 17,3 triệu, tương đương 5,56% tỷ lệ sở hữu.

Trước đó, vào ngày 1/7/2024, Eximbank (EIB) đã công bố Chứng khoán VIX là cổ đông lớn thứ hai của nhà băng này khi nắm giữ 62,3 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 3,58% vốn điều lệ.

Nửa đầu năm 2024, một loạt giao dịch quan trọng trong lĩnh vực bất động sản đã diễn ra. Trong đó, Nishi-Nippon Railroad (Nhật Bản) mua 25% cổ phần tại Dự án Paragon Đại Phước và Tripod Technology Corporation mua một lô đất công nghiệp rộng 18 ha từ CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC).

Khó kỳ vọng vào “sóng MA”

Đối với các doanh nghiệp trong nước, MA là cách nhanh nhất để tăng cường quy mô và mở rộng thị trường. Đặc biệt, với các doanh nghiệp nhỏ, đây là cơ hội để tăng tốc phát triển, tiếp cận công nghệ mới và nguồn lực tài chính từ các tập đoàn lớn.

Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, MA rất quan trọng đối với các công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt. Mặc dù đã vượt qua đỉnh điểm của thách thức về thanh khoản, áp lực thị trường đang diễn ra sẽ cản trở các doanh nghiệp tận dụng lãi suất thấp. Đáng chú ý, cuối năm là thời điểm các công ty cần tái cấu trúc nợ phải điều hướng rủi ro thanh khoản và xem xét tăng việc thoái vốn và MA để duy trì giá cổ phiếu, giữ chân các cổ đông lớn.

Ngoài ra, MA bất động sản không chỉ là tích lũy tài sản, mà đã trở thành một động thái chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trọng tâm chuyển từ cạnh tranh và đối đầu sang đầu tư và hợp tác, hướng tới tạo ra giá trị chung để phát triển theo hướng tiến bộ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn có thể mua được dự án, với nền tảng sẵn có, sẵn nhân sự, dữ liệu người dùng của doanh nghiệp đối thủ với một mức giá hợp lý hơn trước, để có ưu thế và cạnh tranh hơn.

Có thể thấy, sức hút mạnh mẽ từ các ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ là đang được đánh giá cao. Với dân số trẻ và mức sống ngày càng lớn, nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam đang không ngừng tăng trưởng, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Chính vì vậy, các doanh nghiệp lớn như Kido, Masan, hay Sabeco đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, đẩy mạnh mở rộng thị trường thông qua các chiến lược MA, nhằm chiếm lĩnh thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Trên sàn chứng khoán, hoạt động đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần khởi sắc trở lại còn mang tới kỳ vọng tạo được “sóng MA” trong bối cảnh kênh chứng khoán đang ảm đạm với thanh khoản “èo uột”.

Phải thừa nhận một điều rằng, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhỏ, thậm chí hoạt động yếu kém bỗng chốc tăng đột biến nhờ kỳ vọng doanh nghiệp được "tái sinh" sau MA.

Hiện tượng cổ phiếu, nhất là các cổ phiếu “trà đá” dậy sóng ăn theo “game” mua bán doanh nghiệp không phải là chuyện mới, mà đã diễn ra trên TTCK nhiều năm nay. Nhà đầu tư luôn hưng phấn, săn tìm các doanh nghiệp đang có hoạt động thâu tóm với kỳ vọng doanh nghiệp sau khi được tái cấu trúc sẽ lột xác, cổ phiếu tăng giá.

Tuy nhiên, thời gian qua, “sóng MA” dường như vẫn chỉ là kỳ vọng khi giá cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan dường như vẫn “dậm chân tại chỗ”, chưa thực sự ghi nhận bứt phá.

Chẳng hạn, sau tin Sabeco mua lại Sabibeco, cổ phiếu SAB không "nhúc nhích" khi chốt phiên 28/10 dừng ở mức tham chiếu 55.500 đồng/cp. Từ đầu tháng 10 đến nay, cổ phiếu này vẫn đang trong xu hướng giảm.

Hay như cổ phiếu KDC, từ cuối tháng 8 đến nay ghi nhận mức giảm gần 8% từ 55.400 đồng về 51.000 đồng/cp.

Trong khi đó, từ nửa cuối tháng 6 đến nay, cổ phiếu SZC cũng giảm 10,3% từ 43.150 đồng về 38.700 đồng/cp.

Nhiều ý kiến cho rằng, xu hướng đầu tư của thị trường đã thay đổi. Thứ mà nhà đầu tư quan tâm không chỉ dừng lại ở những tin tức MA, mà quan trọng là doanh nghiệp chi phối và bị chi phối “sức khỏe” đang ra sao, có đủ sức để thực hiện thành công những thương vụ bạc tỷ như những gì họ đang “khoe” hay không.

Thực tế, không ít doanh nghiệp sau khi về tay chủ mới đã thay đổi ngoạn mục và đem lại trái ngọt cho cổ đông, nhà đầu tư. Nhưng cũng nhiều ví dụ cho thấy, kỳ vọng biến doanh nghiệp yếu kém quay trở lại tăng trưởng chỉ là ảo vọng. Bởi khi bắt tay vào tái cấu trúc, quá nhiều vấn đề xảy ra.

Hải Giang

Xem thêm tại vnbusiness.vn